Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời :
Điệp ngữ là những câu, từ được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong một đoạn văn, câu nói, đoạn thơ. Mục đích để gây sự chú ý, nhấn mạnh ý nghĩa một vấn đề nào đó. Khác với từ đồng âm, điệp ngữ có thể lặp lại nguyên 1 câu, 1 đoạn hay vài từ bất kỳ.
Tác dụng của điệp ngữ trong đoạn văn : Giúp người đọc và người nghe cảm nhận sâu về gắn bó của tre với con người ngày xưa cũng như bây giờ. Tre gắn bó với đời sống của con người ra sao, tre gắn bó với con người trong chiến đấu như thế nào. Tre là người bạn từ lúc thuở bé, tre gắn các đôi trai gái với nhau hay điếu cày của các cụ già đến lúc nhắm mắt xuôi tay và nhấn mạnh những đức tính tốt của con người Việt Nam.
Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó đựoc thể hiện qua những hình ảnh: Biển kúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!
Bài thơ được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết:
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Từ lâu, 4 câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam như một niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.
Để có được sự thanh bình ấy, dân tộc ta đã phải trải qua bao đau thương, mất mát, chịu bao gông xiềng của phong kiến, đế quốc. Hình ảnh “mảnh áo nâu nhuộm bùn” như minh chứng cho sự gian lao, tảo tần, cho đức hy sinh của những con người thật thà, chất phác. Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.
Chiến thắng của nhân dân ta cũng chính ở tinh thần tự cường và ý chí gan dạ ấy. Vần thơ Nguyễn Đình Thi độc đáo ở chỗ, bên cạnh những cụm từ nhanh, mạnh còn là những gam màu nóng của “áo nâu”, “máu lửa”, “đất đen”, thể hiện bản lĩnh kiên định của người dân chân chất yêu chuộng hòa bình. Cao cả hơn là tính nhân văn được tác giả gói gọn trong câu thơ “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Những con người không chỉ anh dũng trong chiến đấu mà còn biết vượt qua mất mát chiến tranh, chịu thương, chịu khó cùng nhau xây dựng đất nước hòa bình, hạnh phúc.
Từ bức tranh làng quê tươi đẹp, thanh bình ở hiện tại, tác giả gợi lại hình ảnh quá khứ hào hùng của dân tộc, để rồi sau đó lại hòa âm điệu nhẹ nhàng, thanh thoát vào nhịp sống mới mẻ. Đó là một Việt Nam chan hòa ánh nắng, nơi “hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người “yêu trọn tấm tình thủy chung”. Đất nước còn mang vẻ hữu tình bởi vô vàn cảnh sắc tươi mới: màu đen đôi mắt trở nên “long lanh” đầy cảm xúc, bàn tay rắn rỏi trong đau thương cũng như có “phép tiên”… Tất cả dệt nên một cuộc sống tinh khôi.
Quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra, mà còn là nơi in dấu tuổi thơ, nơi của những “bâng khuâng chuyến đò” mà đêm đêm vọng câu hò Trương Chi. Mảnh đất “chôn rau, cắt rốn” ấy chan chứa bao nghĩa tình, khiến ai đi xa cũng phải nhớ về. Điệp từ “ta đi ta nhớ” càng nhấn mạnh tình yêu son sắt, sự gắn bó bền chặt:
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Từ nỗi nhớ nước non đến nỗi nhớ những điều dung dị, mộc mạc:
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bát cơm rau muống quả cà giòn tan
“Ta” lớn lên nhờ đồng ruộng và khoai ngô, nhờ bữa cơm đạm bạc của rau muống, quả cà dầm tương. Thức quà của làng quê giản dị mà nuôi nấng biết bao thế hệ nên người. Dù mai này cất bước đến đâu, bữa cơm ấy vẫn luôn hiện hữu như sợi dây gắn kết để gợi nhớ quê hương. Yêu đất nước cũng chính là yêu từ bao điều bình dị như thế.
Đất nước ngày một khang trang, đời sống nhân dân cũng đổi thay rõ rệt. Vậy nhưng, hình ảnh hào hùng trong quá khứ và niềm vui của con người những năm đầu hòa bình sẽ mãi trường tồn với thời gian. Để mỗi chúng ta có thể tự hào rằng, Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…
Nhắc đến Nguyễn Duy ta thường nhớ đến bài thơ Ánh Trăng thế nhưng ngoài bài thơ ấy Nguyễn Duy còn mang đến cho chúng ta một bài thơ hay không kém và đặc biệt nó còn có ý nghĩa nói đến nhân dân ta. Đó chính là bài thơ Tre Việt Nam. Nói về hình ảnh làng quê của đất nước ta không thể thiếu được hình bóng của những cây tre cao vút, mọc thành khóm thành cụm bên nhau. Bài thơ là những nét về cây tre ấy nhưng đồng thời nó thể hiện cho phẩm chất vẻ đẹp của con người Việt Nam ta.
Nhà thơ bắt đầu bằng hai từ tre xanh. Và tiếp đến là câu hỏi cây tre xanh ấy có từ bao giờ:
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa. . . đã có bờ tre xanh”
Hai tiếng tre xanh gợi lên cho những con người Việt Nam chúng ta một cảm xúc vô cùng bâng khuâng chạnh lòng mà nhớ đến những huyền thoại bên cạnh những cây tre ấy. Nhà thơ hỏi tre có tự bao giờ và trả lời bằng câu có từ ngày xưa rất xưa rồi. Cách mở đầu đi thẳng vào hình ảnh tre xanh đã làm hấp dẫn người đọc bởi vì tre xanh đối với nước ta mà nói quả thật là thứ cây đại diện cho những chiến thắng những đấu tranh bền bỉ lâu dài.
Nguyễn Khoa Điềm cũng nói “ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”. Hay tre xanh còn đi vào những huyền thoại như Thánh Giong, cây tre trăm đốt…Tóm lại cây tre xuất hiện lúc khi con người nhận ra những vẻ đẹp của nó.
Đến những câu thơ tiếp theo Nguyễn Duy vẽ lên những vẻ đẹp của tre xanh và qua những vẻ đẹp ấy ta thấy được những phẩm chất của con người Việt Nam ta:
Thứ nhất là vẻ đẹp của màu sắc, hình dáng của những cây tre xanh nước ta:
“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”
Cây tre Việt Nam hiện lên với thân hình gầy guộc mong manh. Tre thanh cao, nhẹ nhàng trước gió. Những tính từ ấy khiến cho ta liên tưởng đến những khóm tre xanh lá nhỏ thân cao thẳng tắp gầy guộc nhưng lại thẳng đứng như thế đấy. Thế nhưng tre vẫn thành lũy thành bờ dù cho đất đai khô cằn, dù cho đá vôi có bạc màu đất thì tre vẫn xanh tốt như thế. Ở đâyta thấy được phẩm chất của con người Việt Nam chúng ta, trong xã hội con người nếu như nói về thân phận thấp cổ bé họng thì chúng ta ví như củ sắn, củ khoai nhưng nói đến sự thanh cao ngoài trúc, mai ra thì chúng ta còn nhắc đến cây tre. Dáng hình gầy guộc thẳng tắp mong manh kia như thể hiện được sự phẩm chất của con người. Đó là con người Việt Nam ta nhỏ bé nhưng lương tâm thì ngay thẳng như cây tre và dù sống ở đâu thì chúng ta vẫn cứ sống tốt dẫu cho đất đá có khô cằn thì cây tre kia vẫn xanh, con người Việt Nam vẫn sống chan hòa với nhau.
a, Các từ đơn có trong đoạn thơ trên : ta , ơi, đâu, trời, đẹp, hơn, cánh, cò, bay, lả, che, đỉnh.
Các từ ghép có trong đoạn thơ trên : Việt Nam, đất nước, biển lúa, Trường Sơn
Các từ láy có trong đoạn thơ trên : mênh mông, dập dờn.
b, Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được về đất nước Việt Nam. Một đất nước tươi đẹp, thanh bình, mênh mông bởi những đồng lúa chín vàng ươm. Nói lên sự thênh thang rộng lớn của đất nước Việt Nam và vẻ đẹp thăng hoa luôn có những cánh cò trắng như những tấm lụa đẹp tự nhiên. Đoạn thơ muốn ca ngợi vẻ đẹp của đất nước Việt Nam và sự mênh mông, rộng lớn và thơ mộng
sử dụng điệp ngữ là từ nhớ .Những điệp ngữ có tác dụng gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọ, tác giả tô hoài đã nhấn mạnh là không chỉ tác giả luôn nhớ tới bác mà tất cả người việt nam vân luôn nhớ về bác người đã có công lao to lớn tronh việc cứu nước .
Mình biết câu b thôi:
Trong “Bài ca Hắc Hải”, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều...”
Việt Nam nơi tôi sinh ra và lớn lên, vẻ đẹp hùng vĩ của núi đồi Việt Bắc. Những cánh đồng lúc chín mà hạ những con sông uốn lượn thành dòng. Đúng vậy! Việt Nam một đất nước tươi đẹp, những ngọn đồi , núi uy nghi hùng vĩ. Nơi có những anh hùng kiên cường bất khuất. Vẻ đẹp những đóa sen trong đầm vẻ đẹp của những cây tre Việt Nam.
" Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi, ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời,nghe sóng vỗ dãt dào biển cả,vút phi lao gió thổi trên bờ"
Đó là câu hát quen thuộc của người dân Việt Nam. Hằng ngày khi bạn thức dậy đầu tiên là những cánh đồng lúa bạt ngàn cánh cò bay dập dờn hay những ngọn núi hùng vĩ cảnh đẹp non sông đất nước. Đó là những gì Việt Nam chúng ta luôn gây được nhiều ấn tượng cho những khách du lịch nước ngoài. Việt Nam tôi đẹp từng tích cách của con người đến thiên nhiên. Tôi tự hào vì là con người Việt Nam.
xin lỗi đây không phải là câu trả lời
nhưng câu trên hơi bị lạc đề đó nha
cái này có pải viết văn ko bn ?
Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó đựoc thể hiện qua những hình ảnh: Biển kúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!
mik vít ngắn nên ko pải bài văn nhé !
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Từ lâu, 4 câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam như một niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.
Để có được sự thanh bình ấy, dân tộc ta đã phải trải qua bao đau thương, mất mát, chịu bao gông xiềng của phong kiến, đế quốc. Hình ảnh “mảnh áo nâu nhuộm bùn” như minh chứng cho sự gian lao, tảo tần, cho đức hy sinh của những con người thật thà, chất phác. Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.
Chiến thắng của nhân dân ta cũng chính ở tinh thần tự cường và ý chí gan dạ ấy. Vần thơ Nguyễn Đình Thi độc đáo ở chỗ, bên cạnh những cụm từ nhanh, mạnh còn là những gam màu nóng của “áo nâu”, “máu lửa”, “đất đen”, thể hiện bản lĩnh kiên định của người dân chân chất yêu chuộng hòa bình. Cao cả hơn là tính nhân văn được tác giả gói gọn trong câu thơ “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Những con người không chỉ anh dũng trong chiến đấu mà còn biết vượt qua mất mát chiến tranh, chịu thương, chịu khó cùng nhau xây dựng đất nước hòa bình, hạnh phúc.
Từ bức tranh làng quê tươi đẹp, thanh bình ở hiện tại, tác giả gợi lại hình ảnh quá khứ hào hùng của dân tộc, để rồi sau đó lại hòa âm điệu nhẹ nhàng, thanh thoát vào nhịp sống mới mẻ. Đó là một Việt Nam chan hòa ánh nắng, nơi “hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người “yêu trọn tấm tình thủy chung”. Đất nước còn mang vẻ hữu tình bởi vô vàn cảnh sắc tươi mới: màu đen đôi mắt trở nên “long lanh” đầy cảm xúc, bàn tay rắn rỏi trong đau thương cũng như có “phép tiên”… Tất cả dệt nên một cuộc sống tinh khôi.
Quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra, mà còn là nơi in dấu tuổi thơ, nơi của những “bâng khuâng chuyến đò” mà đêm đêm vọng câu hò Trương Chi. Mảnh đất “chôn rau, cắt rốn” ấy chan chứa bao nghĩa tình, khiến ai đi xa cũng phải nhớ về. Điệp từ “ta đi ta nhớ” càng nhấn mạnh tình yêu son sắt, sự gắn bó bền chặt:
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Từ nỗi nhớ nước non đến nỗi nhớ những điều dung dị, mộc mạc:
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bát cơm rau muống quả cà giòn tan
“Ta” lớn lên nhờ đồng ruộng và khoai ngô, nhờ bữa cơm đạm bạc của rau muống, quả cà dầm tương. Thức quà của làng quê giản dị mà nuôi nấng biết bao thế hệ nên người. Dù mai này cất bước đến đâu, bữa cơm ấy vẫn luôn hiện hữu như sợi dây gắn kết để gợi nhớ quê hương. Yêu đất nước cũng chính là yêu từ bao điều bình dị như thế.
Đất nước ngày một khang trang, đời sống nhân dân cũng đổi thay rõ rệt. Vậy nhưng, hình ảnh hào hùng trong quá khứ và niềm vui của con người những năm đầu hòa bình sẽ mãi trường tồn với thời gian. Để mỗi chúng ta có thể tự hào rằng, Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…
việt nam chỉ tình yêu