K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

trong đoạn thơ của nhà thơ Hoài Vũ, dòng sông quê hương hiện lên thật đẹp và quý giá qua những hình ảnh và cảm xúc sâu lắng. Dòng sông được so sánh với "dòng sữa mẹ," một hình ảnh đầy ắp sự yêu thương và chăm sóc. Sự so sánh này không chỉ nhấn mạnh vai trò quan trọng của dòng sông trong việc nuôi dưỡng cây cối, mà còn gợi lên hình ảnh của sự trìu mến và ấm áp từ người mẹ. Nước sông “xanh ruộng lúa, vườn cây” cho thấy sự phong phú và sức sống mãnh liệt mà dòng sông mang lại cho đất đai. Sự tươi tốt của đồng ruộng và vườn cây nhờ vào nguồn nước từ sông chứng tỏ sự cần thiết của nó trong cuộc sống nông nghiệp. Hình ảnh “ăm ắp như lòng người mẹ” tiếp tục nhấn mạnh sự bao la và đầy đặn của tình yêu thương mà dòng sông trao tặng cho quê hương. Dòng sông không chỉ chở nặng phù sa mà còn mang theo sự quan tâm và lo lắng của mẹ đối với con cái, như “chở tỉnh thương trang trải đêm ngày.” Vẻ đẹp của dòng sông chính là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và tình cảm con người, vừa nuôi dưỡng, vừa biểu lộ tình cảm sâu sắc. Dòng sông quê hương không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn là biểu tượng của sự ấm áp và yêu thương, đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây.

21 tháng 3 2021

Tham khảo:

Bằng biện pháp so sánh, tác giả Hoài Vũ đã bộc lộ được vẻ đẹp đáng quý của con sông quê hương. Con sông có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người: nó hàng ngàyhiền hòa, cần mẫn đưa nước vào đồng ruộng để tưới tắm cho ruộng lúa, vườn cây thêm tốt tươi như người mẹ hiền mang dòng sữa nóng đến cho chúng ta. Bởi vậy ta càng yêu quý và trân trọng dòng sông quê hương hơn

 

21 tháng 3 2021

viết đoạn văn cơ

- Đầu tiên cần xác định những biện pháp nghệ thuật: 

- Biện pháp so sánh "con sông như dòng sữa mẹ" 

Tác dụng: 

+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho đoạn thơ gây ấn tượng với người đọc

+ Cho thấy vai trò của dòng sông quê hương như một người mẹ cung cấp dinh dưỡng nuôi lớn những đứa con trưởng thành. 

- Kết nối với câu sau: Dòng sông mang đến màu xanh của ruộng lúa và vươn cây => dòng sông mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân sống ở gần sông 

- Nghệ thuật so sánh "ăm ắp như lòng người mẹ" + "chở" tình thương trang trải ngày đêm: 

+ Khẳng định dòng sông chính là người mẹ thứ hai của những con người sống tại nơi đó. Dòng sông không chỉ cho con người cuộc sống đủ đầy về vật chất mà còn cả tình yêu thương vô bờ bến như nước sông không bao giờ cạn

=> Khẳng định lại vấn đề: Bằng những hình ảnh thơ gần gũi, kết hợp sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật, tác giả đã cho chúng ta thấy mối liên kết gắn bò không rời của con người đối với dòng sông quê hương. Dòng sông luôn có một vị trí quan trọng trong trái tim tác giả..

9 tháng 8 2023

Thơ ca là một phần hiện hữu lại sắc đẹp tuyệt mĩ mà đơn giản của thiên nhiên. Ta thấy điều đó ở bài thơ "Vàm Cỏ Đông" của nhà thơ Hoài Vũ, nổi bật ở đoạn thơ:

Đây con sông như dòng sữa mẹ

Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây

Và ăm ắp như lòng người mẹ

Chở tình thương trang trải đêm ngày.

Bằng biện pháp so sánh, tác giả gợi hình ảnh con sông một vẻ đẹp đáng quý thân thiết và gắn bó với con người ta như dòng sữa mẹ, như lòng người mẹ. Từ đó ta cảm được rằng con sông có ý nghĩa rất to lớn, gần gũi với mọi người. Không phải sự vật vô tri vô giác, từ tình cảm của mình dành cho con sông nhà thơ nhân hóa sông bằng hành động "chở tình thương trang trải đêm ngày". Khoảng thời gian lặp đi lặp lại liên tục, con sông quê vẫn luôn giúp đỡ mọi người mưu sinh, sống tốt hơn bằng tình thương của mình ở trong lòng sông. Khép lại, đoạn thơ trên có giá trị nội dung tình cảm nhà thơ dành cho sông quê rất sâu sắc đi đôi cùng giá trị nghệ thuật so sánh, nhân hóa giàu sức gợi hình.

Tuệ Lâm

26 tháng 6 2018

Nếu như ai cũng có một dòng sông thì chắc sẽ chạnh lòng thương nhớ khi đọc bài thơ “Vàm Cỏ Đông” của nhà thơ Hoài Vũ. Bởi dòng sông quê hương không những là nơi nô đùa, ngụp lặn của con trẻ mà còn đưa nước về tắm mát cho ruộng lúa, nương khoai, cho những khu vườn bạt ngàn cây trái như chính dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi dưỡng các con từ thửa lọt lòng. Không những thế mà dòng nước ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy yêu thương, sẵn sàng chia sẻ tấm lòng mình cho những đứa con và cho hết thảy mọi người.

@.@

18 tháng 8 2019

có ai trả lời hộ tui viw help me help me

18 tháng 8 2019

giúp đi giúp với

Câu 3: Hãy tìm phép so sánh và cảm nhận về hiệu quả nghệ thuật? a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng (Nhớ con song quê hương – Tế Hanh) *Gợi ý, tham khảo , tập cảm thụbăng một đoạn văn. - Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác giả giới thiệu con...
Đọc tiếp

Câu 3: Hãy tìm phép so sánh và cảm nhận về hiệu quả nghệ thuật? a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng (Nhớ con song quê hương – Tế Hanh) *Gợi ý, tham khảo , tập cảm thụbăng một đoạn văn. - Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác giả giới thiệu con sông quê hương với niềm tự hào , yêu mến .Tính từ gợi tả màu sắc “ xanh biếc” có khả năng khái quát vẻ đẹp của dòng sông : xanh đậm, đẹp, hiền hoà, thơ mộng. - Câu thơ thứ hai sử dụng nghệ thuật ẩn dụ : mặt sông như một tấm gương khổng lồ. Nghệ thuật nhân hoá : những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang nghiệng mình soi tóc trên mặt nước trong như gương làm cho dòng sông trở nên xinh đẹp, duyên dáng biết bao! - Câu thơ thứ 3 sử dụng nghệ thuật so sánh “ tâm hồn tôi” ( khái niệm trừu tượng) được so sánh với “ buổi trưa hè” ( khái niệm cụ thể). Buổi trưa hè nhiệt độ cao, nóng bổng cũng như tình yêu quê hương tha thiết, cháy bỏng, nồng nhiệt trong lòng nhà thơ. Câu thơ thứ 4: Từ láy “ lấp loáng” tạo nên vẻ sáng, vẻ đẹp, cho dòng sông, dưới ánh sáng mặt trời dòng sông lấp loáng như dát bạc. -> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả được vẻ đẹp của dòng sông quê hương và tình cảm trong sáng của nhà thơ đối với dòng sông quê hương trong hoàn cảnh xa cách. b. Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) c. Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) d. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ... Sẽ không lớn nổi thành người. (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) • Gợi ý, tham khảo, tập cảm nhận biện pháp tu từ ở mỗi khổ thơ bằng đoạn văn ngắn. - So sánh: Quê hương là vòng tay ấm, là đêm trăng tỏ, như là chỉ một mẹ thôi. - Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thi e. Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. (Bầm ơi – Tố Hữu) • Gợi ý, tham khảo, tập cảm nhận biện pháp tu từ ở khổ thơ bằng đoạn văn ngắn. 2 Ý anh muốn nói những việc con đang làm không sao sánh được với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà, mẹ yên tâm, đừng lo nhiều cho con nữa. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ người mẹ của anh là một phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: chịu thương chịu khó, hiền hậu, rất mực yêu thương con.

2
10 tháng 5 2021

bn fan Meowpeo à

7 tháng 12 2022

sex