Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Giống nhau:
- Thể loại đều là văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Các đề yêu cầu người viết phải trình bày được quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình đối với vấn đề đặt ra.
* Khác nhau:
- Đề 1 và đề 3 đưa ra những nhận xét, suy nghĩ về những việc làm tốt đáng biểu dương, nhân rộng điển hình.
- Đề 2 cần có thái độ dứt khoát lên án, tuyên truyền loại bỏ hiện tượng xấu.
Em dựa vào dàn ý của chị này nhé:
Nêu lên câu chủ đề (VD: Lối học đối phó là lối học đáng lo ngại hiện nay...)
Nêu khái niệm học đối phó?
Biểu hiện?
Tác hại mà lối học đối phó mang lại?
Dẫn chứng?
Cảm nghĩ của bản thân em?
Kết luận.
Tham khảo;
Phân tích bản chất của việc học đối phó dựa trên các ý chính sau:
- Học qua loa, đối phó là lối học chỉ để thuộc bài, học để lấy điểm chứ không lấy kiến thức. Học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyên, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, để đối phó với việc học, qua mặt thầy cô.
- Đặc điểm của lối học này:
- Từ đó nêu lên hậu quả của lối học qua loa, đối phó: Tạo ra lỗ hổng về kiến thức, tạo ra tâm lí thụ động, lười biếng ở học sinh, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Khiến học sinh chúng ta không có đủ hành trang kiến thức cho cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường...
Tham khảo
Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận hiện nay chính là hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay.
Thực trạng dễ dàng nhận thấy đó là tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra. Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách chứ trong suy nghĩ của các bạn chưa thực sự coi trọng việc học. Những bài tập được giao về nhà các bạn không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, thậm chí là sẵn sàng gian lận trong thi cử…
Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết phải kể đến ý thức chủ quan của mỗi người: do ý thức học tập của một số bạn còn kém nhưng muốn thành tích cao. Đôi khi còn là do các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,… Nguyên nhân khách quan phải nhắc đến là do thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…
Hậu quả của việc học đối phó vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên phải kể đến chính là việc chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,… Và một hậu quả chung mà ai cũng có thể nhìn thấy đó là việc nền giáo dục ngày càng đi xuống.
Để khắc phục hiện trạng này, trước hết, mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử. Bên cạnh đó, gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình. Ngoài ra, nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.
Hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay không còn quá xa lạ trong cuộc sống. Biết rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để hạn chế việc học đối phó vừa để khiến bản thân mình phát triển hơn, vừa góp sức giúp đất nước và xã hội phát triển bền vững.
Học qua loa, đối phó, gây nhiều tác hại
- Học đối phó, không lấy mục đích, xem việc học là việc phụ
- Học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, thi cử
- Dù có bằng cấp thì đầu óc cũng trống rỗng
Tham khảo
– Học đối phó là gì?
+ Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.
+ Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.
+ Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.
Tham khảo
– Học đối phó là gì?
+ Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.
+ Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.
+ Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu .
“Vẽ bậy trên tường, trên bàn ghế, nhả kẹo sao su bừa bãi trên cầu thang, lối đi, sân trường là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay đang xảy ra trong nhiều trường học.”
“Tùng! Tùng! Tùng”, tiếng trống trường vang lên dõng dạc báo hiệu giờ ra chơi đã đến, bầu không khí im lặng bị phá tan, tất cả học sinh trong lớp đều ùa ra như bầy chim sổ lồng, cả sân trường nhộn nhịp cả lên.
Khác hẳn với sự nghiêm trang của giờ học, sân trường náo nức tiếng cười nói của học sinh. Gương mặt bạn nào cũng tươi tắn, tràn đầy năng lượng, nụ cười hớn hở rạng ngời trên môi sau một tiết học căng thẳng. Sân trường vừa mới phút trước còn vắng vẻ, những hàng cây chỉ biết rì rào với gió đầy cô đơn bây giờ lại vui vẻ hẳn lên, những chú chim trong vòm lá bay về nhảy nhót và hót ríu rít, chắc hẳn ngắm cảnh đông vui thế này chúng cũng háo hức lắm! Mỗi bạn lại có những hoạt động khác nhau: góc phải sân có nhóm chơi đuổi bắt vòng quanh sân trường; góc trái là những bạn nữ tíu tít chơi ô ăn quan hay chơi nhảy dây, những chiếc dây cao su đầy màu sắc làm sân trường thêm sặc sỡ; những bạn nam lại hăng say chơi đá bóng đá cầu, quả cầu cứ chuyền qua chuyền lại qua chân không bao giờ chạm đất, thật khéo léo làm sao, có những bạn lại thích ngồi dưới gốc cây phượng dang rộng tán lá tỏa bóng mát để đọc truyện hoặc là nói chuyện rôm rả với bạn bè của mình; vui nhất là nhóm bạn chơi kéo co vô cùng kịch tính giữa sân trường, sợi dây cứ nghiêng về bên này rồi nghiêng về bên khác, xung quanh mọi người cổ vũ rất nhiệt tình chỉ nhìn thôi đã muốn nhập cuộc rồi! Trên trán các bạn đẫm mồ hôi nhưng ngay lập tức sẽ có cơn gió nhẹ nhàng mát dịu xua tan cơn nóng đi. Những chiếc lá bàng rung rinh như muốn góp vui cùng chúng em, ánh nắng vàng rải rác khắp sân như muốn nhảy múa, bầu trời xanh trong không một gợn mây thích hợp cho mọi hoạt động giải trí của học sinh. Ai cũng muốn giờ ra chơi kéo dài thật lâu nhưng thời gian dần trôi tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ học mới lại bắt đầu, bạn nào cũng nuối tiếc song đều nghiêm túc vào học.
Giờ ra chơi luôn là khoảng thời gian yêu thích nhất của em khi ở trường, nhờ có 15 phút giải lao đó mà em được xả hơi và chuẩn bị tinh thần tiếp tục học tập. Sau này lớn lên những kỉ niệm đẹp trong giờ ra chơi sẽ còn ghi dấu mãi trong tâm trí em.
* Gợi ý:
+ Câu mở đoạn: từ bài ......ta thấy được..... ( tự làm)
+ Đối với học sinh hiện nay thì hình thức học:
- Đa số là học không theo hình thức đó
- Một số ít thì lại học theo hình thức đó hòng cầu danh lợi,....
_ Một số biểu hiện như: học thì nhớ nhưng khi vận dụng thì không biết,....( tự bịa)
+ Tác hại:
- Học hành trở nên ngày càng đi xuống
- Chỉ là một con mọt của xã hội,.... ( cũng tự bịa)
+ Câu kết đoạn: Chính vì những điều trên ta thấy rằng nên.....
Hoàng Minh Nguyệt
Khái niệm:
- Học chỉ hy vọng vinh quang
- Học chỉ nghĩ đến tương lai không nghĩ đến thực tế
Nguyên nhân:
- Sự mong muốn sâu xa trong tâm hồn
- Do sự lười học,...học để đối phó. Chỉ biết nghỉ cho bản thân
Giải pháp:
- Cần khắc phục ngay bằng cách học đến đâu hiểu đến đấy
- Tử tưởng cần được thay đổi, nên biết nghĩ cho cả tương lai lẫn thực tế,...