Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nhận xét
+ Cây lương thực (lúa mì, lúa gạo): lúa mì phân bố tập trung ở đồng bằng sông Hoàng Hà và đồng bằng sông Hắc Long Giang, rải rác ở một số bồn địa Tây Bắc. Lúa gạo tập trung ở đồng bằng sông Trường Giang.
+ Cây công nghiệp: phân bố tập trung ở phía Đông, đặc biệt là ở đông nam.
+ Gia súc (ngựa, cừu, bò, lợn): cừu được nuôi nhiều ở phía Tây và phía Bắc, bò ở phía Đông, ngựa ở phía Tây Bắc và Bắc, lợn ở các đồng bằng trồng cây lương thực phía Đông.
- Nguyên nhân của sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây:
+ Miền Đông có đồng bằng ở hạ lưu các sông lớn, núi thấp, lượng mưa lớn thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi bò, lợn.
+ Miền Tây có các đồng cỏ trên núi, cao nguyên cao, ... chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc lớn (cừu, ngựa),...
* Sự phân bố công nghiệp Trung Quốc:
- Công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, khu vực ven các con sông lớn và ven biển.
- Công nghiệp kém phát triển ở phía Tây dù khu vực này có nhiều khooáng sản và tiềm năng thủy điện lớn.
* Nguyên nhân:
Miền Đông có nhiều điều kiện thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía Đông, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á…
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ấm áp, nguồn nước dồi dào…thuận lợi để phát triển xây dựng các nhà máy, xi nghiệp công nghiệp…
+ Tài nguyên khoáng sản phía đông giàu có, nhiều mỏ có trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, quặng sắt..).
⟹ thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp.
- Kinh tế- xã hội:
+ Miền Đông tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào, có trình độ cao.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, tập trung nhiều đô thị thành phố lớn, các trung tâm đào tạo giáo dục lớn của cả nước.
+ Chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển.
+ Được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất.
Ngược lại, miền Tây địa hình chủ yếu là núi cao , sơn nguyên, hoang mạc gây khó khăn cho việc khai thác khoáng sản, phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.
- Miền Đông: phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi, có nhiều vùng nông nghiệp trù phú như ĐB. Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường. Còn ĐB. Hoa Trung và Hoa Nam trồng lúa gạo, chè, mía, bông.
-Miền Tây : chủ yếu là phát triển chăn nuôi gia súc.
* Phân bố nông nghiệp tập trung chủ yếu ở miền Đông vì: miền Đông là nới có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai phù sa màu mỡ. Từ Nam lên Bắc, khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa. Những cơn mưa mùa hạ cung cấp nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt, sản xuất.
Tham khảo
* công nghiệp
Sự phân bố công nghiệp Trung Quốc:
- Công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, khu vực ven các con sông lớn và ven biển.
- Công nghiệp kém phát triển ở phía Tây dù khu vực này có nhiều khooáng sản và tiềm năng thủy điện lớn.
* Nguyên nhân:
Miền Đông có nhiều điều kiện thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía Đông, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á…
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ấm áp, nguồn nước dồi dào…thuận lợi để phát triển xây dựng các nhà máy, xi nghiệp công nghiệp…
+ Tài nguyên khoáng sản phía đông giàu có, nhiều mỏ có trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, quặng sắt..).
⟹ thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp.
- Kinh tế- xã hội:
+ Miền Đông tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào, có trình độ cao.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, tập trung nhiều đô thị thành phố lớn, các trung tâm đào tạo giáo dục lớn của cả nước.
+ Chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển.
+ Được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất.
Ngược lại, miền Tây địa hình chủ yếu là núi cao , sơn nguyên, hoang mạc gây khó khăn cho việc khai thác khoáng sản, phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.
Sự phân bố các trung tâm công nghiệp ở Trung Quốc.
- Trung Quốc hiện đại hóa công nghiệp nhằm sản xuất nhiều hàng hóa phục vụ trong nước và xuất khẩu.
- Phân bố công nghiệp không đều giữa miền Đông và miền Tây.
+ Miền Đông mức tập trung công nghiệp cao, với các trung tâm công nghiệp tại các thành phố lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Quảng Châu.
+ Miền Tây giàu khoáng sản, công nghiệp hóa kém phát triển chỉ có luyện kim đen và hóa dầu ở U-rum-si.
Tham khảo:
- Một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á:
Cây trồng: lúa, cây ăn quả, cao su, chè, mía đường, cà phê,...
Vật nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm,...
+ Lúa gạo là cây lương thực chính, được trồng nhiều ở các nước: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam.
+ Cao su: được trồng nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam
+ Cà phê: được trồng nhiều ở Việt Nam, In-đô-nê-xi-a,...
+ Dừa: được trồng nhiều ở Phi-líp-pin, Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Việt Nam
+ Cây ăn quả: được trồng nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a.
+ Vật nuôi chủ yếu ở In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin - Các nhân tố giúp cho Đông Nam Á có ngành lâm nghiệp và thủy sản phát triển:
+ Lâm nghiệp: do điều kiện tự nhiên thuận lợi
+ Thủy sản: Đánh bắt thủy sản: do có sự đầu tư về trang thiết bị, áp dụng khoa học kĩ thuật trong đánh bắt, đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ Nuôi trồng thủy sản: nhờ có lợi thế về diện tích mặt nước như: sông, hồ, vũng, vịnh,...
Trong quá trình phát triển, các quốc gia cũng đặt ra một số vấn đề bảo vệ môi trường, giữ vững diện tích rừng ngập mặn, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào nuôi trồng và chế biến, hướng đến phát triển bền vững.
Tham khảo
- ngô, khoai tây, củ cải đường, thuốc lá, bông, lúa gạo, lúa mì, đậu tương, mía, chè, bò, cừu, dê, lợn, gia cầm, trâu.
- Tình hình
- Nông nghiệp:
+ Ngành trồng trọt:
▪ Là ngành chủ yếu, chiếm khoảng 60 % giá trị sản xuất nông nghiệp. Các cây trồng chủ yếu là lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, mía, bông, đậu tương, cao su, chè, thuốc lá...
▪ Ngành trồng trọt phát triển mạnh ở các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Do có những khó khăn về đất, thuỷ lợi, nguồn nước,... nên trồng trọt kém phát triển ở miền Tây,
+ Ngành chăn nuôi:
▪ Ngày càng được hiện đại hoá và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế để đảm bảo nguồn cung thịt, trứng, sữa,... Các vật nuôi chủ yếu là: lợn, bò, gà,...
▪ Chăn nuôi phân bố tập trung ở các đồng bằng phía đông và vùng Đông Bắc, Hoa Bắc; ngoài ra còn có trên các cao nguyên và bồn địa ở phía tây.
- Lâm nghiệp được chú trọng phát triển do có nhiều tiềm năng.
+ Sản lượng gỗ tròn khai thác hằng năm đạt khoảng 350,6 triệu m3 (năm 2020), đứng thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Ấn Độ. Xuất khẩu gỗ tròn chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng tự nhiên, tăng khai thác gỗ ở rừng trồng; tăng cường bảo vệ rừng và trồng rừng.
+ Ngành lâm nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng phía bắc, đông bắc, vùng Hoa Trung, Hoa Nam, phía nam bồn địa Tứ Xuyên.
- Thuỷ sản: Trung Quốc là nước sản xuất thuỷ sản lớn, tổng sản lượng thuỷ sản đứng hàng đầu thế giới.
+ Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước mặn và khai thác hải sản được chú trọng đầu tư phát triển mạnh.
+ Ngành thủy sản phát triển ở các vùng biển Hoàng Hải, Hoa Đông, Biển Đông.
Tham khảo!
Tình hình phát triển ngành công nghiệp Trung Quốc
- Nền công nghiệp Trung Quốc có quy mô lớn, cơ cấu đa dạng, nhiều sản phẩm có sản lượng đứng đầu thế giới. Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đóng góp 37,8% vào GDP cả nước.
Sự phân bố của một số ngành công nghiệp
- Công nghiệp luyện kim: phân bố ở các trung tâm công nghiệp như Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, Bao Đầu, Lan Châu, Nam Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh, Quý Dương, Côn Minh, U-rum-si.
- Công nghiệp điện tử - tin học: phân bố ở các trung tâm công nghiệp như Thẩm Dương, Vũ Hán, Thành Đô, Trùng Khánh, Quảng Châu, Hồng Kông, Đài Bắc.
- Nhà máy thủy điện: phân bố chủ yếu trên sông Trường Giang.
- Nhà máy nhiệt điện: phân bố chủ yếu ở Thẩm Dương, Bắc Kinh, Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh.
- Công nghiệp của Trung Quốc đang chuyển GDP dịch theo hướng hiện đại hoá: gia tăng các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ cao.
- Các ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là công nghiệp chế tạo, năng lượng, luyện kim, điện tử - tin học....
- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất của Trung Quốc tập trung ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải. Các trung tâm công nghiệp lớn là Thượng Hải, Thâm Quyến, Bắc Kinh, Quảng Châu, Thiên Tân,...