K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2017

   - Những chuyển biến về kinh tế:

      + Nhờ sự tiến bộ của thuật luyện kim, đến thời Đông Sơn, từ nửa đầu thiên niên kỷ I TCN, công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến, ngoài ra con người còn biết rèn sắt.

      + Từ việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau mà cư dân Đông Sơn tiến hành khai khẩn đất đai, mở rộng địa bàn sinh sống đến vùng châu thổ sông Hồng , sông Mã , sông Cả, sống định cư lâu dài. Nền nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày, có sức kéo của trâu bò đã thay thế cho nông nghiệp cuốc đá trước đó.

     + Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm các nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành.

   - Những chuyến biến về xã hội:

      + Thời Phùng nguyên mới bắt đầu phân hóa giàu nghèo.

      + Đến thời Đông Sơn, phân hóa giàu nghèo trở nên rõ rệt.

      + Xã hội phân hóa giàu nghèo sẽ dẫn đến sự hình thành giai cấp và Nhà nước.

   - Kết luận:

      + Nhờ sự phát triển trong đời sống kinh tế đã dẫn đến sự chuyển biến về xã hội. Đó là hai điều kiện cần thiết để đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn lang.

      + Sự chuyển biến xã hội thời Đông Sơn cùng với sự ra đời của công xã nông thôn đã đưa đến sự ra đời của Nhà nước Văn lang.

26 tháng 11 2018

Đáp án A

* Khẳng định sự tồn tại có thật của thời đại Hùng Vương. 
* Người Việt cổ tạo dựng nền văn minh đầu tiên với những thành tựu vô cùng to lớn và rực rỡ khẳng định lịch sử dựng nước sớm và lâu đời của dân tộc Việt Nam tạo cơ sở cho sự hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam 
* Với những thành tựu rực rỡ đó đã tạo nên lối sống truyền thống, bản lĩnh của dân tộc Việt -> trở thành vị thế chủ động cho dân tộc Việt bước vào cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc hơn 1000 năm, sau đó giành lại độc lập dân tộc, bước vào thời kỳ phát triển.

24 tháng 3 2021

* Khẳng định sự tồn tại có thật của thời đại Hùng Vương. 
* Người Việt cổ tạo dựng nền văn minh đầu tiên với những thành tựu vô cùng to lớn và rực rỡ khẳng định lịch sử dựng nước sớm và lâu đời của dân tộc Việt Nam tạo cơ sở cho sự hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam 
* Với những thành tựu rực rỡ đó đã tạo nên lối sống truyền thống, bản lĩnh của dân tộc Việt

=>  trở thành vị thế chủ động cho dân tộc Việt bước vào cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc hơn 1000 năm, sau đó giành lại độc lập dân tộc, bước vào thời kỳ phát triển.

28 tháng 3 2018

- Kinh tế:

     + Đầu thế kỉ I TCN cư dân văn hóa Đông Sơn đã biết sự dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu có công cụ sắt.

     + Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá.

     + Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công.

- Xã hội

     + Sự chuyển chuyển biến kinh tế kéo theo sự chuyển biến về xã hội: sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rêt, công xã thị tộc tan rã thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.

- Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra yêu cầu mới là trị thủy, quản lí xã hội, chống ngoại xâm. Nhà nước Văn Lang ra đời đã đáp ứng những đòi hỏi đó.

xin mọi người giúp em với ạ 2 ngày nữa em thi rồi em cảm ơn trước rất nhiềuCâu 1: Phân tích những cơ sở và điều kiện dẫn tới sự hình thành nhà nước Văn Lang. Câu 2: Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của sự ra đời các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.Câu 3: Trình bầy nội dung cuộc cải cách hành chính thời vua Lê Thánh Tông.  Ý nghĩa của cuộc cải cách này? Câu 4: Nhận...
Đọc tiếp

xin mọi người giúp em với ạ 2 ngày nữa em thi rồi em cảm ơn trước rất nhiều

Câu 1: Phân tích những cơ sở và điều kiện dẫn tới sự hình thành nhà nước Văn Lang. 

Câu 2: Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của sự ra đời các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.

Câu 3: Trình bầy nội dung cuộc cải cách hành chính thời vua Lê Thánh Tông.  Ý nghĩa của cuộc cải cách này? 

Câu 4: Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê Sơ .

Câu 5: Phân tích biểu biện phát triển của kinh tế nước ta thời Lý, Trần, Lê Sơ.  Ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với sự phát triển của xã hội Đại Việt lúc bấy giờ như thế nào?

Câu 6: Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử  của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X – XV. So sánh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Trần.

Câu 6: Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử  của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X – XV. Hãy rút ra những bài học lịch sử từ những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỉ X - XV.

Câu 7: Phân tích  nguyên nhân thắng lợi, đặc điểm của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cuối thế kỉ XVIII.

Câu 8: Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ (Quang Trung) đối với sự nghiệp thống nhất đất nước và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Câu 9: Phân tích những biểu hiện cho thấy nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Liên hệ việc bảo tồn và phát huy nét đẹp trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. 

1

Tham khảo

Câu 1:

Cơ sở kinh tế: - Công cụ đồng phổ biến và bắt đầu có công cụ sắt. - Nông nghiệp dùng cày với sức kéo khá phát triển, kết hợp săn bắn, chăn nuôi, đánh cá, đúc đồng, làm gốm

Câu 3:

Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông Cải cách đất nước là một yêu cầu tất yếu của mỗi thời đại để cho đất nước phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới ngày càng thay đổi.

Câu 4:

 Sau khi thành lập triều Lê Sơ năm 1428, các vua Lê đã thực hiện nhiều chính sách để hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng quân chủ chuyên chế cao độ. - Với cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam ngày càng được hoàn thiện.

Câu 6:

1. Nguyên nhân thắng lợi:

* Nguyên nhân chủ quan:

- Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; toàn dân đoàn kết một lòng.

- Nhờ có hệ thống chính quyền nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc được thống nhất mở rộng, lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh.

* Nguyên nhân khách quan:

- Có sự đoàn kết, giúp đỡ của hai nước Lào, Campuchia, hình thành liên minh chiến đấu chung trong khu vực Đông Dương.

- Được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ tiến bộ trên toàn thế giới.

2. Ý nghĩa lịch sử:

* Đối với Việt Nam:

- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước Việt Nam.

- Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Miền Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước.

* Đối với thế giới:

- Giáng một đòn nặng nề vào âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới.

Tham Khaor

Những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:

– Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục thờ cúng tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời, ..

 

Quảng cáo

 

– Người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chung, bánh giầy.

– Tục cưới xin, ma chay, lễ hội khá phổ biển, nhất là hội mùa.

– Các lễ hội gần với nền nông nghiệp trồng lúa nước cũng được tổ chức thường xuyên.

Những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã tạo nên nền văn minh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, góp phần tạo dựng nền tảng cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc.

Công nghệ luyện đúc đồng phát đạt

Nền văn hóa khảo cổ học Đông Sơn phân bố khắp lãnh thổ miền Bắc nước ta kéo dài từ suốt thiên niên kỷ thứ nhất TCN đến các năm SCN, mà tiêu chí là công nghệ luyện đúc đồng đạt đến trình độ điêu luyện

Các trung tâm lớn của văn minh Đông Sơn có nhiều, nhưng những địa danh liên quan đến Thục Phán – Âu Lạc lại nổi trội hơn hết, đó là Đào Thịnh – Yên Bái với sưu tập hiện vật đồ đồng đa dạng, trong đó có thạp đồng Đào Thịnh và nhiều trống đồng Đông Sơn. Đó là Cổ Loa, kinh đô của nước Âu Lạc, lại là địa danh văn minh Đông Sơn xuất sắc vùng hạ lưu sông Hồng phía dưới Việt Trì.

Ở Cổ Loa có nhiều trống đồng Đông Sơn thuộc trống loại I Hêgơ, có hàng vạn mũi tên đồng. Cũng tại khu vực Cổ Loa tìm thấy nhiều lưỡi cày đồng. Có lẽ chưa có một địa danh văn minh Đông Sơn nào lại quy tụ nhiều loại hiện vật có giá trị tiêu biểu như ở Cổ Loa.

Chinh phục đồng bằng sông Hồng

Việc dời đô về Cổ Loa, bỏ qua Việt Trì – Phú Thọ thời Hùng Vương chứng tỏ rằng, cư dân Việt cổ của nước Âu Lạc đã chinh phục được đồng bằng sông Hồng. Điều lý thú là hàng loạt lưỡi cày đồng tìm thấy ở Cổ Loa, chứng tỏ rằng lúc đó nghề nông làm lúa nước bằng cày (có thể do người kéo hay súc vật kéo) đã phát triển.

Cây lúa hạt thóc là lương thực chủ đạo của cư dân Âu Lạc, những ruộng lúa ven châu thổ sông Hồng đã chín vàng vào mùa khô là điều chắc chắn. Thời Âu Lạc của An Dương Vương đã khác thời Văn Lang của Hùng Vương về lương thực là rõ ràng. Bởi vì thời Hùng Vương đồng ruộng vùng trung du, những đồng bằng hẹp ven sông, lợi dụng thủy triều lên xuống để làm ruộng…

Tất nhiên, kết quả là có hạn. Đến thời An Dương Vương, ruộng đất được cày xới, nghề nông dùng cày hiệu quả hàng chục lần hơn nghề nông dùng cuốc thời Hùng Vương, là một tiến bộ vượt bậc. Với nông nghiệp dùng cày, kinh tế thời Âu Lạc đã đạt đến trình độ cao. Đó là thành tựu rực rỡ của Âu Lạc.

Phát triển đô thị cổ

Với thành Cổ Loa, lâu nay giới nghiên cứu nói nhiều đến ý nghĩa quân sự của tòa thành này. Nhưng điều mà ít người nói đến Cổ Loa là ở vị thế đô thị cổ của nó.

Có thể là trung tâm hành chính không phải là đô thị cổ và trung tâm quân sự chưa phải là đô thị cổ. Nhưng Cổ Loa là đô thị cổ đích thực, bởi trình độ kinh tế thời Âu Lạc đã được thể hiện ở Cổ Loa, từ làng mạc vươn tới đô hội, nơi có tất cả mọi ngành nghề, quay về hướng nam, nơi có đồng bằng màu mỡ, có nhiều con sông nối với Cổ Loa, sông Hồng, sông Cầu…

Ba hạng mục thành tựu rực rỡ của Âu Lạc như vẫn còn đó trong những gì mà người Việt cổ lưu lại cho con cháu, từ truyền thuyết – di tích – hiện vật đến tâm tưởng của mọi thế hệ con cháu của Âu Lạc.

 

9 tháng 11 2017

    - Đến 500 năm TCN, nước Ma-ga-đa tỏ ra lớn mạnh hơn cả.

    - Vua mở đầu là Bim-bi-sa-ra được coi là cùng thời với Phật tổ. Nhưng vua kiệt xuất nhất là A-sô-ca (thế kỷ III TCN). Khi A-sô-ca qua đời vào cuối thế kỷ III TCN, Ấn Độ bước vào một thời kỳ chia rẽ, khủng hoảng kéo dài cho đến đầu Công nguyên.

* Trình bày sự phát triển của văn hóa truyền thống ở Ấn Độ:

    - Tôn giáo (Phật giáo và Hin-đu giáo) cùng với những tập tục, lễ nghi tôn giáo hình thành và phát triển sớm.

    - Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ như kiểu đền tháp, hình tháp, lăng mộ hình bát úp, bán cầu.

    - Nghệ thuật tạc tượng Phật giáo, Hin-đu giáo qua các thời kỳ, các phong cách, kiểu dáng.

    - Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn dùng để viết văn, ghi tài liệu, khắc bia và chữ Pa –li dùng để viết kinh Phật.

    - Văn hóa Ấn độ được hình thành từ rất sớm (khoảng thiên niên kỷ III TCN)

    - Ấn Độ có một nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện, trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay.

    - Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á.