Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm tiêu biểu để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là Khởi nghĩa Lam Sơn :
* Diễn biến :
- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.
- Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc.
- Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
- Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân.
- Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. - Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
* Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
* Ý nghĩa lịch sử :
+ Cuộc khởi nghĩa Lam Son thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc).
+ Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.
Chúc ban học tốt
Cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên ba lần có thể chọn một
Lần 1 (1258)
Tháng 1 - 1258,3 vạn quân Mông do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy.Theo hướng Sông Thao tiến xuống Bạch Hạc rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên quân giặc bị chặn ở phòng tuyến .Quân giặc mạnh nhằm bảo toàn lực lượng vua cho rút quân khỏi thành Thăng Long, thực hiện chủ trương 'vườn không nhà trống',giặc vào kinh thành không thấy ai đánh phá điên cuồng rồi bị đân ta đánh trả bất ngờ.
Lúc đó, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu,ngày 29-1-1258,quân Mông Cổ thua rút chạy về nước.Quân ta thắng lợi.
Lần 2 (1285)Nguyên
Cuối tháng 1-1285,Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tấn công Đại Việt.Quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ huy,sau 1 một số trận chiến ở vùng biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp,giặc đến ta rút lui thực hiện chủ trương 'vườn không nhà trống' rồi rút về Thiên Trường.Quân Nguyên đóng quân ở phía Bắc sông Nhị.
Toa đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa.Thoát Hoan chỉ huy tấn công xuống Phía Nam tạo thế 'gọng kìm'.Quân ta đánh trả,Thoát Hoan và quân Nguyên thất thế
Tháng 5-1285 quân ta bắt đầu phản công đánh bại ở nhiều nơi:Tây Kết, Hàm Tử(Khoái Châu-Hưng Yên),Chương Dương(Thường Tín-Hà Tây và tiến vào Thăng Long.Quân giặc và Thoát Hoan tháo chạy.Quân Toa Đô ở Tây Kết bị đánh tan ,giết chết Tao Đô
Cuộc khởi nghĩa lần nữa thắng lợi
Lần 3 (1288)Nguyên
Cuối tháng 12-1287,quân Nguyên kéo vào nước ta.Thoát Hoan chỉ huy cánh quân bộ tiến đánh Lạng Sơn , Bắc giang ,quân Trần chặn giặc vào thành.Thoát Hoan chiếm đóng Vạn Kiếp.Thuyền chiến của Ô Mã Nhi chỉ huy hội quân với Thoát Hoan.Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư chỉ huy mai phục, khi quân của Trương Văn Hổ đến quân ta xông ra đánh trả dữ dội.
Cuối tháng 1-1288, sau trận Vân Đồn quân Nguyên lâm vào tình thế khó khăn, lương thực cạn kiệt.Tinh thần quân lính hoang mang,Thoát Hoan rút quân trở về.
Nhà Trần phản công bằng cách bố trí bãi cọc trên sông Bạch Đằng,tháng 4-1288 quân ta chặn đánh đoàn thuyền của Ô Mã Nhi.Cánh quân bộ cũng bị tập kích.
Kháng chiến thắng lợi vẻ vang.
Nghệ thuật quân sự:Thực hiện chủ trương'vườn không nhà trống' rút lui vì thế mạnh, và đánh trả vào chỗ yếu của giặc
Bố trí bãi cọc trên sông Bạch Đằng như trong trận chiến của Ngô quyền Năm 938.
Phục kích và phản công bất ngờ.
Những điều đó cần phải có cần nhất là mưu trí của dân ta và sự chỉ huy giỏi của các vị tướng và vua.Củng cố khối đại đoàn kết của dân tộc
Áp dụng cho các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu là Lê Lợi(có sự đoàn kết của dân ta đồng lòng tìm về Lam Sơn
Trận Tốt Động -Chúc Động(cuối năm 1426) phản công và đánh vào điểm yếu của nghĩa quân ở Cao Bộ
Chúc bạn học tốt !
Em thích nhất là trận bạch đằng, sau đây em sẽ trình bày lại nó: Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc.
Sau chiến thắng vang dội này, vị danh tướng Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.
Có một niềm đam mê học lịch sử đến vô tận, tôi thường có những cái nhìn sâu sắc về những trận đánh của những vị anh hùng, tướng sĩ trong lịch sử triều đại nước ta. Trong đó, trận khởi nghĩa Hai Bà Trưng để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc nhất.
Mùa xuân Canh Tý năm 40 trước Công nguyên là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc và rộng khắp đất nước. Đồng thời dây cũng là cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Quân giặc xâm chiếm nước ta, trong lòng sôi máu căm thù giặc, 2 chị em nhà bà Trưng Trắc, Trưng Nhị mở cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm.Thế lực phong kiến phương Bắc tàn sát nhân dân ta một cách tàn bạo, cho xe nghiền nát các đồng lúa chín,......Sau khi ông Thi Sách bị giết, bà Trắc quyết chí phục thù trả oán, bà tiền hành tổ chức chứa tích lương thực,, vận động thu dùng cách anh hùng hào kiệt trung thiên hạ, những người cùng chí hường, chiêu tuyển binh ở các địa phương, nên người theo về ngày một đông,.................Nhờ công lao to lớn của Hai Bà Trưng, nhân dân ta dành được nền độc lập mới, nhân dân lại no ấm như xưa.
Mỗi người có một kế đánh giặc khác nhau, họ có thể cầm chiến thắng trở về, đôi khi sơ suất lại cũng có thể cầm thất bại về nhà, nhưng đó cũng là bao nhiêu công lao, xương máu của những thế hệ anh hùng, những vị tướng tài giỏi. Người dân Việt Nam yêu đất nước Việt Nam, lòng yêu nước nồng nàn như đã thấm sâu vào trong tâm trí mỗi còn người. Là một người phụ nữ, mà dám đấu tranh với giặc, quyết tâm hi sinh thân mình để cứu sống đất nước, quả là một con người tài giỏi, công ơn với đất nước. Các vị tướng sĩ Việt Nam đều có một cách đánh riêng của mình, nhưng tỏng nó ẩn chứa bao nhiêu điều mới lạ, thông mình và quá hoàn hảo. Dù có thắng, hay dù có thua, chúng ta vẫn tự hào vì Việt Nam có những vị tướng sĩ tài giỏi, có những kế sách, có những thượng sách, mưu lược tài ba.
Sống được đến ngày hôm nay, chúng ta cần biết ơn tới những người có công gây dựng nước, như Bác Hồ đã nói:
"Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"
@Dương Phương Trà, bạn có thể chép bài này vào, bởi vì đây là bài mình tự làm nhé, mặc dù ko hay :) thông cảm ko có khiếu học văn
không nên tiếp tục chiến tranh mà nên quay về nước để bớt thương vong, tránh thù hận và nhân dân được sống yên bình
tiến công trước để tự vệ
lui quân để tránh thế mạnh của giặc, phản công khi chúng khó khăn
Biện pháp giảng hòa với quân tống khi kháng chiến thắng lợi
vì để giữa mối quan hệ giữa hai nước,không kích động sự hằn thù giữa hai nước để bảo vệ được nền độc lập lâu dài.....
Chủ động giảng hòa khi dành được chiến thắng. Trong các cuộc kang chiến về sau ông cha ta đã chủ động giảng hòa để giữ hòa bình lâu dài, không tiếp tục chiến tranh mà quay về nước để đảm bảo sự yên bình cho nhân dân, tránh sự hằn thù giữa hai nước để giữ hòa bình thời gian dài.
Mk không chắc đúng nhưng bạn cứ tham khảo nhé!
không nên tiếp tục chiến tranh mà nên quay về nước để đảm bảo sự yên bình cho nhân dân, tránh sự thù hận và bớt thương vong.
MÌNH CHỈ GIÚP ĐƯỢC NHIÊU ĐÓ THÔI, CÒN LẠI BẠN TỰ LÀM NHÉ!
Em thích nhất là trận bạch đằng, sau đây em sẽ trình bày lại nó: Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc.
Sau chiến thắng vang dội này, vị danh tướng Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.
hay