Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nhà Trần duy trì qua 12 vị vua
nhà Trần là triều đại quân chủ chuyên chế trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1225, sau khi được Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi. Những năm đầu tiên, Trần Cảnh còn nhỏ tuổi, toàn bộ quyền hành của nhà Trần đều do một tôn thất vai chú của Trần Cảnh là Trần Thủ Độ nắm quyền.
Trong giai đoạn nắm giữ quyền lực, nhà Trần vẫn đóng đô ở Thăng Long - kinh đô triều cũ, tiếp tục mở rộng và phát triển sự hưng thịnh có từ đời nhà Lý. Về chính sách chính trị, các hoàng đế nhà Trần cũng xây dựng bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn so với nhà Lý, họ tạo nên một hệ thống đặc biệt, trong đó các Hoàng đế sẽ sớm nhường ngôi cho Thái tử mà lui về làm Thái thượng hoàng, tuy nhiên vẫn cùng vị Hoàng đế mới điều hành chính sự. Việc này được đánh giá là tích cực, khi ngôi Hoàng đế sớm có chủ, tránh được việc tranh giành ngôi vua như triều đại nhà Lý trước đó; và bản thân vị Hoàng đế sẽ tiếp xúc và làm quen việc cai trị cho đến khi trưởng thành. Các mặt kinh tế, xã hội,giáo dục và nghệ thuật cũng hoàn chỉnh hơn và cho thấy Nho giáo, Đạo giáo đã có ảnh hưởng rõ rệt tới triều đại, tạo ra cục diện Tam giáo đồng nguyên, sự cân bằng ảnh hưởng của Phật giáo - Nho giáo - Đạo giáo. Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông được coi là một danh nhân văn hóa nổi tiếng, người bảo trợ Phật giáo và Đạo giáo, thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng và truyền đến đời nay. Bên cạnh đó, những danh thần Đoàn Nhữ Hài, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Trần Quang Triều,...là những cái tên nổi danh về tri thức, thơ văn, góp phần to lớn tạo nên thời kỳ nhà Trần hưng thịnh văn hóa.
Dưới triều Trần, lực lượng quân đội đặc biệt được chú trọng phát triển đủ sức đánh dẹp các cuộc nội loạn và đương đầu với quân đội các nước xung quanh. Lực lượng quân đội nhà Trần thiện chiến nhất là thủy binh, rồi kỵ binh, bộ binh, tượng binh....chính sách chia thực ấp cho các thân tộc trong họ, mỗi thế lực trong dòng tộc đều có quân đội tinh nhuệ là nền tản lớn khiến quân đội nhà Trần tiêu diệt được cuộc xâm phạm của quân đội Nhà Nguyên, Đế quốc Mông Cổ qua 3 lần vào năm 1258, 1285 và 1287. Thời gian này xuất hiện một danh tướng kiệt xuất, vốn là tôn thất nhà Trần, chính là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn; người có vai trò quan trọng trong chiến thắng vào năm 1285 và 1287.
1 .nói về thành Đại La ( Thăng Long thời Lý)
2nói về thời Trần (như bạn anh thư)
Nhà Trần trị vì đất nước ta được 175 năm (1225 - 1400), qua 12 đời vua, bao gồm: - Trần Thái Tông (1225-1258) - Trần Thánh Tông (1258-1278) - Trần Nhân Tông (1279-1293) - Trần Anh Tông (1293-1314) - Trần Minh Tông (1314-1329) - Trần Hiển Tông (1329-1341) - Trần Dụ Tông (1341-1369) - Trần Nghệ Tông (1370-1372) - Trần Duệ Tông (1372-1377) - Trần Phế Ðế (1377-1388) - Trần Thuận Tông (1388-1398) - Trần Thiếu Ðế (1398-1400)
♦ Trần Thái Tông(1225-1258):
Niên hiệu:
- Kiến Trung (1225-1231);
- Thiên ứng chính Bình (1232-1250);
- Nguyên Phong (1251-1258).
Trần Cảnh sinh năm Mậu Dần (1218) cùng tuổi với Lý Chiêu Hoàng.
Nhờ Trần Thủ Ðộ thu xếp. Lý Chiêu Hoàng đã lấy Trần Cảnh và nhường ngôi cho Trần Cảnh (1225), lên làm vua, lấy niên hiệu là Trần Thái Tông. Chiêu Thánh Hoàng hậu lấy Thái Tông đã được 12 năm, tức là đã 19 tuổi mà vẫn chưa có con, trong khi triều Trần cần kíp phải có Hoàng tử. Bởi vậy Trần Thủ Ðộ bắt vua Trần Thái Tông bỏ Chiêu Thánh giáng xuống làm công chúa, rồi đem người chị của Chiêu Thánh là Thuận Thiên vợ của Trần Liễu đã có thai vào làm Hoàng hậu, Trần Liễu tức giận đem quân làm loạn. Vua Trần Thái Tông cũng đang đêm bỏ trốn lên chùa Phù Vân, núi Yên Tử (Quảng Ninh) tỏ ý phản đối. Trần Thủ Ðộ đem quần thần tới đón về. Trần Thái Tông từ chối, nói rằng: Trẫm còn nhỏ dại, không kham nổi việc to lớn, các quan nên chọn người khác để cho khỏi nhục xã tắc. Nói mãi không chuyển. Thủ Ðộ ngoảnh lại nói với các quan: Hoàng thượng ở đâu là triều đình ở đấy.
Nói đoạn truyền lệnh xây dựng cung điện ở chùa Phù Vân. Vị quốc sư ở chùa vào van lạy Trần Thái Tông về triều. Trần Thái Tông bất đắc dĩ phải theo xa giá về kinh.
Ðược ít lâu, Trần Liễu biết không địch nổi, đang đêm giả làm người đánh cá lẻn lên thuyền ngự xin hàng. Hai anh em ôm nhau mà khóc. Thủ Ðộ hay tin, tuốt gươm xông đến toan giết Trần Liễu. Trần Thái Tông lấy thân che cho anh, xin Thủ Ðộ tha cho Trần Liễu.
Vua Thái Tông tha cho Trần Liễu, cắt cho đất An Sinh làm thái ấp và phong cho làm An Sinh vương.
Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông đầu năm Ðinh Tỵ (1257), Thái Tông biết dựa vào Trần Thủ Ðộ, Trần Quốc Tuấn (Tức Hưng Ðạo Vương, con của Trần Liễu) để lãnh đạo nhân dân Ðại Việt quyết chống giặc. Bản thân Trần Thái Tông cũng tự làm tướng đi đốc chiến, xông pha tên đạn.
Tháng 12 năm Ðinh Tỵ (21/1/1258) vua Thái Tông cùng Thái tử Hoảng đã chỉ huy quân Trần phá tan quân Nguyên ở Ðông Bộ Ðầu, giải phóng Thăng Long.
Trần Thái Tông đã trở thành ông vua anh hùng cứu nước. Nhưng Thái Tông được sử sách lưu truyền còn bởi ông là một nhà Thiên học, một triết gia có những tư tưởng sâu sắc, một cốt cách độc đáo, là tác giả Khoá hư lục, một cuốn sách xưa nhất hiện còn giữ được trong kho thư tịch cổ nước ta.
Trong văn bản Khoá du lục, có bài. “Tự Thiền Tông chỉ nam” của Trần Thái Tông viết. Ông kể lại sự việc năm 1236 đang đêm bỏ cung điện vào núi và lý do trở về.
Có lẽ ít thấy trong lịch sử Phật giáo nước nào lại nêu vấn đề “quốc gia xã tắc” lên trên hết, trước hết như thế. Thái độ đối với “quốc gia xã tắc” là thước đo giá trị của mỗi người, bất kể họ ở cương vị nào. Nghe theo quốc gia xã tắc, Trần Thái Tông đã trở về triều để 22 năm sau đã lãnh đạo nhân dân Ðại Việt phá tan quân Nguyên. Trần Thái Tông là người có tính cách đặc biệt. Lúc làm vua thì thân làm tướng đi đánh giặc “xông vào mũi tên hòn đạn”, làm vua xem thường vinh hoa phú quý, có thể từ bỏ ngai vàng không chút luyến tiếc. Ông là gương mặt văn hoá đẹp và lạ đến khác thường trong lịch sử Việt Nam.
Mùa xuân năm Mậu Ngọ (1258), Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, một cách tập sự cho thái tử làm quen việc trị nước. Triều đình tôn Thái Tông lên làm Thái Thượng Hoàng cùng trông coi việc nước.
Thái Tông trị vì được 33 năm, làm Thái Thượng hoàng 19 năm thì mất, thọ 60 tuổi.
♦ Trần Thánh Tông (1258-1278):
Niên hiệu: Thiên Long (1258-1272); Bảo Phù (1273-1278).
Vua Thái Tông có 6 người con: Tĩnh Quốc Ðại vương Trần Quốc Khang, Thái tử Hoảng, Chiêu Minh vương Trần Quang Khải, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật và các công chúa Thiều Dương, Thuỵ Bảo.
Mùa xuân năm Mậu Ngọ (1258), Thái tử Hoảng sinh năm 1240 lên nối ngôi lấy hiệu là Thánh Tông.
Thánh Tông là vị vua nhân từ, trung hậu. Ðối nội vua dốc lòng xây dựng đất nước thái bình thịnh trị. Vua quan tâm đến việc giáo hoá dân, khuyến khích việc học hành, mở những khoa thi chọn người tài và trọng dụng họ. Do vậy, dưới triều vua Thánh Tông không chỉ có các ông hoàng hay chữ mà còn có những trạng nguyên tài giỏi như Mạc Ðĩnh Chi. Bộ Ðại Việt Sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của nước ta, được Lê Văn Hưu hoàn thành vào năm Nhâm Thân (1272).
Vua còn quan tâm đến dân nghèo bằng việc ra lệnh cho các vương hầu, phò mã chiêu tập những người nghèo đói lưu lạc để khai khẩn ruộng hoang, lập trang hộ. Trang điền có từ đấy. Vì vậy, 21 năm làm vua đất nước không có giặc giã. Nơi nơi dân chúng yên ổn làm ăn.
Về đối ngoại, lúc này nhà Nguyên đã thôn tính xong nước Tống rộng lớn nhưng chưa đủ sức đánh Ðại Việt. Khi vua Thái Tông nhường ngôi cho Thánh Tông, vua Mông Cổ sai sứ sang phong vương cho Thánh Tông. Nhà Nguyên không còn bắt Ðại Việt thay đổi sắc phục và rập theo thể chế nhà nước chúng, nhưng lại bắt vua ta cứ 3 năm phải một lần cống nạp nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói, thầy tướng số và những nghệ nhân giỏi mỗi loại ba người cùng các sản vật: sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu vật là khác. Vua Nguyên còn đòi đặt quan Chưởng ấp để đi lại, giám sát các châu quận Ðại Việt, thật ra để nắm tình hình mọi mặt, toan đặt cương thường trực cho nước láng giềng. Vua Trần Thánh Tông thừa biết giã tâm xâm lược của nhà Nguyên, nên tuy bề ngoài thần phục, nhưng vẫn khẩn trương tuyển mộ binh lương, luyện quân sĩ sẵn sàng đối phó. Năm Bính Dần (1266), vua Nguyên cho sang giục cống nạp. Vua Thánh Tông sai sứ sang xin miễn việc cống người và bãi bỏ việc đặt quan giám trị. Vua Nguyên bằng lòng bỏ việc cống người nhưng lại bắt tuân thủ 6 điều khác: Vua phải thân vào chầu khẩu, phải chịu việc binh dịch, phải nộp thuế má và cứ giữ lệ đặt quan giám trị.
Vua Ðại Việt lần nữa thoái thác không chịu. Năm Tân Mùi (1271), vua Mông Cổ Hốt Tất Liệt nhân đổi quốc huyện là Ðại Nguyên đòi vua Thánh Tông. Vua Thánh Tông cáo bệnh không đi. Chúng cho sứ sang tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, vua Thánh Tông trả lời rằng: Cột ấy lâu ngày đã mất.
Nhìn chung, vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, nhằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo cơ xâm lược của nhà Nguyên.
Năm Ðinh Sửu (1277), Thái Thượng hoàng Trần Thái Tông mất ở phủ Thiên Trường (Tức Mạc). Năm sau, vua Thánh Tông nhường ngôi cho con là Thái Khâm rồi về ở phủ Thiên Trường làm Thái thượng hoàng.
Vua Trần Thánh Tông trị vì được 21 năm, làm Thái Thượng Hoàng được 3 năm, thọ 51 tuổi.
♦ Trần Nhân Tông(1279-1293):
Niên hiệu:
- Thiệu Bảo (1279-1284);
- Trùng Hưng (1285-1293).
Vua Trần Thánh Tông có 3 con, Thiên Thuỵ công chúa, Thái tử Khâm và Tả Thiên Vương Ðức Việp. Năm Kỷ Mão (1279), Thái tử Khâm sinh năm Mậu Ngọ (1258) kế vị ngôi vua, lấy tên là Nhân Tông.
Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, quyết đoán, được sử sách ngợi ca là vị anh hùng cứu nước. Thời gian Trần Nhân Tông trị vì, nước Ðại Việt đã trải qua những thử thách ghê gớm.
Ngay sau khi Trần Nhân Tông lên ngôi, nhà Nguyên liền sai Lệ bộ Thượng thư sang sứ Ðại Việt. Sài Thung đến kinh thành, lên mặt kiêu ngạo, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh, rồi cho người đưa thư trách vua Trần Nhân Tông tự lập ngôi vua và đòi phải sang chầu thiên triều.
Vua sai đại thần ra tiếp, Thung không thèm đáp lễ, vua mời yến, hắn không thèm đến. Năm Nhâm Ngọ (1282) vua Nguyên lại cho sứ sang dụ: Nếu vua nước Nam không sang chầu được thì phải đưa vàng, ngọc sang thay, và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương bói toán, thợ khéo tay, mỗi hạng 2 người. Trần Nhân Tông đành cho chú họ là Trần Di Ái và bọn Lê Tuân, Lê Mục sang thay mình. Vua Nguyên bèn lập Trần Di Ái làm An Nam Quốc vương, Lê Mục làm Hàn lâm học sĩ, Lê Tuân làm Thượng thư lệnh, và sai Sài Thung dẫn 1000 quân đưa bọn ấy về nước. Hay tin, Trần Nhân Tông sai tướng đem quân lên đón đường đánh lũ nghịch thần. Sài Thung bị tên bắn mù một mắt, trốn chạy về nước, còn lũ Trần Di Ái bị bắt, phải tội đi làm lính. Thấy không thể thu phục được vua Trần, Nhà Nguyên liên tiếp phát động 2 cuộc chiến tranh xâm lược vào các năm 1285, 1287 toan làm cỏ nước Nam. Trong 2 lần kháng chiến này. Trần Nhân Tông đã trở thành ngọn cờ kết chặt lòng dân, lãnh đạo nhân dân Ðại Việt vượt qua bao khó khăn đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi huy hoàng.
Sau 14 năm làm vua, Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông rồi làm Thái thượng hoàng và đi tu, trở thành thuỷ tổ phái Thiền Trúc Lâm, Yên Tử, một phái Thiền để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nhân Tông thật sự là một triết gia lớn của Phật thể hiện được đủ trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam. Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông là tinh thần thực tiễn, chiến đấu và táo bạo.
Anh hùng cứu nước, triết nhân, thi sĩ là phẩm chất kết hợp hài hoà trong con người Nhân Tông. Về phương diện thi sĩ Nhân Tông có tâm hồn thanh cao, phóng khoáng, một cái nhìn tinh tế, tao nhã.
Trần Nhân Tông qua đời năm Mậu Thân 1308 tại am Ngoạ Vân, núi Yên Tử (Ðông Triều, Quảng Ninh).
♦ Hưng Ðạo Ðại Vương - Trần Quốc Tuấn:
Trần Quốc Tuấn (1228-1300) là một danh nhân kiệt xuất của dân tộc đồng thời là danh quân sự cổ kim của thế giới. Ngay từ nhỏ, Trần Liễu đã kén những thầy giỏi dạy cho Quốc Tuấn, ký thác vào con hội đủ tài văn võ, mong trả mối thù sâu nặng năm nào. Lớn lên Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, đọc rộng các sách cả văn lẫn võ. Trong đời mình, Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, 3 lần nạn nước. Nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùng cứu nước. Ông luôn đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ 2, thấy rõ nếu ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hoà hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo thắng quân Nguyên hùng mạnh.
Ba lần chống giặc các vua Trần đều giao cho ông quyền thiết chế. (Tổng tư lệnh quân đội), vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính vì vậy tướng sĩ hết lòng thương yêu ông. Ðạo quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến bách thắng. Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột triều đình. Ông đã soạn hai bộ binh thư. Binh thư yếu lược và vạn kiếp tống bí truyền thư để răn dậy các tướng cầm quân đánh giặc. Khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, Trần Quốc Tuấn viết hịch “Hịch tướng sĩ”, truyền lệnh cho các tướng, dạy họ bảo họ lẽ thắng bại, tiến lui. Hịch tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn chương của một bậc “Ðại bút”. Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu, là tướng dũng ông xông pha nơi nguy hiểm để đánh giặc, tạo lên những trận Bạch Ðằng oanh liệt nghìn đời. Là tướng tín, ông bày tỏ trước quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông sẽ gặp hoạ, cho nên, cả ba lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều sát binh mã và đều lập được công lớn.
Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300 ) “Bình Bắc đại nguyên soái” Hưng Ðạo Vương qua đời. Theo lời ông dặn, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chọn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng trồng cây như cũ. Vua gia phong cho chức Hưng Ðạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông lúc sinh thời.
♦ Thượng tướng, Thái sư - Trần Quang Khải:
Trần Quang Khải (1244-1294), là con trai vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh). Dưới triều vua Trần Thánh Tông (anh ruột Quang Khải), Trần Quang Khải được phong tước Chiêu Minh Ðại Vương. Năm Giáp Tuất (1274), Ông được giao chức Tướng quốc thái uý. Năm Nhâm Ngọ (1282), dưới triều vua Nhân Tông, Trần Quang Khải được cử làm Thượng thái sư, nắm toàn quyền nội chính, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba, Trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt thứ hai, sau Trần Quốc Tuấn và có nhiều công lớn. Chính Trần Quang Khải đã chỉ huy quân Trần đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và Thăng Long, những trận then chốt nhằm khôi phục kinh thành vào cuối tháng 5 năm Ất Dậu (1285).
Bên cạnh năng lực quân sự, Trần Quang Khải còn là một nhà thơ có vị trí không nhỏ trong văn học sử Việt Nam. Ông là tác giả “Lạc Ðạo” đã thất truyền và theo lời bình của Phan Huy Chú, thơ ông “thanh thoát, nhàn nhã, sâu xa, lý thú”.
Trần Quang Khải, một cuộc đời lớn, vừa làm chủ tướng, vừa làm tướng, vừa đánh giặc vừa làm thơ.
♦ Chiêu Văn Vương - Trần Nhật Duật:
Trần Nhật Duật (1253-1330), con trai thứ tư của Trần Thái Tông, người có công lớn trong việc chỉ huy quân Trần đánh thắng giặc Nguyên, từng được phong Thái uý quốc công với Chiêu Văn đại vương, từ bé đã nổi tiếng là ông hoàng hiếu học và “sớm lộ thiên tri”, ham thích hiểu biết về các tiếng nói và các giống người. Có thể nói, tuổi trẻ của Trần Nhật Duật là những năm tháng miệt mài rèn luyện để thành tài. Vì vậy, Nhật Duật nổi tiếng hiểu nhiều biết rộng. Uy tín của vị vương còn vang dội cả nước ngoài do hiểu biết sâu rộng về các nước láng giềng. Học biết tiếng Tống, tiếng Chiêm Thành, Nhật Duật chẳng những chỉ sử dụng thành thạo những ngôn ngữ ấy mà còn am hiểu nhiều mặt của các nước đó kể cả phong tục, tập quán của họ. Ðối với các dân tộc trong nước, Nhật Duật không chỉ hiểu tiếng mà còn hiểu cả về người.
♦ Trần Anh Tông (1293-1314):
Niên hiệu: Hưng Long.
Vua Nhân Tông có ba người con: Anh Tông Thuyên, Huệ võ vương Quốc Chẩn và công chúa Huyền Trân. Năm Quý Tỵ (1293), Nhân Tông truyền ngôi cho con cả là Thái tử Thuyên. Thái tử Trần Thuyên sinh năm Bính Tý (1276) lên làm vua lấy hiệu là Anh Tông. Năm Giáp Dần (1314) Anh Tông nhường ngôi cho thái tử Mạnh rồi về làm Thái thượng hoàng ở phủ Thiên Trường đến năm Canh Thân (1320) thì mất. Anh Tông trị vì 21 năm thọ 54 tuổi.
♦ Trần Minh Tông (1314-1329):
Niên hiệu:
- Ðại Khánh (1314-1323);
- Khai Thái (1324-1329).
Năm Giáp Dần (1314) Thái tử Mạnh, sinh năm Canh Tý (1300) lên nối ngôi lấy hiệu là Minh Tông. Minh Tông có lòng nhân hậu, hay thương người nhưng xét việc chưa minh. Năm Ất Mão (1315) vua định lệ cấm người trong họ không được kiện cáo nhau. Năm Quý Hợi (1323), mở khoa thi Thái học sinh chọn người tài ra giúp nước. Nhờ biết tôn trọng kẻ sĩ nên vua Minh Tông đã có dưới trướng mình những kẻ hiền thần như Ðoàn Nhữ Hài, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Văn Ngạn, Chu Văn An giúp rập. Tuy nhiên do quá tin vào bọn nịnh thần, vua giết oan Huệ võ vương Trần Quốc Chẩn, một người có công, đồng thời là Quốc trượng (bố vợ) mình. Trần Quốc Chẩn thân sinh ra Hoàng hậu Lê Thánh (vợ Minh Tông). Ông có công mấy lần đánh tan quân Chiêm Thành gây hấn. Như vì lúc ấy Hoàng hậu chưa sinh Hoàng tử nên trong việc chọn Thái tử triều thần phân ra làm hai phái chủ trương trái ngược nhau: một phái do Trần Quốc Chẩn đứng đầu muốn chờ Hoàng hậu sinh con trai rồi sẽ lập Thái tử. Một phái do Văn Hiến hầu Trần Khắc Chung xin lập Hoàng tử Vượng là con một quý phi làm Thái tử. Việc chưa ngã ngũ thì Văn Hiến Hầu cho tên Trần Nhạc là đầy tớ của Trần Quốc Chẩn 100 lạng vàng, xui nó vu cáo Quốc Chẩn mưu làm phản. Vua Minh Tông liền bắt Quốc Chẩn giam ở chùa Tư Phúc. Nhân đó Trần Khắc Chung xin vua trừ Quốc Chẩn đi, lấy cớ : “bắt hổ thì dễ, thả hổ thì khó”. Minh Tông nghe theo, không cho Quốc Chẩn ăn uống gì cả. Biết cha mình khát, Hoàng hậu Lê Thánh phải lấy áo nhúng nước mặc vào rồi vắt ra cho uống, cuối cùng Quốc Chẩn bị chết. Sau có người vợ lẽ của Trần Nhạc ghen với vợ cả tố cáo sự thật. Nỗi oan được giải nhưng một trung thần đã chết. Minh Tông làm vua đến năm Kỷ Tỵ (1329) thì nhường ngôi cho Thái tử Vượng, về làm Thái thượng hoàng.
♦ Trần Hiển Tông (1329-1341):
Niên hiệu: Khai Hưu.
Thái tử Vượng sinh năm Kỷ Mùi (1319), mới 10 tuổi lên nối ngôi, hiệu là Hiển Tông. Hiển Tông trị vì nhưng việc điều khiển triều chính, kể cả việc dẹp loạn Ngưu Hống ở Ðà Giang, đánh quân Ai Lao xâm phạm bờ cõi đều do Thượng hoàng Minh Tông đảm nhận.
Hiển Tông làm vua đến năm Tân Tị (1341) thì mất, ở ngôi được 13 năm, thọ 23 tuổi.
♦ Trần Dụ Tông (1341-1369):
Niên hiệu:
- Thiệu Phong (1341-1357);
- Ðại Trị (1358-1369).
Hiển Tông không có con nên việc truyền ngôi báu do Thượng hoàng xếp đặt. Thượng hoàng Minh Tông có 7 con trai: Hiển Tông vương, Cung Túc vương Dục, Cung Ðịnh vương Trạch, Dụ Tông Hạo, Cung Tĩnh vương Nguyên Trạch, Nghệ Tông Phủ, Duệ Tông Kính.
Hiển Tông mất, Thượng hoàng lập người con tên là Hạo, sinh năm Bính Ngọ (1336) lên làm vua, hiệu là Dụ Tông. Những năm đầu mọi việc quyền bính đều do Thượng hoàng Minh Tông điều khiển. Bởi thế, dù có mất mùa dân đói nhưng việc chính trị còn có nền nếp. Từ năm 1358 trở đi, Thượng hoàng mất, các cựu thần như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn cũng không còn, triều đình bắt đầu rối loạn. Bọn gian thần kéo bè, kết đảng lũng đoạn triều chính. Chu Văn An dâng “thất trảm sớ”, xin chém 7 gian thần nhưng vua không nghe, ông liền bỏ quan về dạy học. Đã thế vua Dụ Tông ham chơi bời, rượu chè, xây cung điện để đánh bạc, mở tiệc bắt các quan thi nhau uống rượu, ai uống 100 thăng thì thưởng cho 2 trật... khiến cho triều đình thối nát, loạn lạc nổi lên như ong. Nhân dân cực khổ trăm bề.
Bên ngoài nhà Minh mới đánh bại nhà Nguyên còn bận sửa sang việc nước chưa dòm ngó đến Ðại Việt. Trái lại, Chiêm Thành thấy nhà Trần suy yếu, có ý coi thường, muốn đòi lại đất Thuận Hoá. Vua Chiêm là Chế Bồng Nga mấy lần đem quân đánh phá thành Thăng Long khiến triều Trần nhiều phen khốn đốn.
Năm Kỷ Dậu (1469) vua Dụ Tông mất thì bão táp đã nổi lên ở cung đình. Nguyên do Dụ Tông không có con. Triều đình lập Cung Ðịnh vương là anh Dụ Tông lên làm vua nhưng bà Hoàng thái hậu nhất định đòi lập người con nuôi của Cung Túc vương là Dương Nhật Lễ lên ngôi. Nguyên mẹ Nhật Lễ là một đào hát, lấy một kép hát bội là Dương Khương có thai rồi mới bỏ Dương Khương mà lấy Cung Túc vương sinh ra Nhật Lễ. Nay lên làm vua. Nhật Lễ muốn cải họ Dương để dứt ngôi nhà Trần rồi giết bà Hoàng thái hậu cùng Cung Ðịnh vương. Cung Tĩnh vương vốn nhu nhược thấy thế bỏ trốn lên mạn Ðà Giang.
Trước tình hình nội chính rối ren, các tôn thất nhà Trần hội nhau khởi binh về bắt giết Nhật Lễ rồi rước Cung Tĩnh Vương về làm vua, tức vua Trần Nghệ Tông.
♦ Trần Nghệ Tông (1370-1372):
Niên hiệu: Thiệu Khánh.
Cung Tĩnh Vương sinh năm Ất Sửu (1324), do các tôn thất nhà Trần phò giúp, lên ngôi năm Canh Tuất (1370). Nghệ Tông lên vua chưa được bao lâu đã phải lao đao chạy giặc. Nguyên do, khi Nhật Lễ bị giết, mẹ Nhật Lễ chạy vào Chiêm Thành cầu cứu vua Chế Bồng Nga đem quân đánh Ðại Việt. Quân Chiêm vượt bể vào cửa Ðại An tiến đánh Thăng Long. Quân Trần không chống nổi, phải bỏ kinh thành. Vua Nghệ Tông chạy sang Ðông Ngàn (Ðình Bảng, Bắc Ninh) lánh nạn. Quân Chiêm Thành vào thành đốt sạch cung điện bắt đàn bà con gái, lấy hết vàng bạc châu báu rồi rút quân về. Vua nhu nhược, bất lực không điều khiển nổi triều chính phải trao cho Hồ Quý Ly nhiều quyền hành. Hồ Quý Ly có hai người cô lấy vua Minh Tông. Một người là Minh Từ hoàng hậu sinh ra vua Nghệ Tông, một người là Ðôn từ hoàng hậu sinh ra vua Duệ Tông. Vì vậy, Nghệ Tông tin dùng phong Hồ Quý Ly làm khu Mật Ðại Sứ tại gia tước Trung Truyên Hầu.
Năm Nhâm Tý (1372), Nghệ Tông truyên Ngôi cho em là Kính rồi về phủ Thiên Trường làm Thái Thượng Hoàng.
♦ Trần Duệ Tông (1372-1377):
Niên Hiệu: Long Khánh.
Trần Kính sinh năm Ðinh Mùi (1337), lên ngôi lấy hiệu là Duệ Tông, lập em họ Hồ Quý Ly là Lê Thị làm Hoàng hậu. Duệ Tông quyết đoán hơn nhưng không thể làm được gì vì quyền bính vẫn do Thái thượng hoàng nắm giữ. Năm Giáp Dần (1374), vua cho mở khoa thi tiến sĩ thay cho thi Thái học sinh, lấy được 50 người ban cho mũ áo vinh quy.
Việc nổi cộm nhất dưới thời Duệ Tông là chiến tranh với Chiêm Thành. Năm Bính Thìn (1376), quân Chiêm sang đánh Hoá Châu (Nghệ An). Thấy Chiêm Thành luôn xâm phạm bờ cõi Ðại Việt, vua Duệ Tông quyết thân chinh đem quân đi trừng phạt. Vua sai quân dân Thanh Hoá, Nghệ An vận tải 5 vạn thạnh lương vào Hoá Châu rồi rước Thượng hoàng dự lễ duyệt binh. Có lẽ vì sợ, Chế Bồng Nga sai người sang cống 15 mâm vàng. Nhưng quan trấn thủ Hoá Châu là Ðỗ Tử Bình ỉm đi rồi dâng sớ nói dối rằng Chế Bồng Nga ngạo mạn, vô lễ, xin vua cử binh đi đánh. Ðược tin ấy, vua Duệ Tông sai Quý Ly dốc lương vận lương thực đến cửa biển Di Luân (Quảng Bình) rồi tự dừng quân 1 tháng để luyện tập sĩ tốt. Ðến tháng giêng năm Ðinh Tỵ (1377) tiến quân vào cửa Thị Nại (Quy Nhơn) đánh lấy đồn Thạch Kiêu và động Kỳ Mang rồi tiến vào Ðồ Bàn, Kinh đô vua Chiêm. Chế Bồng Nga lập đồn giữ ở ngoài thành, cho người trá hàng nói Chế Bồng Nga đã bỏ thành chạy trốn xin tiến binh ngay. Duệ Tông tưởng thật truyền lệnh tiến binh vào thành. Ðại tướng Ðại Việt là Ðỗ Lễ can mãi vua không nghe. Khi quân Việt đến chân thành Ðồ Bàn, quân Chiêm từ bốn phía đổ ra đánh. Quan quân thua to. Vua Duệ Tông chết trong đám loạn quân. Bọn Ðỗ Tử Bình lĩnh hậu quân, hèn nhát không đem quân lên cứu, Hồ Quý Ly cũng bỏ chạy. Thế mà về kinh Hồ Quý Ly không hề bị trách cứ, Ðỗ Tử Bình chỉ bị giáng xuống làm lính mà thôi.
♦ Trần Phế Ðế (1377-1388):
Niên hiệu: Xương Phù.
Thượng hoàng Nghệ Tông được tin vua Duệ Tông chết trận bèn lập con Duệ Tông là Hiền, sinh năm Tân Sửu (1361), lên nối ngôi, Hiệu là Phế Ðế. Nhưng mọi quyền bính vẫn do Thượng hoàng nắm giữ. Nước Ðại Việt những năm này bị Chiêm Thành quấy nhiễu, cướp bóc dữ dội. Ngay sau khi giết được vua Duệ Tông, Chế Bồng Nga huy động quân Chiêm tiến đánh và cướp bóc Thăng Long.
Năm Mậu Ngọ (1378), quân Chiêm lại sang đánh Nghệ An, rồi theo sông Ðại Hoàng cướp bóc Thăng Long lần nữa. Năm Canh Thân (1380) rồi năm Nhâm Tuất (1382) quân Chiêm lại xâm phạm bờ cõi Ðại Việt. Nhưng hai lần này chúng bị đánh bại. Tháng 6 năm Quý Hợi (1383), vua Chiêm Thành Chế Bồng Nga lại đem quân tiến đánh Ðại Việt. Thượng hoàng Nghệ Tông sai tướng Mật Ôn gia giữ ở châu Tam Kỳ (Quốc Oai). Nhưng Mật Ôn thua trận bị bắt sống. Thượng hoàng sợ hãi sai Nguyễn Ða Phương ở lại giữ kinh thành còn mình và vua Phế Ðế chạy sang Ðông Ngàn. Có người thấy vậy níu thuyền lại xin Thượng hoàng cứ ở lại kinh sư mà chống giặc. Nhưng Thượng hoàng không nghe. Lần nữa quân Chiêm lại tàn phá Thăng Long. Vậy mà khi giặc rút về Thượng hoàng và vua không lo việc phòng bị mà chỉ lo mang của cải đi chôn giấu. Và để cứu kho tàng trống rỗng vì chiến tranh, nhà vua đã tăng sưu thuế, hơn thế nữa, nhà vua bắt mỗi suất đinh mỗi năm phải đóng 3 quan tiền thuế, (Thuế thanh sinh ra từ đây) khiến cho muôn dân ngày càng cực khổ.
Trong khi ấy, ở phương Bắc, nhà Minh bắt đầu dòm ngó Ðại Việt. Năm Giáp Tý (1384), Minh Thái Tổ sai sứ sang Ðại Việt đòi cấp 5 ngàn thạch lương cho quân Minh ở Vân Nam, cùng nhiều cống phẩm quý giá khác.
Trước tình hình quốc chính rã rời, nhiều tôn thất nhà Trần chỉ lo cho cá nhân mình, xin về trí sĩ. Thượng hoàng nghe lời Quý Ly xuống chiếu trách nhà vua Phế Ðế trẻ con, lại có ý làm hại kẻ công thần, làm nguy xã tắc nên giáng xuống làm Minh Ðức đại vương và lập Chiêu Ðịnh Vương là con Nghệ Tông lên nối ngôi.
Thấy Thượng hoàng mê muội, một số tướng toan đem quân vào điện cứu vua Phế Ðế. Nhưng vua viết hai chữ “Giải Giáp”, ý không muốn trái lệnh thượng hoàng. Sau đó vua Phế Ðế bị thắt cổ chết, các tướng đồng mưu giết Quý Ly đều bị sát hại.
♦ Trần Thuận Tông(1388-1398):
Niên Hiệu: Quang Thái.
Nghệ Tông thượng hoàng nghe Quý Ly, giết Phế Ðế rồi lập con út của mình là Chiêu Ðinh vương sinh năm Ðinh Tỵ (1377) lên làm vua, tức là vua Thuận Tông.
Hồ Quý Ly gả con gái Khâm Thánh cho Thuận Tông rồi chuyên quyền gài tay chân thân tín nắm giữ những chức vụ then chốt trong triều đình và trong quân đội. Thực trạng đó khiến cho lòng dân hoang mang bất phúc, nên loạn lạc nổi lên ở nhiều nơi. Kiệt liệt hơn cả là cuộc nổi dậy của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai (Sơn Tây). Về sau Sư Ôn bị một bộ tướng của triều đình là Hoàng Phùng Thế đánh, bắt được.
Năm Kỷ Tỵ (1389) Chế Bồng Nga lại đem quân tiến đánh Ðại Việt. Vua sai Hồ Quý Ly đem quân cự chiến. Nhưng Hồ Quý Ly thua trận phải rút chạy. Cuối năm ấy Chế Bồng Nga lại tiến vào sông Hoàng Giang để đánh chiếm Thăng Long. Thượng hoàng sai đô tướng Trần Khát Chân đem chiến binh đi chặn giặc.
Tháng giêng năm Canh Ngọ (1390), Chế Bồng Nga đi thị sát trận địa của Trần Khát Chân. Bấy giờ có hàng binh Chiêm Thành cho Khát Chân hay dấu hiệu đặc biệt của Chiêm Thành, đặc biệt của chiến thuyền chở Chế Bồng Nga trong số cả trăm thuyền đang tiến vào trận địa. Khát Chân ra lệnh mọi loại vũ khí bắn vào thuyền ấy. Chế Bồng Nga trúng tên chết. Quan quân được thế đổ ra đánh, quân Chiêm đại bại. Khát Chân lấy đầu Chế Bồng Nga đem dâng triều đình. Tướng Chiêm Thành là La Khải đem 5 tàn quân về nước chiếm lấy ngôi vua Chiêm. Hai người con Chế Bồng Nga chạy sang hàng Ðại Việt, được vua Trần trọng dụng.
Trừ xong giặc Chiêm Thành, Hồ Quý Ly càng thao túng triều đình. Những người không ăn cánh với mình, trừ con cái Trần Nguyên Ðán, Quý Ly đều xui Thượng hoàng giết đi. Nhiều hoàng tử, thân vương đều bị sát hại.
Tháng Chạp năm Giáp Tuất (1394) Thượng hoàng Nghệ Tông mất. Trị vì được 3 năm, làm Thái thượng hoàng 27 năm, thọ 74 tuổi. Người đương thời cho Nghệ Tông là ông vua “Chí khí đã không có, trí tuệ cũng kém, để cho gian thần lừa đảo, giết hại cả con cháu họ hàng, xa bỏ những trung thần nghĩa sĩ, cứ tin dùng một Quý Ly cho được quyền thế đến nỗi làm xiêu đổ cả cơ nghiệp nhà Trần”.
Nghệ Tông mất rồi, Quý Ly lên làm Phụ chính thái sư dịch sách để dạy vua, thâu tóm trọn binh quyền trong triều ngoài lộ. Ðể dễ đường thoán đoạt, Quý Ly quyết định dời đô vào Thanh Hoá, xây Tây Ðô (Xã Yên Tôn, Vĩnh Lộc). Năm 1397, Quý Ly bắt vua Thuận Tông phải dời kinh về Tây Ðô. Tháng Ba năm sau, Quý Ly ép vua nhường ngôi để đi tu. Thuận Tông buộc phải nhường ngôi cho con rồi đi tu ở cung Bảo Thanh tại núi Ðại Lại (Thanh Hoá).
♦ Trần Thiếu Ðế(1398-1400):
Niên hiệu: Kiến Tân.
Hồ Quý Ly bắt vua Thuận Tông nhường ngôi cho Thái tử Án lúc đó mới có 3 tuổi lên kế nghiệp tức là vua Thiếu Ðế. Hồ Quý Ly tự xưng là Khâm Ðức Hưng Liệt đại vương rồi sai người giết Thuận Tông, con rể mình.
Triều Trần lúc đó có Thái bảo Trần Nguyên Hãn, Thượng tướng quân Trần Khát Chân lập hội tề mưu trừ Quý Ly. Việc bại lộ Hồ Quý Ly cho giết tất cả 370 người. Sau đấy, Hồ Quý Ly lại xưng là Quốc Tế Thượng Hoàng ở cung Nhâm Ngọ ra vào dùng nghi lễ Thiên tử. Ðến tháng hai năm Canh Thìn (1400) Hồ Quý Ly bỏ Thiếu Ðế rồi tự xưng làm vua, lật đổ nhà Trần lập nên nhà Hồ.
Như vậy, triều Trần kể từ Thái Tông Trần Cảnh đến Trần Thiếu Ðế, là 12 ông vua, trị vì được 175 năm.
Cơ nghiệp nhà Trần bắt đầu suy từ vua Dụ Tông và Nghệ Tông. Dụ Tông thì ham chơi, không lo đến chính sự, làm loạn cả kỷ cương phép nước, làm dân nghèo nước yếu để kẻ quyền thần được thể làm loạn, tự mình nối giáo cho giặc khiến cơ nghiệp nhà Trần tan vỡ.
- Chặn đứng quân xam lược nhà Tống, phá hủy, tiêu hao kho tàng lương thực, vũ khí mà nhà Tống chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.
- Tạo thế chủ động cho quân ta, làm trì hoãn kế hoạch xâm lược của quân Tống, đồng thời ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng.
- Chặn đứng quân xam lược nhà Tống, phá hủy, tiêu hao kho tàng lương thực, vũ khí mà nhà Tống chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.
- Tạo thế chủ động cho quân ta, làm trì hoãn kế hoạch xâm lược của quân Tống, đồng thời ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng.
4.
-chủ động tấn công để phòng thủ.
-đánh vào tâm lí lòng người.
-xây dựng phòng tuyến vững chắc.
-chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa.
Về các triều đại Ngô-Đinh-Tiền Lê, triều Lý, triều Trần và triều Hồ, đây là các triều đại lịch sử của Việt Nam. Mỗi triều đại đều có những đóng góp và thành tựu riêng trong lịch sử Việt Nam.
I. Các đời vua nhà Lý
Người khởi đầu cho triều đại nhà Lý là Lý Công Uẩn. Dưới triều vua Lê Long Đĩnh, Lý Công Uẩn là một quan võ giữ chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, khi vua Lê Long Đĩnh qua đời, do có đức, có tài mà Lý Công Uẩn được một số thế lực trong triều đình tôn lên làm Vua. Triều đại nhà Lý trải qua 9 đời vua, trị vì đất nước trong thời gian 126 năm.
1/ Vua Lý Thái Tổ tên thật là Lý Công Uẩn sinh năm 974 mất năm 1028, hưởng thọ 55 tuổi. Lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009 khi đó 35 tuổi, trị vì 19 năm (1009 – 1028).
2/ Vua Lý Thái Tông tên thật là Lý Phật Mã (tên khác là Lý Đức Chính) sinh năm 1000 mất năm 1054, hưởng thọ 55 tuổi. Lên ngôi năm 1028 khi đó 28 tuổi, trị vì 26 năm (1028-1054). .
3/ Vua Lý Thánh Tông tên thật là Lý Nhật Tôn sinh năm 1023 mất năm 1072, hưởng thọ 50 tuổi. Lên ngôi năm 1054 khi đó 31 tuổi , trị vì 18 năm (1054 - 1072).
4/ Vua Lý Nhân Tông tên thật là Lý Càn Đức sinh năm 1066 mất năm 1127, hưởng thọ 62 tuổi. Lên ngôi năm 1072 khi đó mới có 6 tuổi, trị vì 55 năm (1072 – 1127).
5/ Vua Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán sinh năm 1116 mất năm 1138, hưởng thọ 23 tuổi. Lên ngôi năm 1127 khi đó mới có 11 tuổi, trị vì 11 năm (1127 – 1138).
6/ Vua Lý Anh Tông tên thật là Lý Thiện Tộ sinh năm 1136 mất năm 1175, hưởng thọ 40 tuổi. Lên ngôi năm 1138 khi đó mới có 3 tuổi, trị vì 37 năm (1138-1175).
7/ Vua Lý Cao Tông tên thật là Lý Long Cán sinh năm 1173 mất năm 1210, hưởng thọ 38 tuổi. Lên ngôi năm 1176 khi đó mới có 3 tuổi, trị vì 34 năm (1176-1210).
8/ Vua Lý Huệ Tông tên thật là Lý Hạo Sảm sinh năm 1194 mất năm 1226, hưởng thọ 33 tuổi. Lên ngôi năm 1211 khi đó mới có 17 tuổi, trị vì 14 năm (1211-1225).
9/ Vua Lý Chiêu Hoàng tên thật là Lý Phật Kim (Lý Thiên Hinh) sinh năm 1218 mất năm 1278, hưởng thọ 61 tuổi. Lên ngôi năm 1224 khi đó mới có 6 tuổi, trị vì 01 năm (1224-1225). Lý Chiêu Hoàng là một trong những Nữ Hoàng của Việt Nam và là vị Vua cuối cùng của triều đại nhà Lý.
Từ năm 1225 thì triều đại nhà Lý chuyển giao sang triều đại nhà Trần.
II. Những sự kiện đặc biệt lớn trong triều đại nhà Lý.
1/ Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại la rồi đặt tên là Thăng Long, và thủ đô của nước ta đã tồn tại ở đây 1000 năm cho đến ngày nay.
2/ Tháng 10 năm 1054 sau khi Lý Thánh Tông lên ngôi đã đặt Quốc hiệu nước ta là ĐẠI VIỆT.
3/ Phật giáo phát triển, các vị vua đều theo Phật. Tạo được một giai đoạn dài thịnh trị nên nhân dân ta được sống trong cảnh thanh bình, no ấm.
4/ Mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076), tổ chức khoa thi đầu tiên năm 1075 để chọn người hiền tài ra giúp nước.
5/ Chiến tranh giữ nước.
- Năm 1069, Lý Thánh Tông đánh thắng Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Cuối cùng Chế Củ phải chịu hàng, dâng 3 châu để được tha về nước.
- Năm 1075 nhà Tống Trung Quốc đã tập trung quân ở Châu Khâm và Châu Liêm với ý đồ xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đã đem quân đến tận sào huyệt của giặc và đánh ta ý đồ xâm lăng này.
- Năm 1076 tháng 3, nhà Tống đem 9 tướng, 10 vạn quân tinh nhuệ, sang xâm lược Đại Việt. Dưới sự chỉ huy của Lý Thường kiệt, quân dân nhà Lý đã lập -Phòng tuyến sông Như Nguyệt và đánh ta đội quân xâm lược này.
6/ Năm 1225 nhà Lý đã chuyển giao quyền cai trị đất nước cho nhà Trần, từ Vua Lý Chiêu Hoàng sang cho Vua Trần Cảnh là một sự chuyển giao quyền lực rất đẹp, hợp thời, hợp thế. Sự chuyển giao quyền lực này đã không để cho ngoại bang có cơ hội xâm lược Đại Việt khi triều đại nhà Lý đã suy tàn, không để xảy ra nội chiến tranh giành quyền lực, cho nên nhân dân đỡ khổ cực lầm than.
- À,cậu không ghi thông tin sao mình làm được
- Mình không tìm thấy bất cứ thông tin gì về câu hỏi trên
Mình xin lỗi nhé
-Những thông tin dưới đây gợi cho em liên hệ đến triều đại phong kiến thời Lý trong lịch sủ dân tộc .(sách ven trang129)
-Tình hình kinh tế ,văn hóa của các triều đại
- Lý :kinh tế rất phát triển , văn hóa đặc sắc
- Trần : kinh tế rât phát triển như thủ công nghiệp ,văn hóa vẫn giữ những tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân ...
- Hồ :kinh tế phát triển tiền giấy , định lại mức thuế , văn hóa dịch chữ Hán sang chữ Nôm
Tham khảo
Người khởi đầu cho triều đại nhà Lý là Lý Công Uẩn. Dưới triều vua Lê Long Đĩnh, Lý Công Uẩn là một quan võ giữ chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, khi vua Lê Long Đĩnh qua đời, do có đức, có tài mà Lý Công Uẩn được một số thế lực trong triều đình tôn lên làm Vua. Triều đại nhà Lý trải qua 9 đời vua, trị vì đất nước trong thời gian 126 năm.
tham khao:
Nhà Lý (chữ Nôm: 茹李, chữ Hán: 李朝, Hán Việt: Lý triều), đôi khi gọi là nhà Hậu Lý (để phân biệt với triều đại Tiền Lý do Lý Bí thành lập) là một triều đại trong nền quân chủ Việt Nam. Triều đại này bắt đầu khi Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng 10 âm lịch năm 1009 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê. Triều đại này trải qua 9 vị hoàng đế và chấm dứt khi Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi, bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm.
Trong thời đại này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn 200 năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm. Vào năm 1054, Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt (大瞿越) thành Đại Việt (大越), mở ra kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam.
Trong nước, mặc dù các vị Hoàng đế đều sùng bái Phật giáo nhưng ảnh hưởng của Nho giáo cũng rất cao với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc Tử giám (1076) và tổ chức các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075, và Trạng nguyên đầu tiên là Lê Văn Thịnh. Về thể chế chính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại La làm kinh đô, đổi tên thành Thăng Long (昇龍) đã đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước. Những danh thần như Lê Văn Thịnh, Bùi Quốc Khái, Doãn Tử Tư, Đoàn Văn Khâm, Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành,... đã góp sức lớn về văn trị và chính trị, tạo nên một nền văn hiến rực rỡ của triều đại nhà Lý.
Quân đội nhà Lý được xây dựng có hệ thống đã trở nên hùng mạnh, ngoài chính sách Ngụ binh ư nông, các Hoàng đế nhà Lý chủ trương đẩy mạnh các lực lượng thủy binh, kỵ binh, bộ binh, tượng binh,... cùng số lượng lớn vũ khí giáo, mác, cung, nỏ, khiên và sự hỗ trợ công cụ công thành như máy bắn đá, những kỹ thuật tiên tiến nhất học hỏi từ quân sự Nhà Tống. Việc trang bị đầu tư và quy mô khiến quốc lực dồi dào, có đủ khả năng thảo phạt các bộ tộc man di ở biên giới, cũng như quốc gia kình địch phía Nam là Chiêm Thành hay cướp phá thường xuyên, bảo vệ thành công lãnh thổ và thậm chí mở rộng hơn vào năm 1069, khi Lý Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành và thu về đáng kể diện tích lãnh thổ. Quân đội nhà Lý còn vẻ vang hơn khi đánh bại quân đội của Vương quốc Đại Lý, Đế quốc Khmer và đặc biệt là sự kiện danh tướng Lý Thường Kiệt dẫn quân đội đánh phá vào lãnh thổ Nhà Tống vào năm 1075, dẫn đến Trận Như Nguyệt xảy ra trên đất Đại Việt và quân đội hùng mạnh của nhà Tống hoàn toàn thất bại.
Bên cạnh quân sự, nhà Lý còn nổi tiếng về nghệ thuật với kinh đô Thăng Long – một quần thể kiến trúc vĩ đại và hoa lệ. Những hiện vật về mái ngói, linh thú trang trí trên nóc mái và các loại gạch lót cho thấy trình độ mỹ nghệ cao của các nghệ nhân thời Lý. Con Rồng thời Lý được xem là hình tượng đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình đương thời, bên cạnh các tượng Phật lớn còn lại cho thấy tư duy đồ sộ của người thời Lý là rất lớn. 3 trong 4 bảo vật của An Nam tứ đại khí là Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền và Tượng phật Chùa Quỳnh Lâm được tạo ra trong thời đại nhà Lý. Cùng với sự sùng đạo Phật, những tinh hoa nhất của nghệ thuật thời Lý đa phần đều thể hiện qua các bức tượng Phật, chùa chiền.