Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bài văn có hệ thống luận điểm như sau :
+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ : Cùng với thực tại khách quan là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm nghệ thuật lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
+ Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc.
+ Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kỳ diệu, bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên. Các luận điểm vừa có sự giải thích cho nhau vừa nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo hướng càng lúc càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.
- Tóm tắt hệ thống luận điểm của bài:
• Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.
• Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống con người nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.
• Văn nghệ có khả năng cảm hóa, có sức lôi cuốn thật kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động con người qua những rung cảm sâu xa.
- Nhận xét về bố cục bài nghị luận: bố cục chặt chẽ, luận điểm logic, mạch lạc, giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên, vừa bổ sung giải thích cho nhau.
Tóm tắt truyện người con gái Nam Xương
Vũ Nương hiền lành, nết na lấy Trương Sinh tính tình nóng nảy, đa nghi. Sau khi Trương Sinh đi lính trở về, nghe lời con nhỏ chưa hiểu sự tình đã mắng đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà. Vũ Nương không giải thích được bèn nhảy xuống sông Hoàng Giang tự minh oan, sau đó được thần Linh Phi cứu và cho ở dưới thủy cung. Một ngày nọ, Vũ Nương gặp lại người hàng xóm là Phan Lang, nàng nhờ Phan Lang nói với Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Nàng trở về giữa dòng, nói đôi lời rồi dần dần biến mất.
“Lặng lẽ Sa Pa” là chuyện ngắn xoay quanh về nhân vật chính là một anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lý địa cầu. Vì vậy anh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn quanh năm mây mù bao phủ. Trong một lần anh gặp gỡ với ông họa sĩ và cô kĩ sư, họ cùng lên thăm chỗ anh ở. Anh giới thiệu với họ về công việc và cuộc sống hàng ngày của mình. Công việc anh đòi hỏi tinh thần trách nghiệm cao nên anh tự tạo cho mình cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần. Anh có một căn nhà ngăn nắp, ngọn gàng, có vườn rau, vườn hoa và có sách là bạn. Anh tặng vợ bác lái xe củ tam thất, tặng cô kĩ sư bó hoa, tặng ông họa sĩ một giỏ trứng. Ông họa sĩ già ngưỡng mộ anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân dung nhưng anh đã từ chối. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng hết lòng phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Sau một lúc nói chuyện họ chia tay. Song anh đã để lại những ấn tượng tốt trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư, ông họa sĩ đã hứa sẽ có dịp quay trở lại thăm anh.
Tham khảo:
1.
Vũ Nương là cô gái xinh đẹp, thùy mị, nết na khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ. Ngày chồng tòng quân, nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về. Ở nhà, nàng một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời. Khi chồng trở về, bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó khiến Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông. Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh. Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử. Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung.
2.
Bàn về đọc sách, cụ thể là bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách, tác giả triển khai vấn đề:
- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách
- Các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay
- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả
"Cố hương" của Lỗ Tấn kể về cuộc thăm quê của nhân vật Tấn sau 20 năm xa cách. Tấn cùng người mẹ già sửa soạn đồ đạc, bán đi mọi đồ dùng để chuẩn bị dời đi. Gần Tết thì Nhuận Thổ - 1 người bạn cũ của Tấn đến thăm. Anh đau xót khi thấy người bạn cũ của mình đã thay đổi quá nhiều, nhưng may mắn là vẫn giữ được phẩm chất thật thà, ngay thẳng. Sau đó, Tấn gặp lại thím Hai Dương. Sau 20 năm, chị ta đã trở thành một người đàn bà xấu xí, vô duyên, chua ngoa, đánh đá. Anh Tấn rời quê hương mà không một chút lưu luyến do sự thay đổi một cách tiêu cực của quê hương.
ới chuyến về quê cuối cùng để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống, nhân vật tôi đau xót nhận ra những thay đổi ghê gớm của làng quê. Từ đó, nhân vật tôi đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa bấy giờ. Ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng. Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.
- Phần 1: Hành trình trở về quê của nhân vật tôi.
- Phần 2: Con người và quê hương trong quá khứ - hiện tại.
- Phần 3: Suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường ra đi.