Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nếu tự nghĩ mk sẽ tích luôn cho bạn ấy dù ko phải người thứ 10
Tham khảo : tóm tắt nội dung Không gia đình
“Không gia đình” kể về cuộc đời của cậu bé Rémi xoay quanh những nhân vật như má Barberin, cụ Vitalis, bà Milligan, Arthur, bé Lise, người bạn Mattia,… cùng đoàn xiếc thú gồm 3 chú chó Capi, Zerbino, Dolce và “ngài” khỉ Joli-Cœur
Rémi từ bé đã bị người ta đánh cắp rồi bỏ rơi ở Paris, sau đó được gia đình Barberin mang về nuôi. Dù là con nuôi nhưng em vẫn được yêu thương và chăm sóc cẩn thận trong vòng tay má Barberin, cho đến một ngày nọ, khi người chồng làm việc ở Paris – lão Barberin bị thương tật do tai nạn trở về, ông đã đem bán Rémi cho gánh xiếc của cụ Vitalis.
Kể từ đó bé Rémi và cụ Vitalis hai người đã cùng với đoàn xiếc thú lang thang khắp mọi miền nước Anh và nước Pháp để kiếm sống. Trên con đường thiên lý ấy, Rémi đã gặp được những người tốt, rồi cũng có những kẻ xấu. Cuộc đời chú bé Rémi đã thay đổi khi cụ Vitalis mất đi trong một đêm giá rét. Bé Rémi đã được gia đình bác Acquin cưu mang và nhận làm con nuôi, đổi lại em cũng phải tự lao động để kiếm ăn.
Những ngày sống ở gia đình bác Acquin là những ngày Rémi cảm thấy bình yên và hạnh phúc, bởi Rémi được yêu thương và có quyền yêu thương những anh chị em trong gia đình, và cả bác Acquin. Nhưng, cuộc sống êm đềm chưa được bao lâu thì biến cố lại đến với Rémi.
Bác Acquin bị thiếu nợ, phải ở tù, bác nhờ người em là cô Cartherin lên sắp xếp chỗ ở cho những đứa con của bác. Thế rồi, mỗi người một ngả, chỉ riêng Rémi là chọn trở lại kiếp sống lang thang, trở thành một chủ gánh với gánh xiếc gồm anh và con chó Capi. Lúc này, Rémi đã gặp Mattia – một cậu bé em đã từng gặp trong gánh trẻ em của ông Garofoli. Mattia xin vào gánh xiếc của Rémi, thế rồi cả hai cùng nhau bước đi trên con đường thiên lý.
Con đường lần này gian khổ hơn, đã có lúc Rémi may mắn thoát nạn trong một vụ sập hầm mỏ, đã có lúc Rémi bị người khác nghi oan và tống vào nhà giam. Nhưng sau cùng, Rémi đã tìm lại được gia đình của mình, một gia đình mà Rémi sẽ được nuôi nấng đàng hoàng, được học hành tử tế, và quan trọng nhất là được yêu thương những người trong gia đình.
Rémi, dù bất kì đâu, bất kì hoàn cảnh nào, vẫn luôn noi theo nếp sống thanh cao mà cụ Vitalis đã dạy em: có lòng tự trọng, dũng cảm, thương người và thương động vật, không dối trá, không ngửa tay xin xỏ và phải biết trở thành một con người có ích.
TÓM TẮT TIỂU THUYẾT - KHÔNG GIA ĐÌNH - Hector Malot
Remi một cậu bé bị bỏ rơi tại Paris và được nhận nuôi bởi gia đình Barberin ở làng Chavanon,mẹ nuôi của cậu là bà Barberin rất yêu thương cậu nhưng cha nuôi của cậu thì không như vậy. Sau một sự cố bị tai nạn khi đi làm tại Paris ông Barberin phải bán tài sản lớn nhất của gia đình là con bò cái để đi kiện ông chủ thầu làm ông bị tai nạn nhưng thua kiện.Gia đình nghèo khó lại càng khó khăn hơn nên ông không thể giữ Remi ở lại gia đình tuy bà Barberin yêu thương cậu nhưng không giám cãi lời chồng và cuối cùng cậu bị bán cho gánh xiếc của ông cụ Vitalis.
Remi rong ruổi khắp các miền của nước Pháp cùng những người bạn của trong gánh xiếc rong của cụ Vitalis đó là con khỉ Joli-Coeur, 3 con chó Capi,Zerbino,Dolce.Trong chuyến đi cùng cụ Vitalis cậu đã học được rất nhiều thứ mà trước đây cậu không biết ,cụ Vitalis đã dạy cậu làm xiếc ,diễn trò, chơi đàn và học chữ.Nhưng trong khi đi khắp mọi miền của nước Pháp ,Remi và cụ Vitalis đã gặp phải những khó khăn vô vàn chịu lạnh, chịu đói.Một sự cố trong khi diễn xiếc là cụ Vitalis bị bắt bỏ tù 3 tháng và Remi phải lang thang sống 1 mình nhưng may mắn cậu đã gặp được bà Miligan và cậu bé Arthur đi trên thuyền Thiên Nga, bà đã giúp đỡ Remi trong thời gian cụ Vitalis ở tù.Remi sống thoải mái trên thuyền cùng bà Miligan và Arthur cho đến khi cụ Vitalis ra tù.
Sau khi cụ Vitalis ra tù Remi lại tiếp tục rong ruổi cùng cụ và gánh xiếc đi khắp mọi miền nước Pháp và trong một lần di chuyển không tìm được nhà trọ trong mùa đông tuyết rơi mà phải trú chân trong rừng và lần đó chó sói đã bắt mất 2 chú chó Zerbino và Dolce. Con khỉ Joli-Coeur cũng chết vì bệnh phổi sau đó ít lâu. Mất đi những thành viên trong đoàn nên gánh xiếc không thể tiếp tục cụ Vitalis và Remi đến Paris để tìm kiếm cơ hội mới và tại đây trong lần đầu tiên đặt chân và Paris thì cụ Vitalis cũng ra đi mãi mãi trong một đêm mưa tuyết vì không có tiền thuê nhà trọ.
Sau khi cụ Vitalis mất Remi may mắn được một gia đình nông dân trồng hoa tại Paris nhận nuôi đó là gia đình bác Acquin , có 5 người trong gia đình đó là bác trai Acquin, 2 anh trai là Alexis ,Benjamin, Chị cả Estiennette và em gái út Lise. Remi được nhận nuôi và sống trong gia đình bác Acquin , cùng làm vườn, cùng trồng hoa một cuộc sống mà Remi ao ước trước nay đó là có một gia đình thực sự.Nhưng một biến cố lớn xảy đến cho gia đình Acquin, trong một buổi chiều khi tất cả mọi người đi chơi thì một cơn bão ập đến phá tan vườn hoa và mọi công sức của mọi người đều biến mất.Gia đình bác Acquin phải mỗi người 1 nơi, Bác Acquin phải vào tù vì không có tiền trả nợ tiền thuê đất trồng hoa. Remi lại rơi vào cảnh bơ vơ lạc lõng giữa đường phố Paris.
Trong thời gian này Remi gặp được Mattia, một cậu bé giống như Remi tại Paris. 2 cậu đã thành lập nên một ban nhạc ( Remi chơi thụ cầm, Mattia chơi Violon, đàn kéo ) và rong ruổi qua các miền đất nước Pháp giống như lúc ở với cụ Vitalis.Remi và Mattia đi qua biểu diễn khắp nơi kiếm sống.2 cậu kiếm được một số tiền để mua tặng mẹ nuôi Barberin một con bò. Trước khi mơ ước đó thành thì Remi có ghé thăm Alexis ( con trai bác Acquin) làm việc trong hầm than. Một ngày kia khi Remi giúp Alexis trong hầm than vì Alexis bị thương thì nước sông tràn vào hầm Remi may mắn không bị chết đuối nhưng bị kẹt lại trong hầm mỏ khoảng 2 tuần, cùng với một số công nhân may mắn sống sót.Sau khi được cứu thoát khỏi hầm mỏ Remi và Mattia đi đến làng Chavanon và tặng con bò sữa cho bà Barberin,lần trở về này cậu nhận được một tin vui đó là cha mẹ ruột của cậu đang đi tìm cậu và ông Barberin đã đi tìm cậu tại Paris.
Remi và Mattia lại cùng nhau tiền về Paris để tìm ông Barberin, nhưng thật không may khi cậu tới Paris thì ông Barberin đã bị bệnh mà chết vậy là toàn bộ manh mối về cha mẹ ruột của cậu lại tan thành mây khói.Remi và Mattia lại đánh đàn kiếm sống tại Paris cũng như tìm kiếm thêm thông tin về cha mẹ ruột của cậu. May mắn đã mỉm cười khi cậu biết được những người có thông tin về cha mẹ cậu đang ở London vậy là Remi cùng Mattia lên đường sang London.Từ đây Remi đã tìm được gia đình của cậu nhưng nó lại làm cậu thất vọng nhiều vì họ không yêu thương cậu như những gì cậu tưởng tượng. Trong một lần rong ruổi theo gia đình mới Remi bị cảnh sát bắt vì bị nghi ngờ là ăn trộm trong nhà thờ nhưng thực chất do gia đình tại London làm nhưng không thành.Họ đã bỏ chạy và Remi bị bắt bỏ tù tại London. Nhưng bên cạnh Remi vẫn còn Mattia và Mattia đã cứu Remi khỏi nhà tù và cả 2 lên tàu trở về Paris, tiếp tục hát rong kiếm sống.
Sau khi về lại nước Pháp , Remi và Mattia đi dọc các con sông để tìm kiếm thuyền thiên nga của bà Milligan và Arthur để báo cho bà biết âm mưu chiếm đoạt tài sản của ông em chồng bà. Sau nhiều ngày vất vả Remi và Mattia cũng tìm được bà Milligan và từ lúc này sau khi gặp lại Remi bà Milligan đã nhận ra Remi chính là đứa con mà bà đã thất lạc nhiêu năm về trước. Do mẹ nuôi Barberin còn giữ lại những bộ quần áo còn nhỏ khi Remi được nhận nuôi.Giờ đây Remi đã tìm được gia đình thật sự của mình , cậu sống trong một gia đình có sự yêu thương của mẹ ruột, em trai Arthur và người vợ Lise. Về phần Mattia sau này đã trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng,trong ngày đầy tháng con trai đầu lòng Remi đã mời tất cả mọi người đã từng giúp cậu trong quãng thời gian khốn khó , Mẹ Barberin, Gia đình bác Acquin,người lái tàu đưa Remi thoát khỏi London, Người bạn Bob cứu Remi khỏi nhà tù và làm một bức tượng cho cụ Vitalis.Remi đã tìm được gia đình và sống viên mãn với họ.
Bạn tham khảo ạ :
Tiểu thuyết Không Gia Đình kể lại cuộc hành trình phiêu lưu của chú bé nhỏ tên là Remi. Remi bị bắt cóc từ nhỏ và bị bỏ lại tại một góc đường. Cậu may mắn được má Barberin nhận nuôi và chăm sóc trong vòng tay yêu thương. Cho đến một ngày, chồng của má Barberin bị tai nạn khi làm việc ở Paris và tàn phế trở về, ông tống Remi ra ngoài đời, tự bươn chải cùng một ông lão làm nghề xiếc tên là Vitalis.
Remi và cụ Vitalis đã lang thang khắp nơi trên đất Anh và Pháp để biểu diễn xiếc kiếm sống. Chú bé 9 tuổi Remi đã lớn lên trong gian khổ. Em chung đụng với mọi hạng người ở khắp nơi trên đất nước. Nơi thì lừa đảo, nơi từ xót thương.
Ban đầu, Remi sống dưới sự dẫn dắt củ ông Vitalis từng trải và đạo đức. Sau khi cụ Vitalis chết bên đường trong cái đói và cái nghèo, Remi đã tự lập và còn đảm bảo sinh sống và biểu diễn cho cả một gánh hát rong.
Cuộc sống của cả đoàn người đã trải qua đủ thứ biến cố. Có những lúc họ phải chịu cảnh đói khổ trong suốt mấy ngày trời. Có lúc lại bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ hơn mười ngày đêm. Có lúc Remi còn bị mắc oan, em bị giải ra trước tòa án và còn bị ở tù. Dẫu vậy, trong bất cứ cảnh ngộ nào, Remi vẫn nhớ như in lời cụ Vitalis chỉ dạy, phải sống gan dạ, tự trọng, không xin xỏ, không dối trá và luôn muốn làm người có ích.
“Gia đình không phải là việc cháu mang dòng máu của ai. Mà là việc cháu yêu thương, chia sẻ, cảm thông và quan tâm đến ai..”
Trên hành trình lang bạt của mình, Remi kết thân với những người bạn vô cùng tốt bụng. Đó là chủ bé Mattia khôn ngoan, lanh lợi, tháo vát, chú là một tài năng nghệ thuật sớm nở và luôn giữ trong mình một tấm lòng vàng. Trong gánh xiếc của cụ Vitalis còn có chú chó Capi khôn như người và sống có nghĩa, có chú khỉ Joli-Coeur liến láu và đáng thương. Tất cả những nhân vật ấy đều dạy cho Remi những bài học về lòng yêu thương và những trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời.
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.
Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Nhưng lạ thay! Tới ba năm sau, cậu bé vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy.
Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh lắm! Vua Hùng bèn sai người đi khắp nước rao cầu hiền tài giết giặc. Nghe tiếng rao, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mất cũng chẳng no.
Tráng sĩ Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt rồi cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc rồi bay thẳng về trời. Ở đó nhân dân lập đền thờ, hàng năm lại mở hội làng để tưởng nhớ. Ngày nay các ao hồ và những bụi tre ngà vàng óng đều là dấu ấn xưa về trận đánh và là nơi ông Gióng đã đi qua.
k mk
# chikute #
TK
Pavel Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka) là một thanh niên lớn lên trong khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Cũng như bao thanh niên Liên Xô khác, anh cũng có người bạn gái chơi thân, cô tên là Tonya và sau này trở thành người yêu. Tonya là một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ mới lớn. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó, lý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng, theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản. Anh trai Pavel cũng theo con đường này. Tonya rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh và theo anh, không dám yêu một lý tưởng. Nhà Tonya lại thuộc giai cấp tư sản. Pavel nói: "Anh trước hết là người của Đảng - sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng".
Pavel đã chia tay Tonya mà theo lý tưởng mình đã xác định. Anh hăng hái, hồ hởi cống hiến sức trẻ thanh niên của mình cho những công việc phục vụ cho nhân dân, cho Tổ quốc. Trong thời gian xây dựng con đường sắt nhỏ nối khu rừng với thành phố, tình cờ Pavel đã gặp lại Tonya. Công việc ở đây rất cực nhọc, ngày đêm chịu đói rét, gian khổ để gấp rút hoàn thành cho kỳ được con đường sắt cho kịp trước khi mùa đông tới. Nếu không kịp thì tất cả mọi người trong thành phố này sẽ chết cóng vì không đủ gỗ để sưởi ấm. Do vậy, Tonya đã suýt không nhận ra anh vì trông anh đã hoàn toàn khác, rách rưới, tím tái vì giá lạnh, gầy gò như một người ăn xin và đang xúc tuyết, tuy có đôi mắt thì vẫn là Pavlusha ngày nào. Tuy nhiên, cô đã không dám bắt tay anh khi anh đưa tay ra và anh hiểu rằng, tình cảm cũ giữa hai người vĩnh viễn không còn nữa. Cô giờ đây đã có chồng và "sặc mùi băng phiến".
Sau này, trong quá trình lao động và sinh hoạt trong tổ chức Đảng, Pavel đã gặp Rita và được cô quý mến. Nhưng tình cảm giữa hai người chỉ giữ ở tình đồng chí... Về sau, có lúc Pavel bị bệnh sốt thương hàn và bị bại liệt, vôi hóa cột sống, phải ngồi xe lăn, có một y tá chăm sóc và động viên, dồn hết tình thương cho anh. Anh cảm thấy mình không được quyền lùi bước trước khó khăn, tin tưởng vào tình yêu mới và chuyển sang viết sách vẫn với ngọn lửa và chất thép đã được tôi luyện ngày nào.
“ | Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh, lúc đó thép trở nên cứng rắn và không hề biết sợ. | ” |
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.
Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.
Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.
P/s: Tham khảo nha.
1)+ Đã già, muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để nối chí tiên vương.
+ Sau khi dẹp giặc và đất nước trở lại thanh bình.
- Ý định của vua là chọn người có thể làm cho dân ấm nó để giữ ngai vàng của tổ tiên đã truyền được sáu đời.
- Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi không nhất thiết phải là con trưởng.
2)- Chàng là người thiệt thòi nhất.
+ Sớm mồ côi mẹ.
+ Ra ở riêng và chỉ chăm lo chuyện đồng áng một cách tích cực: trong nhà rất nhiều lúa, khoai.
- Thần thực ra chính là trí tuệ ý nguyện của nhân dân lao động.
Nhân dân rất đống cảm với các nhân vật mô côi, chăm chỉ lao động bằng bàn tay của mình và sống chân chất thật thà. Ông Bụt giúp cô Tấm (Tấm Cám), chàng Khoai (Cây tre trăm đốt) cũng như Thần giúp Lang Liêu vậy. Bởi vì đây là người “của mình” thuộc “phe ta”.
3)+ Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. + Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương. - Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã: + Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên.
+ Thể hiện ý đồ sau khi lên ngôi sẽ phát triển nghề nông mong mang lại ấm nó, thái bình cho dân.
4)Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Refer:
Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.
Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, chàng bị Lí Thông cướp công, lại trở về gốc đa sống. Lí Thông đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.
Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa, Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.
Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.
Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.
Tham khảo
Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu vừa chào đời thì mẹ mất, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ nát. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Cậu được dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sanh bị Lí Thông lợi dụng rủ về sống chung. Nhưng Lí Thông độc ác mang Thạch Sanh nộp mạng thay mình cho chằn tinh. Lý Thông cướp công giết chằn tinh được vua khen ngợi phong làm quận công. Đại bàng đến quắp công chúa đi. Thạch Sanh bèn dùng cung tên bắn đuổi theo, cứu công chúa. Lý Thông lại lần nữa hãm hại Thạch Sanh. Nhận ra Lý Thông hại mình, chàng chỉ xin một cây đàn rồi trở về gốc đa quy ẩn. Chàng và công chúa kết hôn, các nước chư hầu cùng thán phục tài năng của chàng.
Tham khảo:
Trong gia đình kể về cuộc đời của cô bé Perrine mới 12 tuổi đã mồ côi cha mẹ. Sống một mình giữa những người xa lạ với bao khó khăn nguy hiểm phía trước, liệu Perrine sẽ đối phó ra sao? Với bao sự kinh hoàng, sợ hãi. Perrine đã từng ở một mình giữa rừng sâu trong đêm tối. Có khi mệt mỏi, đói khát đã làm em kiệt sức, mê man bất tỉnh. Một sự tình cờ kì diệu đã kéo em về với cuộc sống.
Siêng năng, tận tụy và ham học hỏi. Perrine được ông Vulfran và nhiều người tin tưởng. Em đau xót khi biết được mối bất đồng giữa ông và cha em - người con trai duy nhất. Ông nội em là nhà doanh nghiệp giàu có nhưng bất hạnh. Những người bà con tìm mọi cách ngăn cản mối liên hệ giữa ông và con trai để dễ dàng chiếm đoạt tài sản của ông. Liệu họ có thực hiện được ý đồ đó không? Và cô bé Perrine ít tuổi, thiếu kinh nghiệm sẽ xử lý ra sao trước sự theo dõi, bao vây, đe dọa, dụ dỗ từ nhiều phía?
Còn ông Vulfran khắc nghiệt từng tức tối lên án mẹ con Perrine có còn khăng khăng: "...Chẳng bao giờ coi nó là cháu… Bác căm ghét nó cũng như căm ghét con mẹ nó…", có thể mở rộng vòng tay đón cô cháu nội Perrine về lại gia đình chăng?
THANK