K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 6 2016

– Tập thơ Từ ấy ( 1937 -1946 ) là tập thơ đầu tay sáng tác từ năm 1937 đến 1946. Đây là tiếng reo vui của một thanh niên giác ngộ lí tưởng, quyết hy sinh phấn đấu cho lí tưởng cách mạng. Tâm hồn ấy đã vượt qua máu lửaxiềng xích để đi đến ngày giải phóng cùng với đất nước.

– Tập thơ Việt Bắc ( 1946 – 1954 ) được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tập trung thể hiện hình ảnh nhân dân, bộ đội, và căn cứ kháng chiến Việt Bắc. Tố Hữu ca ngợi những con người bình thường, người phụ nữ, anh vệ quốc đã làm những việc phi thường bảo vệ Tổ quốc.

– Tập thơ Gió lộng ( 1955 – 1961) viết khi miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là thời kỳ tràn đầy sức sống và niềm vui: tập làm chủ, tập làm người xây dựngdám vươn mình cai quản cả thiên nhiên. Đồng thời nhân dân cả nước tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước. Tập thơ phơi phới tinh thần lãng mạn cách mạng.

– Tập thơ Ra trận ( 1962 – 1971 ) Máu và hoa ( 1972 – 1977 ) Tố Hữu sáng tác trong thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ. Hai tập thơ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi chiến thắng của nhân dân ta, bất chấp những hy sinh tổn thất mà chiến tranh gây ra.

20 tháng 12 2018

5. Một tiếng đờn ( 1992), “Ta với ta” (1999) sáng tác khi đất nước đổi mới

   + Phản ánh suy tư, chiêm nghiệm về con người và cuộc đời

   + Niềm tin vào lý tưởng chiến đấu, con đường cách mạng

21 tháng 9 2019

Văn học từ 1945 – 1975 chia thành 3 chặng:

- Văn học thời chống Pháp ( 1945- 1954)

- Văn học thời kì xây dựng XHCN ( 1955- 1964)

- Văn học thời chống Mỹ (1965- 1975)

* Thành tựu

- Văn học thời chống Pháp: gắn với cách mạng, hướng tới đại chúng, ca ngợi dân tộc, niềm tin tương lai kháng chiến

   + Truyện ngắn và kí: Một lần tới thủ đô (Trận Phố Ràng - Trần Đăng); Đôi mắt (Nam Cao); Làng (Kim Lân); Kí sự Cao Lạng (Nguyễn Huy Tưởng), Xung kích (Nguyễn Đình Thi) ...

   + Thơ ca: Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng (Hồ Chí Minh), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm); Đồng chí (Chính Hữu) ...

   + Kịch ngắn: Bắc Sơn, Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng) ...

   + Lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học: Nhận đường, Mấy vấn đề về nghệ thuật (Nguyễn Đình Thi), Nói chuyện thơ ca kháng chiến (Hoài Thanh) ...

- Văn học 1955- 1964: tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ngợi ca những thay đổi của đất nước và con người trong XHCN

   + Văn xuôi : Đi bước nữa (Nguyễn Thế Phương); Mùa lạc (Nguyễn Khải); Anh Keng (Nguyễn Kiên), ...

Viết về kháng chiến chống Pháp đã qua: Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng); Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai); Trước giờ nổ súng (Lê Khâm) ...

Hiện thực trước CM: Mười năm (Tô Hoài); Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi); Cửa biển (Nguyên Hồng) ...

Hợp tác hóa nông nghiệp hóa XHCN miền Bắc: Mùa lạc (Nguyễn Khải); Cái sân gạch (Đào Vũ) ...

   + Thơ ca với hai cảm hứng nổi bật:

Hiện thực cuộc sống, vẻ đẹp của con người trong CNXH: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, ... (Huy Cận); Gió lộng (Tố Hữu); Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên) ....

   + Kịch nói: Ngọn lửa (Nguyên Vũ), Chị Nhàn, Nổi gió (Đào Hồng Cẩm) ...

- Văn học thời kì 1965- 1975: khai thác đề tài chống Mĩ cứu nước, chủ đề ca ngợi tinh thần và chủ nghĩa anh hùng

   + Sáng tác miền Nam: Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi); Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành); Hòn đất (Anh Đức) ...

   + truyện kí: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Mẫn và tôi (Phan Tứ) ...

   + Thơ ca: Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu); Những bài thơ đánh thắng giặc (Chế Lan Viên); Đầu súng trăng treo (Chính Hữu) ...

   + Kịch: Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm); Đôi mắt (Vũ Dũng Minh) ...

3 tháng 3 2016

Mỗi chặng đường cách mạng của dân tộc ta ( 1930- 1975) đều được Tố Hữu phản ánh rõ trong thơ :

·        Giai đoạn 1930 – 1945 : Đảng cộng sản VN ra đời lãnh đạo cách mạng tháng 8 thành công, ông viết tập TỪ ẤY với 3 phần : Máu lửa ,Xiềng xích, Giải phóng . “Từ Aáy là tiếng reo vui hân hoan, nồng nhiệt của một tâm hồn trẻ khao khát lẽ sống đã bắt gặp lí tưởng và quyết tâm dâng hiến cuộc đời mình cho lí tưởng ấy.

·        Giai đoạn 1946 -1954 : Kháng chiến chống Pháp, ông viết VIỆT BẮC ca ngợi kháng chiến, phản ánh những chặng đường gian khổ, anh dũng trưởng thành của cuộc kháng chiến cho đến ngày thắng lợi.

·        Giai đoạn 1955 – 1975 : Vừa chống Mỹ, vừa xây dựng tổ quốc XHCN, ông cho ra đời 3 tập thơ :

   + Gió Lộng : Tiếng hát ca ngợi cuộc sống mới XHCN, tiếng thét căm thù đòi giải phóng miền Nam.

   + Ra Trận : Tiếng kêu gọi hào hùng và tha thiết ca ngợi cuộc sống chiến đấu ở hai miền Nam – Bắc.

   + Máu và hoa : Tiếp tục ca ngợi ,cổ vũ cuộc chiến đấu chống Mỹ, khẳng định ý nghĩa thời đại của cuộc chiến đấu này, khẳng định phẩm chất con người VN trước lịch sử . Tập thơ còn là khúc khải hoàn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 

23 tháng 5 2017

Đáp án B

20 tháng 9 2019

* Giải thích: cái tôi trữ tình: là sự bày tỏ cảm xúc riêng của nhà thơ trước các vấn đề của xã hội, trước sự phát triển của lịch sử dân tộc;

=> Tố Hữu quả đúng là nhà thơ của lí tưởng cộng sản vì đời sống cách mạng luôn chi phối toàn diện và sâu sắc sự nghiệp sáng tác thơ của ông.

* Phân tích, chứng minh, bình luận:

Quá trình sáng tác của Tố Hữu song hành với hành trình cách mạng: các chặng đường thơ tương ứng với các giai đoạn cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng

- Bài thơ “Từ ấy”:

+ “Từ ấy” trích trong tập thơ cùng tên, là tập thơ đầu tay của Tố Hữu – có vị trí đặc biệt trên con đường thơ của ông.

+ Bài thơ chứa đựng một cá tính mạnh mẽ, một khí chất say sưa, một quan niệm cá nhân cởi mở giữa những người đồng chí đã làm cho cái tôi nhà thơ được bộc lộ tự do, không hề bị trói buộc bởi bất kỳ công thức, chuẩn mực nào, tạo nên những vẫn thơ đẹp, xúc động, đầy men say, bay bổng bậc nhất trang thơ ca cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.

+ Bài thơ còn thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc của chàng thanh niên giác ngộ lý tưởng cách mạng.

+ Qua “Từ ấy”, Tố Hữu đã thể hiện một cái tôi cá nhân cảm tính, ở phương diện tích cực, mạnh mẽ một mặt mà thơ mới lãng mạn chưa hề biết đến.

- Đoạn trích "Việt Bắc" nói riêng, bài thơ nói chung:

+ Cái tôi đã hoà chung với cái Ta của cộng đồng, dân tộc. Mình là ta – Ta là mình – Ta với mình như hoà quyện vào nhau, đan xen nhau. Tố Hữu đã đặt mình vào vị trí của những con người kháng chiến, nói về mình về người để bày tỏ những ân tình, lòng biết ơn sâu sắc đối với những ân tình

+ Qua “Việt Bắc” nói chung và đoạn trích nói riêng, cái tôi trữ tình của Tố Hữu trong chặng đường thơ này là cái tôi nhập vai nhằm làm nổi bật, tôn vinh lên hình tượng những con người kháng chiến, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình, niềm cảm phục trước sự hy sinh cao cả của người dân kháng chiến.

+ Khẳng định tính đúng đắn của nhận định “Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc”.



18 tháng 9 2019

Tham khảo ạ :)

Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ tố hữu từ từ ấy đến việt bắc