K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2017

ko bt tự lm đibucquabucquabucqua

18 tháng 12 2019
https://i.imgur.com/5I7RLav.jpg
21 tháng 12 2016

Tôi thích nhất câu: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến

Giải thích: - Câu văn thể hiện rõ tình cảm của tác giả đối với mùa xuân quê hương mình

-Có thể cảm nhận được cái vẻ đẹp tuyệt vời của mùa xuân Bắc Việt

21 tháng 12 2016

Mùa xuân về đem đến bao sự đổi thay kì diệu, làm bừng lên bao sắc xuân, và nhất là trỗi dậy bao sức sống trong lòng người. Nó làm cho người ta muốn phát điên lên, muốn mở cửa đi ra ngoài, muốn có cái thú giang hồ đó đây mà thưởng ngoạn mùaxuân, cảm thấy không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa. Mùa xuân làm cho nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải chồi ra thành những cái lá nhỏ li ti. Đặc biệt, mùa xuân về làm cho người ta “sống” lại và “thèm khát yêu thương.Mùa xuân về khiến cho không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, lòng người ấm lạ, ấm lùng, và trong lòng thì cảm thấy như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.Đó là cảm xúc say mê, rạo rực đến ngất ngây của một con người luôn khát khao mong chờ mùa xuân, đón nhận mùa xuân với tất cả tình yêu nồng nhiệt của mình. Giọng văn sôi nổi, tha thiết của Vũ Bằng đã truyền sang người đọc khiến ta hình như cũng thấy rạo rực và ngất ngây.Một mùa xuân thật đẹp (mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến) được cảm nhận bằng một tâm hồn rất tinh tế và nhạy cảm của Vũ Bằng. Dường như tác giả đã hoà nhập lòng mình vào cảnh, để thấy được cái mưa riêu riêu, gió lành lạnh, cả tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa và cả âm điệu trữ tình sâu lắng, ngọt ngào của câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.


 

5 tháng 12 2016

Soạn bài: Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

- Bài văn cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.

- Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả.

  • Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.

  • Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất bắc.

Câu 2: Bài tuỳ bút có thể chia thành ba đoạn:

  • Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.

  • Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.

  • Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, hợp lôgíc.

Câu 3:

a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội.

- Cảnh sắc của đất trời:

  • Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.

  • Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.

  • Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹpnhư thơ mộng.

  • - Cảnh xuân với con người:

  • Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.

  • Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.

  • Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan

=> Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.

b. Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: "Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh" và "tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá". Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: "…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa".

c. Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba.

Câu 4:

a. Trong đoạn văn còn lại, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Cảnh sắc thiên nhiên:

  • Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy con phong.

  • Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.

  • Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn.

  • Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng.

- Không khí sinh hoạt:

  • Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết.

  • Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ huống.

  • Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.

=> Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó.

b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn.

Câu 5:

Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.

chúc bạn học tốt

29 tháng 8 2016

Bố cục văn bản '' Cuộc chia tay của những con búp bê '' là 

Đoạn 1 : "Từ đầu... như vậy " => Hai anh em chia Búp Bê
Đoạn 2 : "Từ hai anh dẫn em... cảnh vật" => Cuộc chia tay của Thủy với thầy cô, bạn bè, trường lớp.
Đoạn 3 : " Phần còn lại" => Cuộc chia tay của hai anh em 

29 tháng 8 2016

Bố cục bài cuộc chia tay của những con búp bê là:

Mở bài: Giới thiệu hai anh em Thành và Thủy.

Thân bài: 

  -Kỉ niệm của hai anh em.

  -Hai anh em chia đồ chơi.

  -Hai anh em đến trường.

  -Cuộc chia tay với lớp.

  -Cuộc chia tay của hai anh em.

Kết bài: Búp bê không chia tay.

12 tháng 12 2016

Điệp ngữ:

- Nghe -> điệp ngữ chuyển tiếp

- cục -> điệp ngữ cách quảng

Chúc bn hk tốt!banhqua

12 tháng 12 2016

Điệp ngữ 'Nge' : điệp ngữ cách quãng nhá

19 tháng 11 2016

Văn là người, thơ là tấm lòng. Bài thơ này thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước, đồng thời bộc lộ tình yêu nước sâu sắc. Côt cách thi sĩ hoà quyện chất chiến sĩ chất chứa đầy ắp trên chiếc thuyền kháng chiến đang tiến nhanh về bến bờ độc lập tự do.

Chúc bạn học tốt !!

19 tháng 11 2016

miêu tả cảnh trăng ở chiến khu VIỆT BẮc ,thể hiện tình cảm vs thiên nhiên ,tâm hồn nhạy cảm ,lòng yêu nc sâu nặng và phong thái ung dung ,lạc quan của BÁC HỒ

leu

1 tháng 11 2016

-Ý kiến cho rằng hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu sau thuần túy tả tình là không đúng. Chính xác phải là hai câu đầu nghiêng về tả cảnh, hai câu sau nghiêng về tả tình.

- Vì: Hai câu đầu:

+ Vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ ở “sàng tiền” (đầu giường), như vậy thể hiện sự thao thức, trằn trọc không ngủ được của nhà thơ có thể vì trăng đẹp quá, Lí Bạch vốn rất yêu trăng và cả vì nỗi nhớ nhà của kẻ xa quê. Câu thứ 2 tả ánh trăng ngập tràn không gian nhưng ta vẫn cảm nhận được sự thay đổi vị trí ngắm cảnh của thi nhân, từ sàng tiền đến song tiền (từ đầu giường đến cửa sổ) mới có thể thấy được mặt đất và có cảm giác “ngỡ phủ sương” - > Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến.

= > Như vậy, ở hai câu đầu: cảnh đã chứa đựng tâm tình.

- Hai câu sau:

+ Hai câu sau tình dâng trào cuồn cuộn để đọng lại thành nỗi sầu nhớ thương qua cụm từ: nhớ cố hương.

+ Cảnh được thể hiện như thế nào? Ngẩng đầu nhìn trăng sáng cả bầu trời cao lồng lộng và một vầng trăng sáng trong vằng vặc thanh tĩnh hiện ea trước mắt người đọc. Một đêm trăng thật đẹp song cũng thật cô đơn. + Mối quan hệ giữa cảnh và tình: Cảnh và tình trong bài thơ có mối liên hệ nhân quả, sự tác động qua lại. Vì trăng đẹp quá mà nhớ quê trằn trọc thao thức không ngủ được. Càng thao thức không ngủ càng thấy trăng đẹp hơn = > Cảnh – tình khăng khít gắn bó không thể tách bạch.
 

23 tháng 10 2016

Em ko tán thành vs ý kiến này. Vì hai câu đầu tuy nghiêng về tả cảnh mà trong cảnh vẫn có tình.

Còn 2 câu cuối tuy tả tình nhưng trong tình có cảnh ​cho nên ý kiến đó là sai.

31 tháng 10 2016

Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha mẹ. Và lúc đó tôi cứ ngỡ chỉ có cha mẹ là cho tôi tình cảm nhiều nhất. Nhưng không. Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi tôi được cắp sách tới trường thì tôi đã nhận được tình cảm của thầy cô dành cho tôi. Đối với tôi cô như là một người mẹ hiền trên con đường học vấn.

Từ ngày đầu tiên được đi học tôi cảm thấy như mình lớn hơn. Và cô Thu là người đã dạy cho tôi đầu tiên nên tôi đã dành tình cảm cho cô nhiều nhất. Được ở bên cô tôi mới cảm nhận được hết những điều ở cô. Cô có những nét thật là đáng yêu. Bởi vì vậy mà học sinh chúng tôi luôn dành tình cảm cho cô nhiều nhất. Đôi mắt của cô trìu mến nhìn chúng tôi với nụ cười xinh. Cô có một làn da trắng mịn nên các thầy giáo trên trường đều thích cô. Nghe cô giảng bài thì thật là thích thú, sức hấp dẫn của bài không chỉ là do bài hay mà còn do cái giọng mượt mà của cô. Mỗi khi đến lớp trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên, cô như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt.
Tôi yêu cô nhiều lắm. Tôi luôn cố gắng để làm cô vui lòng. Càng nhìn thấy cô tôi càng thấy được sự quan trọng của cô trong lòng tôi. Đối với tôi cô như là người lái đò cần mẫn, âm thầm trên bến thời gian đưa từng thế hệ học sinh này rồi thế hệ học sinh khác đến bên bờ tri thức vô tận. Và với tôi niềm hạnh phúc lớn nhất của con người là được cắp sách tới trường, được trải qua một thời gian bên thầy cô, được nghe những lời giảng ngọt ngào của cô. Thật bất hạnh cho những trẻ em không được đi học. Họ sẽ không được người mẹ thứ hai che chở và dạy bảo. Họ sẽ không cảm nhận được những điều kỳ diệu, những tình cảm mà cô mang lại. Tôi sẽ luôn trân trọng cái tình cảm đáng quý đó và không để những nỗi thất vọng hiện lên khuôn mặt cô.
Cô luôn dành tình cảm yêu thương ngọt ngào cho tôi. Cô là người dẫn dắt chúng tôi đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng tôi. Cô như là những người thầm lặng đưa chúng tôi đến những đỉnh cao của kiến thức, cho chúng tôi một tương lai tươi đẹp. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim tôi, như sưởi ấm những sinh linh bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời. Nhớ những ngày nào, khi chúng tôi mới bước vào lớp, cô đã nói rằng: “Các em hãy tự tin lên, cô tin chắc các em sẽ thành công”. Những lời đó đã khắc sâu vào tâm trí tâm.
Nhưng bây giờ lời nói đó đâu còn nữa, hình ảnh đó cũng đâu còn nữa. Chỉ còn những tình cảm mà cô dành cho tôi, được tôi cất trong tận đáy lòng. Tôi biết, bây giờ tôi không còn được gặp cô nữa bởi một tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của cô. Dù thời gian có như thế nào, dù tương lai có ra sao nhưng hình ảnh của cô vẫn mãi trong trái tim tôi cùng với những kỷ niệm xưa. Sau này khi tôi đã lớn tôi vẫn mãi mãi nhớ về cô.

Tôi yêu cô nhiều lắm. Cô mãi mãi là người đỡ đầu cho tôi. Không bao giờ tôi có thể quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của cô.

31 tháng 10 2016

Nhắc đến ngày nhà giáo việt nam là nhắc đến một ngày trọng đại, ý nghĩa nhất trong những ngày ý nghĩa. Là ngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô-những người lái đò âm thâm, lặng lẽ, những người ươm mầm xanh cho đất nước.

Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Vì vậy, khi ngày 20-11 đến, từ cụ già mái tóc bạc phơ đến những em thơ cắp sách đến trường, từ miền xuôi đến miền ngược, từ hải đảo xa xôi đến miền núi đều đến chúc mừng, thăm hỏi và tỏ lòng biết ơn vô hạn tời các thầy cô giáo của mình.

Là những học sinh đang ngồi học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, là những chủ nhân tương lai của đất nước, tập thể lớp 8D chúng em đã, đang và sẽ phấn đấu ra sức rèn luyện tài đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, để không phụ lòng mong mỏi của các thầy cô, để 8D là một khóm hoa đẹp trong mái trường. Điều đó được thể hiện qua từng giờ học, sự tiến bộ qua các tuần học của lớp, phấn đấu thi đua giành những bông hoa điểm 10 tươi thắm nhất kính tặng thầy cô nhân ngày 20-11.

Và hơn nữa, chúng em đang ấp ủ trong mình những ước mơ, hoài bão, đó cũng là một động lực giúp chúng em vươn lên.Với cá nhân em, em luôn có một ước mơ cháy bỏng là trở thành cô giáo để đem ánh sáng văn hoá về thắp lên những tâm hồn bé nhỏ của các em thơ tại huyện nhà, tiếp bước các thầy cô dìu dắt những em nhỏ trở thành ngưòi có ích cho xã hội.

28 tháng 9 2017

Soạn bài: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm

1. Đề văn biểu cảm

Trong mỗi đề văn biểu cảm thường có hai nội dung chính cần phải xác định: đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện. Tìm hiểu đề văn biểu cảm là phải xác định được hai nội dung này.

a. Cảm nghĩ về dòng sông.

- Đối tượng biểu cảm là dòng sông (hoặc cánh đồng, vườn cây, ... ) quê hương

- Tình cảm cần thể hiện là sự yêu quý của em với dòng sông (hoặc cánh đồng, vườn cây, ... ) đó.

b. Cảm nghĩ về đêm trăng thu.

- Đối tượng biểu cảm là trăng trong đêm trung thu.

- Tình cảm yêu thích chân thực của bản thân.

c. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

- Đối tượng biểu cảm là nụ cười của mẹ.

- Tình yêu thương tôn kính với mẹ.

d. Vui buồn tuổi thơ.

- Đối tượng biểu cảm là kỉ niệm tuổi thơ.

- Tình cảm sự hoài niệm về quá khứ.

e. Loài cây em yêu.

- Đối tượng biểu cảm là một loài cây bất kì.

- Tình cảm được biểu hiện bằng sự yêu thích chăm sóc của em.

2. Cách làm một bài văn biểu cảm

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ

- Hình dung về nụ cười cười của mẹ: nụ cười ấm áp, yêu thương; khích lệ, động viên, ...

- Tình cảm của em với nụ cười của mẹ nói riêng và với mẹ nói chung.

b. Lập dàn bài:

* Mở bài : Nêu cảm xúc đối với nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng.

* Thân bài :

- Vài nét về mẹ:

+ Tuổi, sức khỏe.

+ Đảm đang, tháo vát.

+ Tính tình hiền hòa, dễ mến.

- Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.

II. Luyện tập

Câu 1: Bài văn này biểu đạt tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương An Giang yêu dấu. Có thể đặt nhan đề cho bài văn là: An Giang trong trái tim tôi.

Câu 2:

- Mở bài: Giới thiều tình yêu quê hương An Giang.

- Thân bài: Những biểu hiện tình yêu quê hương của tác giả:

+ Những kỉ niệm tuổi thơ.

+ Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người con anh hùng của quê hương.

- Kết bài: Tình yêu quê hương trong suy nghĩ và cảm nhận của người con xa quê (khi đã trưởng thành).

Câu 3: Bài văn thể hiện những cảm xúc với quê hương bằng những câu văn biểu cảm trực tiếp, rất giàu cảm xúc và dung dị.

+ Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.

+ Nụ cười vui,thương yêu.

+ Nụ cười khuyến khích.

+ Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.

+ Những khi vắng nụ cười của mẹ.

+ Làm sao để luôn thấy được nụ cười của mẹ

c. Kết bài : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.