Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình chưa biết cách giải thích,mong bạn thông cảm
Tục ngữ Việt Nam về thiên nhiên và lao động sản xuất:
-Con trâu là đầu cơ nghiệp.
-Đầu năm gió to , cuối năm gió bấc.
-Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
-Êm như chằn tinh, dữ như dòng nước.
-Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa rượu chè.
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo
Lợn ăn xong lợn béo lợn gầy.
- Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa.
- Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt.
- Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
- Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
- Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kĩ phân cho nhiều.
- Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
- Nhất canh trì,nhì canh viên,tam canh điền.
- Nhất nước,nhì phân,tam cần,tứ giống.
- Nhất thì, nhì thục.
- Nước chảy đá mòn.
- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
- Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
1. Xét về cấu tạo câu tục ngữ thuộc kiểu câu ghép vì nó có 3 cụm C-V làm nòng cốt trong câu.
3. Chuyển câu tục ngữ này từ tiếng Hán Việt sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là: thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. Thứ tự nhất, nhị, tam cũng là thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm vườn, trồng lúa mang lại cho người nông dân.
Trong các nghề kể trên, đem lại nhiều lợi ích nhất là nuôi cá (canh trì), tiếp theo là nghề làm vườn (canh viên), sau đó là làm ruộng (canh điền).
Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là: Muốn làm giàu, cần phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong thực tế, bài học này đã được áp dụng triệt để. Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển, thu lợi nhuận lớn gấp nhiều lần trồng lúa.
Nhưng không phải thứ tự trong câu tục ngữ áp dụng nơi nào cũng đúng mà chúng phụ thuộc vào đặc điểm địa lí tự nhiên của từng vùng. Ở vùng nào có đặc điểm địa lí phong phú thì cách sắp xếp theo trật tự đó là hợp lí nhưng đối với những nơi chỉ thuận lợi cho một nghề phát triển, chẳng hạn nghề làm vườn hay làm ruộng, thì vấn đề lại không như vậy. Nói tóm lại, con người phải linh hoạt, sáng tạo trong công việc để tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
"Măng nhớ lời cây le
Tắc kè lớn nhờ cây cao
Con lớn nhờ vào cha mẹ
Người lớn nhờ có bạn bè
ta trăm ngàn... "
"Chạm phải con đường xưa tim anh rũ rụng
Chạm phải con đường mòn tim anh nóng bừng"
"Lược ngà anh dắt mái tóc xoăn
Để em về đêm thương ngày nhớ
Em muốn ôm anh vào trước ngực
Như được đắp tấm chăn êm... "
"Ướt váy em treo cành cây Tang
Ướt áo anh treo cành cây Tung
Ướt người ta cùng sưởi
Bên lửa hồng
Xuống suối cùng em bắt cá
Lên rừng cùng anh hái rau"
bn ơi mik có thể nói chung hok????
quê mik hok có mấy yêu cầu của bn!!!!
- SẢN VẬT
- Cam xã Đoài, xoài Bình Định.
- Dưa La, húng Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.
- Lụa này thật lụa Cổ đô
Chính tông lụa cống các cô ưa dùng.
- Xứ Nam nhất chợ Bằng Gồi
Xứ Bắc Vân Khám, xứ Đoài Hương Canh.
- Cổng làng Tò, trâu bò làng Hệ.
- Cua Phụng Pháp, rau muống Hiên Ngang.
- Bưởi Đại Trà, cam Đồng Dụ, gà Văn Cú.
- Chẳng đi nhớ cháo làng Ghề
Nhớ cơm phố Mía, nhớ chè Đông Viên.
- Ai về Hà Tĩnh thì về
Mặc lụa chợ Hạ, uống nước chè Hương Sen.
- Em về Bình Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.
- Ai về Phú Hội, Phước Thiên
Chôm chôm xóm Hố, sầu riêng xóm Vườn.
- DI T ICH L ỊCH S Ử
- Thà ăn rau má, rau lang
Hơn theo Bá Cừ thác oan uổng đời.
( Năm 1925, Lê Bá Cừ từ Huế vào Quảng Nam mộ phu đưa vào Nam Bộ làm đồn điền đồn điên cao su)
- Bình Lục có núi Con Rùa
Trông sang Ðạm thủy có chùa Ngọc Thanh.
- Hòn Sương không thấp không cao,
Đã từng là chốn anh hào lập thân.
Kìa ai áo vải cứu dân,
Kìa ai ba thước gươm trần chống Tây ?
Chuyện đời thành bại, rủi may,
Hòn Sương cây trải, đá xây bao sờn.
( Hòn sương: Tục danh của núi Trung Sơn, thôn Phú Lạc, huyện lãnh Khê, nay là huyện Tây Sơn, Bình Định, nơi Mai Xuân Thưởng đã lập căn cứ chống Pháp).
- Kéo quân qua cửa Hùng Quan
Chim muôn giọng (tiếng) hót, hoa ngàn hương đưa
Nhớ ai ngơ ngẩn, ngẩn ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai .
( Hùng Quan tức cửa Ải Hải Vân tên do vua Lê Thánh Tôn đặt ).
- Hầm Hô có nước trong xanh
Dưới sông cá lội trên cành chim reo.
( Hàm Hô: Địa danh lịch sử của Bình Định liên quan đến chàng Lía, Tây Sơn, thuộc Bình Khê, Huyện Tây Sơn.)
- Hầm Hô có đá khổng lồ
Có hang Bảy Cử, có vò rượu tăm,
( Hàm Hô: Địa danh lịch sử của Bình Định liên quan đến chàng Lía, Tây Sơn, thuộc Bình Khê, Huyện Tây Sơn Hang Bảy Cử: Căn cứ địa của Mai Xuân Thưởng)
- Hàm Hô có cá hóa rồng
Bâng khuâng nhớ đến anh Hùng họ Mai
Vá trời lấp biển cò ai
Ngổn ngang đá chất lớp ngoài lớp trong.
( Hàm Hô: Địa danh lịch sử của Bình Định liên quan đến chàng Lía, Tây Sơn, thuộc Bình Khê, Huyện Tây Sơn. Anh Hùng họ Mai tức Mai Xuân Thưởng lập chiến khu chống Pháp năm 1885 )
- Khu Đ vô dễ khó ra
Là nơi chôn giặc không tha tên nào.
- Đông Ba, Gia Hội, hai cầu
Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông.
- Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.
- Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây.
- Ai về thăm huyện Đông Ngàn
Ghé thăm thành ốc Rùa Vàng tiên xây.
- Sa Nam, trên chợ dưới đò
Nơi đây Hắc Đế kéo cờ dựng binh
Bạch Đằng Giang là sông cửa ải
Tổng Hà Nam là bãi chiến trường
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.