Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Tây nguyên có điểm giống nhau về nhà ở như lấy vật dụng bằng gỗ, tre nứa để xây dựng, mặc khố và trang trí những hoa văn sặc sỡ. Điểm khác biệt về nhà ở của dân Tây Nguyên thường lợp mái ngói rất cao, trang phục của nữ có họa tiết khác với trang phục của đồng bào dân tộc khác.
Tham khảo: Giới thiệu làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Đây là làng nghề truyền thống nổi tiếng về các sản phầm bằng gốm sứ.
Làng nghề này được hình thành từ thời nhà Lý. Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm cùng thời gian nhưng cái tên Bát Tràng vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cho đến tận bây giờ.
Sản phẩm gốm Bát Tràng từ trước tới nay đều được đánh giá cao về chất lượng, có nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại, được chia thành các nhóm theo chức năng sử dụng như gốm gia dụng, đồ thờ tự, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng và gốm trang trí.
Gốm bát tràng được lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí ra đến cả nước ngoài. Làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi làm nên một thương hiệu sản phẩm mang tính quốc gia, góp phần gìn giữ giá trị văn hóa của thủ đô mà còn là một trong những địa điểm du lịch ở Hà Nội được nhiều người ưa thích.
Tham khảo:
Tây Nguyên là vùng có thế mạnh phát triển cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như: Cà phê, hồ tiêu, cao su. Hiện nay, các loại cây trồng này vẫn là cây chủ lực, tạo mặt hàng xuất khẩu chiến lược cho cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Diện tích cà phê vùng Tây Nguyên hiện có hơn 577.000ha, chiếm gần 88% diện tích cà phê cả nước; diện tích hồ tiêu hơn 53.000ha, chiếm hơn 50% diện tích cả nước. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật nên sản lượng cà phê năm 2015 của vùng Tây Nguyên đạt hơn 1,34 triệu tấn; hồ tiêu đạt gần 97,7 nghìn tấn. Xuất khẩu cà phê và hồ tiêu đã góp phần nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu vùng Tây Nguyên năm 2015 đạt 1,8 tỷ USD. Cùng với những thành tựu đạt được, hiện nay sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên, nhất là sự phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao đang phải đối mặt với nhiều thách thức, chứa đựng những yếu tố thiếu bền vững, cần tập trung giải quyết.
Tham khảo:
Người Mường là dân tộc sống ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Năm 1999, người Mường có 1.137.515 người. Người Mường sống định canh, định cư tại những thung lũng hẹp. Họ làm nông nghiệp lúa nước và có thêm nương rẫy phụ trợ
Tham khảo:
Giới thiệu về anh hùng Đinh Núp
- Đinh Núp là người dân tộc Ba Na, sinh ra và lớn lên ở làng Stơr, K'bang (tỉnh Gia Lai). Đinh Núp mồ côi cha từ nhỏ, 15 tuổi bị bắt đi phu, Núp đã chứng kiến nhiều nỗi bất công, đau khổ của người dân dưới ách cai trị của thực dân Pháp nên sớm nung nấu tinh thần đấu tranh cách mạng.
- Năm Đinh Núp 22 tuổi, trong một lần quân Pháp về bắt phu, dân làng trốn hết vào rừng, một mình Núp ở lại, đứng sau gốc cây, dùng nỏ nhằm thẳng quân Pháp mà bắn. Mũi tên trúng vào một lính Pháp, một dòng máu đỏ chảy ra. Núp đem chuyện đó kể với dân làng. Đây là lần đầu tiên mọi người biết rằng lính Pháp cũng là người chứ không phải “quái vật không thể chết” như tin đồn. Từ đó, Núp đã cùng dân làng đánh Pháp.
- Năm 1955, Đinh Núp là người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tháng 5/1964, nhà nước Cu Ba đã mời anh hùng Núp sang thăm. Tại lần gặp gỡ này, Chủ tịch Cu Ba là Phi-đen Cát-xtơ-rô và anh hùng Núp đã kết nghĩa anh em.
Tham khảo:
Giới thiệu về anh hùng Đinh Núp
- Đinh Núp là người dân tộc Ba Na, sinh ra và lớn lên ở làng Stơr, K'bang (tỉnh Gia Lai). Đinh Núp mồ côi cha từ nhỏ, 15 tuổi bị bắt đi phu, Núp đã chứng kiến nhiều nỗi bất công, đau khổ của người dân dưới ách cai trị của thực dân Pháp nên sớm nung nấu tinh thần đấu tranh cách mạng.
- Năm Đinh Núp 22 tuổi, trong một lần quân Pháp về bắt phu, dân làng trốn hết vào rừng, một mình Núp ở lại, đứng sau gốc cây, dùng nỏ nhằm thẳng quân Pháp mà bắn. Mũi tên trúng vào một lính Pháp, một dòng máu đỏ chảy ra. Núp đem chuyện đó kể với dân làng. Đây là lần đầu tiên mọi người biết rằng lính Pháp cũng là người chứ không phải “quái vật không thể chết” như tin đồn. Từ đó, Núp đã cùng dân làng đánh Pháp.
- Năm 1955, Đinh Núp là người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tháng 5/1964, nhà nước Cu Ba đã mời anh hùng Núp sang thăm. Tại lần gặp gỡ này, Chủ tịch Cu Ba là Phi-đen Cát-xtơ-rô và anh hùng Núp đã kết nghĩa anh em.
Một số dân tộc là Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Kinh, ...
Mật độ dân số của Tây nguyên thấp hơn so với các vùng khác.
Sự phân bố dân cư ở đây ko đều: Các đô thị và ven trục giao thông chính có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số trung bình của cả vùng, ở những huyện vùng cao thì có những nơi chỉ có 10 người sống trên 1km2.
Giới thiệu một số nét văn hóa tiêu biểu của vùng Tây Nguyên:
+ Đồng bào Tây Nguyên thường ở trong những ngôi nhà sàn làm bằng các vật liệu truyền thống như: gỗ, tre, nứa, lá...
+ Trang phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên được may bằng vải thổ cẩm, trang trí các loại hoa văn màu sắc sặc sỡ.
+ Ở Tây Nguyên, có nhiều lễ hội đặc sắc, tiêu biểu như: lễ hội Cồng chiêng, lễ hội Đua voi, lễ Tạ ơn cha mẹ,…
- Một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên có thể kể đến như: Kinh, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Mạ...
- Tây Nguyên có quy mô dân số khoảng 5932 nghìn người, mật độ dân số khoảng 109 người/km2.
- So với các vùng khác, Tây Nguyên là vùng có quy mô dân số và mật độ dân số thấp nhất tính đến năm 2020.
Tham khảo:
Cao nguyên Lang Biang hay cao nguyên Lâm Viên, là một nơi được ví như nóc nhà của vùng Tây Nguyên, không chỉ vì độ cao trên 2.000m so với mặt nước biển mà còn vì cảnh quan đẹp tuyệt diệu của nơi đây. Và trong hành trình du lịch Đà Lạt mà không đến Langbiang sẽ rất lãng phí. Lang Biang chỉ cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 12km về phía Bắc, nằm trong địa phận huyện Lạc Dương nên bạn sẽ có vừa đủ thời gian để thăm thú nơi đây trong một ngày và trở lại trung tâm thành phố để tận hưởng không khí ấm áp của chợ đêm Đà Lạt với những món ăn vặt ngon nức tiếng.
Tham khảo:
Trong văn hóa của người Ê Đê, đàn ông, phụ nữ sẽ có trang phục truyền thống riêng nhưng vẫn giữ được nét đẹp chung của dân tộc. Bằng bàn tay khéo léo cùng sự tinh tế, tỉ mẩn của mình, người Ê Đê đã dệt nên những bộ trang phục mang đậm màu sắc của dân tộc. Theo truyền thống, trang phục của người Ê Đê thường là màu đen hoặc màu chàm
Trang phục truyền thống của phụ nữ Ê Đê đó là váy tấm, áo chui. Áo của phụ nữ Ê Đê có thiết kế khá đặc biệt, nó được xẻ ngang từ bờ vai trái sang vai phải, được mặc bằng cách chui. Khi mặc lên, áo ôm sát vào thân mình của các cô gái, được buông xuôi dài tới phần thắt lưng. Phần tay áo được thiết kế có phần ngắn và tương đối hẹp, phần cổ cao, rộng để có thể dễ dàng chui mặc. Trên nền màu chàm, áo được trang trí bằng các đường viền kết hợp với dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng ở cổ áo, bả vai, cánh tay, cửa tay và gấu áo. Còn trang phục của đàn ông Ê Đê là đóng khố và mặc vải tấm. Áo của đàn ông có thiết kế rộng và dài hơn của phụ nữ. Phần cổ áo được khoét tròn có xu hướng nghiêng về phía trước và được xẻ thành một đường ở trước ngực. Phần tay áo dài, vạt áo sau dài hơn vạt trước. Trên nền màu sẫm của thân, ống tay áo, viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí vài viền đỏ, trắng. Đặc biệt, khu vực giữa áo có mảng kẻ ngang trong bố cục hình chữ nhật. Đây là loại áo khá tiêu biểu của nam giới người Ê Đê. Ngoài ra còn có loại áo cộc tay đến khuỷu hoặc không có tay.