K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2017

Nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân rất hấp dẫn và cuốn hút, được thể hiện qua:

Các kể chuyện tài tình, cách dựng cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc. Cụ thể khi dựng lên tình huống “nhặt” vợ của nhân vật anh cu Tràng, tác giả đã kể bằng ngôn từ vừa hài hước, vừa chân thực, vừa gây cười lại vừa khiến lòng người xúc động.

Kim Lân cũng không quên nhấn mạnh cái nghèo thê lương của xóm làng bằng những chi tiết, những hình ảnh đắt giá: bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết. Tiếng quạ khiến ta liên tưởng đến những cái xác chết vất vưởng không người chôn cất. Tất cả những tình tiết ấy đã vẽ lên một bức tranh chân thực về xóm nghèo, nghèo một cách thảm hại.

Kim Lân đã dựng lên những tình huống, những cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc, đối thoại sinh động, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế và sử dụng ngôn ngữ nông thôn rất nhuần nhị, tự nhiên.

30 tháng 5 2018

Nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân rất hấp dẫn và cuốn hút, được thể hiện qua:

Các kể chuyện tài tình, cách dựng cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc. Cụ thể khi dựng lên tình huống “nhặt” vợ của nhân vật anh cu Tràng, tác giả đã kể bằng ngôn từ vừa hài hước, vừa chân thực, vừa gây cười lại vừa khiến lòng người xúc động.

Kim Lân cũng không quên nhấn mạnh cái nghèo thê lương của xóm làng bằng những chi tiết, những hình ảnh đắt giá: bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết. Tiếng quạ khiến ta liên tưởng đến những cái xác chết vất vưởng không người chôn cất. Tất cả những tình tiết ấy đã vẽ lên một bức tranh chân thực về xóm nghèo, nghèo một cách thảm hại.

Kim Lân đã dựng lên những tình huống, những cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc, đối thoại sinh động, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế và sử dụng ngôn ngữ nông thôn rất nhuần nhị, tự nhiên.

27 tháng 10 2018

Đặc sắc nghệ thuật của truyện

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo

- Sử dụng ngôn ngữ bình dân, tinh tế, có duyên

- Nghệ thuật tả tâm lí tinh tế, đặc sắc

26 tháng 8 2018

Đáp án cần chọn là: B

17 tháng 11 2017

Đặc sắc nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ:

- Lối dẫn truyện rất thô mộc, tự nhiên mà gọn gàng, sáng rõ.

- Nhân vật giàu chất sống, thể hiện rõ nét tính cách con người Nam Bộ.

- Ngôn ngữ Nam Bộ được thể hiện rõ, phương ngữ được sử dụng thích hợp, với liều lượng vừa đủ để khắc họa sâu đậm vóc dáng tâm hồn của con người, đất rừng, sông nước Cà Mau.yeu

20 tháng 5 2019

Đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của Sơn Nam trong tác phẩm:

Lối dẫn truyện thô mộc, tự nhiên, sáng rõ và gọn gàng

- Ngôn ngữ Nam Bộ được thể hiện rõ, khắc họa sâu đậm vóc dáng tâm hồn con người, đất rừng, sông nước Cà Mau

24 tháng 5 2017

Nét độc đáo trong cách quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi:

- Chi tiết, hình ảnh miêu tả núi rừng đậm chất thơ

- Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động. Truyện có kết cấu, bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt lôi cuốn, sự đan cài chi tiết khéo léo

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng nhiều bút pháp khác nhau khắc họa được tính cách, số phận nhân vật: tả tâm lí, ngoại hình gắn với suy nghĩ thầm lặng

- Ngôn ngữ mang âm hưởng núi rừng, giọng điệu trần thuật có sự hòa kết giọng người kể với nhân vật tạo chất trữ tình

12 tháng 5 2017

a) Tính cách nhân vật A Phủ qua các tình huống:

- A Phủ xuất hiện trong cuộc đối đầu với A Sử: "Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lang vào giữa mặt. Nó vừa kịp bung tay lên. A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”.

Hàng loạt các động từ chỉ hành động nhanh, mạnh, dồn dập thể hiện một tính cách mạnh mẽ, gan góc, một khát vọng tự do được bộc lộ quyết liệt.

Cuộc sống khổ cực (nhà nghèo, cha mẹ chết trong trận dịch đậu mùa) đã hun đúc A Phủ tính cách ham chuộng tự do, một sức sống mãnh liệt, một tài năng lao động đáng quý: "biết đúc lưỡi cày, đục cuốc, cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo". A Phủ là đứa con của núi rừng, tự do, hồn nhiên, chất phác.

- Cuộc xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt tuôn ra các lỗ cửa sổ như khói bếp. "Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong lần lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Cứ thế từ trưa đến hết đêm". Còn A Phủ gan góc quỳ chịu đòn chỉ im như tưọng đá.

Hủ tục và pháp luật trong tay bọn chúa đất nên kết quả: A Phủ trở thành con ở trừ nợ đời đời kiếp kiếp cho nhà thống lí Pá Tra.

Cảnh xử kiện quái đản, lạ lùng và cảnh A Phủ bị đánh, bị trói vừa tố cáo sự tàn bạo của bọn chúa đất vừa nói lên tình cảnh khốn khổ của người dân.

b) Bút pháp của Tô Hoài khi miêu tả nhân vật Mị có những nét khác với khi miêu tả nhân vật A Phủ. Tác giả dành cho Mị những trang văn buồn thương, đau xót; còn với A Phủ, tác giả dùng những lời văn mạnh mẽ, rắn rỏi (bên nhừng câu buồn thương, đau xót xuốnu nhân vật Mị).

8 tháng 6 2016

Ở đây có nhiều bài này Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông thôn nghèo khổ này.? - Tìm với Google

8 tháng 6 2016

I.Mở bài:

 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm

 - Giới thiệu nhân vật bà cụ Tứ

II. Thân bài:

1.     Tâm trạng bà cụ Tứ

    - Bà ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi thấy người đàn bà lạ mặt trong nhà mình lại gọi mình bằng U.

    - Khi biết con trai mình có vợ, bà vô cùng ngạc nhiên, đặt ra nhiều câu hỏi:

+ Tâm trạng ngổn ngang, phức tạp, đầy mâu thuẫn: mừng, lo, buồn, tủi

+ Bà khóc vì thương con trai và con dâu. Tủi cho con của bà, tủi cho phận mình.

    - Buổi sáng hôm sau:

+ Hạnh phúc của con trai bà làm bà tươi tỉnh, nhẹ nhõm “cái mặt bủng beo u ám bỗng rạng rỡ hắn lên”

+ Bà cố tạo niềm vui cho con trai và con dâu, cho dù niềm vui thật mong manh và tội nghiệp.

    - Bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này. Động viên con bằng triết lí dân gian “ai giàu ba họ ai khó ba đời”

    - Bữa cơm đón nàng dâu mới bằng nồi chè khoán thực ra là nồi cháo cám đắng chát.

2. Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật này:

    - Người mẹ nghèo khổ rất mực thương con

    - Một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha

    - Bà cụ Tứ là người rất lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng. Hình ảnh bà cụ Tứ cũng là hình ảnh tiêu biểu cho người mẹ nghèo Việt Nam.

      3. Đánh giá

    - Phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc

    - Ngôn ngữ mộc mạc giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi, cách dựng đoạn đối thoại ấn tượng, hấp dẫn, nhà văn khắc hoạ thành công tâm trạng bà cụ Tứ một cách chân thực, tinh tế.

    - Qua nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống.

 

19 tháng 4 2019

Cách sử dụng chất liệu văn học dân gian của tác giả: ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục, lối sống…

- Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:

   + Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao :con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc

   + Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

-> Sử dụng ý, hình ảnh, ca dao, truyền thuyết để tạo nên hình tượng mới, vừa gần gũi, vừa mới mẻ