K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2019

a. Biện pháp liệt kê: tiếng chim reo, trời xanh biếc, nắng tràn khắp ngả, đất thành cây, mật trào lên vị quả

Tác dụng: cho thấy mùa hè đến với âm thanh rộn rã, màu sắc rực rỡ, tràn ngập hương vị ngọt ngào.

b. Biện pháp so sánh: Những mùa quả lặn rồi lại mọc như mặt trời khi như mặt trời

Tác dụng: Diễn tả những thành quả là trái ngọt do bàn tay mẹ vun trồng, chăm sóc; thể hiện tình yêu thương, kính trọng của người con dành cho mẹ.

20 tháng 4 2020

Bptt :

* điệp ngữ ( từ ''Những mùa quả'')

từ ''Những mùa quả'' được lặp lại 2 lần làm :

+Đó là thứ “quả” mẹ vẫn chăm sóc trong khu vườn của mẹ.

+Nhấn mạnh sự trông chờ, niềm tin, hi vọng của mẹ vào những gì mà mẹ đã nhọc nhằn, lam lũ để chăm sóc. Các con chính là sự trông chờ của mẹ, thành công của các con chính là thứ “quả” mà mẹ mong chờ nhất.

* So sánh : Những mùa quả lặn rồi lại mọc như mặt trời khi như mặt trăng

-Tác dụng của phép so sánh: mọc rồi lại lặn như mặt trời, mặt trăng là quy luật của tự nhiên. Mặt trăng, mặt trời gợi lên hình ảnh của thời gian. Gợi lên thời gian tuần hoàn, gợi lên hình ảnh mẹ vẫn bao năm tần tảo sớm hôm chăm sóc cho vườn quả, cho các con mà không quản nhọc nhằn.

20 tháng 4 2020
  1. – Nghệ thuật hoán dụ: Bàn tay mẹ mỏi: chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ.
  • Nghệ thuật ẩn dụ quả xanh non, chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con, câu hỏi tu từ: Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
  • Tác dụng: Tạo điểm nhấn về lòng biết ơn và sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của người con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ.

Tham Khảo

22 tháng 2 2018

-so sánh : những mùa quả mọc rồi lại lặn

như mặt trời khi như mặt trăng

-nói quá : còn những bí và bầu thì lớn xuống

rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

7 tháng 1 2018

So sánh:

-Như mặt trời khi như mặt trăng

Đọc bài thơ mẹ và quả của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm- Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi, một thứ quả trên...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ mẹ và quả của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:
Mẹ và Quả
- Nguyễn Khoa Điềm-

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời khi như mặt trăng


Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi


Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

a, Có nhà phê bình cho rằng: Bài thơ trên là một biện minh rất chân thực về luật nhân- quả trong cuộc sống con người. Em có đồng ý không? Tại sao?

b, Em hiểu thế nào về hình ảnh " quả lặn rồi lại mọc, bí bầu thì lớn xuống "

c, Phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ trên, đặc biệt chú ý hai câu thơ cuối.

2
18 tháng 10 2017

Câu C :Mẹ và Quả
- Nguyễn Khoa Điềm -


Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.


Bài thơ là một hiện minh thuyết phục về luật nhân - quả trong cuộc sống con người - thế giới khách quan với tính biện chứng sâu sắc của nó. Hình tượng Mẹ và Quả xuyên suốt toàn bài thơ làm sáng rõ thêm cho luật nhân - quả (nhân nào thì quả ấy...) đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi chúng ta.

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Hai câu thơ mở đầu là một sự khẳng định, định hướng tính biện chứng về luật nhân - quả. Vì sao như vậy? Vì:

"Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng"

chứ không trông chờ, cậy nhờ vào tay của ai khác. Dẫu tay của ai khác có thể khoẻ, chắc (!) hơn tay mẹ nhưng phẩm chất của mẹ là tự lực cánh sinh. Là người từng trải mẹ không thiếu kinh nghiệm về sự trả giá đó. Mẹ chỉ thu hoạch được, hái được những mùa quả từ tay mẹ vun trồng mà thôi. Những mùa quả với mẹ cần thiết biết bao, không thể thiếu nó được. Và nữa, những mùa quả không phải lúc nào cũng có, thậm chí có khi "thất bát" trắng tay nhưng thường là tuần tự theo một chu kỳ nhất định, lặn rồi lại mọc – như mặt trời khi như mặt trăng. Cho nên theo mẹ không thể “Đại Lãn chờ sung" mà được, phải có thời gian vun trồng, chăm sóc và chờ đợi. Sự “vun trồng” của mẹ phụ thuộc vào mẹ, vun trồng chu đáo kỹ lưỡng ắt sẽ được quả tốt, ngược lại, thì...

Thời gian chăm sóc - chờ đợi là thời gian quả lặn. Còn khi thu hoạch (quả chín, quả đến kỳ hái được), chính là thời gian quả mọc. Hai từ "lặn" và "mọc" thật ấn tượng. Đây là một ẩn dụ đầy tính sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khi nói về luật nhân - quả trong chu kỳ trồng trọt của nhà nông.

Nhưng vấn đề không dừng lại ở quy luật trồng trọt của nhà nông. Điều chính yếu là trong bài thơ này là Nguyễn Khoa Điềm nói đến công lao dưỡng dục sinh thành của người mẹ đối với con cái. Tay mẹ như có phép thần nên "lũ chúng tôi" (là con của mẹ) cứ thế lớn lên qua sự chăm sóc nuôi dưỡng của mẹ.

"Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi".

Các câu thơ đọc lên nghe thật ấm áp, dân giã, tưởng như không có gì dân giã hơn, bởi đó là lời ăn tiếng nói hàng ngày gắn bó thân thiết của nhà nông. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn quả bí, quả bầu với đặc trưng của nó là "lớn xuống", hình dáng lại "mang dáng giọt mô hôi mặn" nhằm diễn tả nỗi khổ nhọc, vất vả của mẹ. Biết bao giọt mồ hôi mặn của mẹ đã nhỏ xuống âm thầm, lặng lẽ để “kết nên” những quả bí, quả bầu.

Điều thiết thực là, chính những quả bí, quả bầu này (có thể còn nhiều loại hoa màu khác) lại là nguồn sống nuôi dưỡng cho "lũ chúng tôi" lớn lên. Hẳn là mẹ rất vui và tin tưởng vào sự "vun trồng" của mình sẽ được đền bù xứng đáng. Không có người mẹ nào nuôi con mà kể công lao. Trái lại, con cái nhiều khi... Thế nên, dân gian mới truyền đời

"Mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi mẹ tính tháng ngày công".

Ngẫm thật chạnh lòng phải không bạn?! Chính vậy mà cha ông vẫn luôn răn dạy con trẻ rằng:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Như vậy, đủ thấy các bậc làm cha làm mẹ luôn mong muốn gì ở các con? Nguyễn Khoa Điềm đã lý giải điều đó một cách chân thành, mộc mạc và thấm thía qua khổ thơ cuối của bài. Từ chuyện quả thật do cây tạo ra đến quả - con người do dưỡng dục mà thành – là một chuyển ý bất ngờ độc đáo của nhà thơ:

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tứ của bài thơ chính là ở hai câu này. Đời của mẹ đã bao lần hái được quả nhưng điều để mẹ toại nguyện hơn cả là mong muốn các con trở thành một thứ "quả lành có ích" cho đời vì mẹ đã "thất thập cổ lai hy" rồi. Tưởng thế là đủ không cần phải nói gì thêm. Đọc tiếp hai câu cuối của bài thơ mới thấy chữ HIẾU của đứa con đặt ra vượt hẳn trên sự nghĩ bình thường của mẹ, của nhân gian:

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Thật là tài tình. Đứa con Nguyễn Khoa Điềm nghĩ được như vậy quả là đại hiếu đối với mẹ. Đằng sau nỗi day dứt thường niên đó là một tấm lòng "cho tròn chữ hiếu mới là đạo con" của nhà thơ. Rằng, bất cứ ai đọc Mẹ và Quả, hẳn đều cảm ơn mẹ - chính mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục nên một người con tuyệt vời là tác giả của bài thơ trên.
Dẫu không phải xếp lớp "tập này tập nọ" nhưng công chúng yêu thơ đã "đọc anh" là "bắt mắt" liền.

Âm hưởng sử thi và trữ tình công dân là hai cảm hứng chủ đạo, thông qua bút pháp tả thực và điển hình hoá cao độ trên cái nền cuộc sống đầy biến động được tinh lọc qua nhãn quan sáng suốt, nên Nguyễn Khoa Điềm luôn trụ vững với thời gian, tạo một vị thế xứng đáng trong nền thơ dân tộc. Mẹ và Quả trên đây là một trong rất nhiều bài thơ hay "không thể kể hết" của nhà thơ.

18 tháng 10 2017

Câu A : có Tại vì : Qua bài thơ “Mẹ và Quả” ta càng hiểu càng yêu và thấm thía sự hi sinh của mẹ dành cho các con, từ đó cần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo đức, đạo lý làm con của mình

16 tháng 5 2017

a) PTBĐ : tự sự kết hợp biểu cảm

b) thể thơ bảy chữ

c) Nội dung: tác giả nhớ lại những công lao của người mẹ dành cho con theo thời gian

d) Hành động trình bày, bộc lộ cảm xúc

e) Phân tích: Nhân hóa

Tứ của bài thơ chính là ở hai câu này. Đời của mẹ đã bao lần hái được quả nhưng điều để mẹ toại nguyện hơn cả là mong muốn các con trở thành một thứ "quả lành có ích" cho đời vì mẹ đã "thất thập cổ lai hy" rồi. Tưởng thế là đủ không cần phải nói gì thêm. Đọc tiếp hai câu cuối của bài thơ mới thấy chữ HIẾU của đứa con đặt ra vượt hẳn trên sự nghĩ bình thường của mẹ, của nhân gian:

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Thật là tài tình. Đứa con Nguyễn Khoa Điềm nghĩ được như vậy quả là đại hiếu đối với mẹ. Đằng sau nỗi day dứt thường niên đó là một tấm lòng "cho tròn chữ hiếu mới là đạo con" của nhà thơ. Rằng, bất cứ ai đọc Mẹ và Quả, hẳn đều cảm ơn mẹ - chính mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục nên một người con tuyệt vời là tác giả của bài thơ trên.

6 tháng 9 2017

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm.

- Thể thơ : tự do

- Nội dung chính của bài thơ: Thể hiện cảm động tình mẫu tử thiêng liêng: tình mẹ dành cho con và tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn chân thành của người con đối với mẹ.

- Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong câu hai câu thơ: Nhân hóa ( bí và bầu cũng “lớn”), đối lập ( Lớn lên , lớn xuống); hoán dụ (tay mẹ) .

Tác dụng nghệ thuật: (“Bí và bầu” là thành quả lao động “vun trồng” của mẹ ; “Con” là kết quả của sự sinh thành, dưỡng dục, là niềm tin, sự kỳ vọng của mẹ) => Nhấn mạnh sự hi sinh thầm lặng và công lao trời bể của mẹ, đồng thời thể hiện nỗi thấu hiểu và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ.

- Câu thơ “ Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn một thứ quả non xanh” , bằng nghệ thuật nói giảm nói tránh ‘mỏi” và biện pháp ẩn dụ “ quả non xanh”, tác giả thể hiện nỗi niềm lo lắng đến hốt hoảng khi nghĩ đến một ngày mẹ tuổi đã già mà mình vẫn chưa đủ khôn lớn, trưởng thành, vẫn là “ một thứ quả non xanh”, chưa thể thành “trái chín” mẹ mong.

==>> Qua lời tâm sự của tác giả khi nghĩ về mẹ, tự trong lòng mỗi chúng ta dấy lên lòng kính yêu vô hạn đối với cha mẹ và mỗi người đều tự nhủ phải sống sao cho xứng đáng với công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha.



Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Khi mặt trời khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi thứ quả ngọt trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Khi mặt trời khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Và chúng tôi thứ quả ngọt trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

( Thơ Việt Nam 1945-1985, nhà XB văn học Hà Nội 1985)

1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên

2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên

3. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong 4 dòng thơ đầu

4. Em có nhận xét gì về tư tưởng của tác giả được thể hiện trong 2 dòng thơ'' Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?''

0
Nắng của mùa thu là sắc lá vàng ngập lối ta đi , lá những bông cúc nở xoè bên hiên nhà lặng lẽ . Nắng mùa đông là mênh mang sắc vàng trái thị của những cây dạ mẹ phơi . Còn nắng của mùa đông hiếm hoi , ngậm ngùi gợi một chút nao nao luyến tiếc , bất chợt . Có một chiều đông , vài giọt nắng rớt xuống bên hiên , cô bé ngơ ngác nhìn , giơ tay ra hứng :Không biết đó có phải là những...
Đọc tiếp

Nắng của mùa thu là sắc lá vàng ngập lối ta đi , lá những bông cúc nở xoè bên hiên nhà lặng lẽ . Nắng mùa đông là mênh mang sắc vàng trái thị của những cây dạ mẹ phơi . Còn nắng của mùa đông hiếm hoi , ngậm ngùi gợi một chút nao nao luyến tiếc , bất chợt . Có một chiều đông , vài giọt nắng rớt xuống bên hiên , cô bé ngơ ngác nhìn , giơ tay ra hứng :Không biết đó có phải là những giọt nắng mùa thu còn sót lại hay chúng được chắt chiu dệt lên từ những bông cải vàng thắm trong khu vườn nhỏ ,...Cô bé ngồi lặng lẽ dọi theo về chút ánh nắng yếu ớt hắt lên từ phía chân trời xa xa . Bất giác , cô bé thấy mùa đông thật tội nghiệp đáng thương phải chắt chiu cho mình từng giọt nắng yếu ớt . Không đủ sức sua đi gió mùa lạnh lẽo . Thương mùa đông lắm . Cô bé đã ngắt những bông hoa cải trong vườn thả xuống dòng sông để góp vào cho mùa đông một chút nắng . Sắc hoa cải dập dềnh , mênh mang trên sóng nước của một buổi chiều đông...Nắng của mùa thu là sắc lá vàng ngập lối ta đi , lá những bông cúc nở xoè bên hiên nhà lặng lẽ . Nắng mùa đông là mênh mang sắc vàng trái thị của những cây dạ mẹ phơi . Còn nắng của mùa đông hiếm hoi , ngậm ngùi gợi một chút nao nao luyến tiếc , bất chợt . Có một chiều đông , vài giọt nắng rớt xuống bên hiên , cô bé ngơ ngác nhìn , giơ tay ra hứng :Không biết đó có phải là những giọt nắng mùa thu còn sót lại hay chúng được chắt chiu dệt lên từ những bông cải vàng thắm trong khu vườn nhỏ ,...Cô bé ngồi lặng lẽ dọi theo về chút ánh nắng yếu ớt hắt lên từ phía chân trời xa xa . Bất giác , cô bé thấy mùa đông thật tội nghiệp đáng thương phải chắt chiu cho mình từng giọt nắng yếu ớt . Không đủ sức xua đi gió mùa lạnh lẽo . Thương mùa đông lắm . Cô bé đã ngắt những bông hoa cải trong vườn thả xuống dòng sông để góp vào cho mùa đông một chút nắng . Sắc hoa cải dập dềnh , mênh mang trên sóng nước của một buổi chiều đông...

a) Có bạn cho rằng ''Đoạn văn 9 câu trên cần chia làm nhiều đoạn  nhỏ thì ý mới rõ ràng rành mạch.'' Nếu em đồng ý với ý kiến của bạn thì em sẽ phân đoạn ra sao? Căn cứ phân đoạn là gì? (Gợi ý chia làm 3 đoạn)

b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

c) Đặt đầu đề cho đoạn văn

d) Phân tích cái hay của đoạn văn

0
... Cô tôi chưa dứt câu, tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà ngấu nghiến cho kì vụn mới thôi.(...) Mẹ lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc...
Đọc tiếp

... Cô tôi chưa dứt câu, tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà ngấu nghiến cho kì vụn mới thôi.

(...) Mẹ lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nỗi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

a) Chỉ ra trường từ vựng có trong đoạn trích, cho biết chúng thuộc trường từ vựng nào?

b) Chỉ ra câu ghép có trong đoạn trích và phân tích quan hệ ý nghĩa của chúng.

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
2 tháng 1 2019

a. 

- Trường từ vựng chỉ cảm xúc: nghẹn, ứ, khóc

- Trường từ vựng chỉ việc tiêu hóa, ăn (thực chất là để bộc lộ sự căm hận của chú bé Hồng đối với những cổ tục đã đày đọa mẹ): cắn, nhai, ngấu nghiến.

- Trường từ vựng tả người: còm cõi, xơ xác, tươi sáng, trong, da mịn, tươi đẹp, khuôn miệng xinh xắn, thơm tho...

b.Câu ghép là câu:

- Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi.... => câu biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả. (chính những cổ tục được so sánh với những vật cụ thể ở vế 1 mới là hệ quả để vế 2 được thực hiện)

- Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ.... => câu biểu thị quan hệ đồng thời. (chính những hành động mà chú bé được trải nghiệm ở vế 1 mới đưa tới cảm nhận của chú bé Hồng ở vế 2)

5 tháng 10 2016

*Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “ Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên. Tác giả đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ: nhân hoá, điệp từ, đối lập, tương phản.

* - Nhân hoá: “ Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân” 
Điệp từ: ...Trời xanh thành tiếng hát. 
...Những kẻ quê mùa đã thành trí thức. 
Tương phản đối lập:
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức( quê mùa > < trí thức )
Tối tăm cần lao nay hoá những anh hùng ( tối tăm cần lao > < anh hùng )
*Tác dụng:
-Các biện pháp tu từ, nhân hoá, điệp từ, đối lập tương phản Chế Lan Viên vận dụng sáng tạo làm cho lời thơ giàu hình tượng và biểu cảm.
-Chất thơ lãng mạn cất cánh diễn tả khát vọng và niềm tin chói ngời của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc về viễn cảnh đất nước ta sau này, khi mà “giặc nước đuổi xong rồi”...Tổ quốc được độc lập, tự do, thanh bình “trời xanh thành tiếng hát”. Nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc “điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân”.
-Người lao động “quê mùa”, “ tối tăm” ...được học hành làm chủ đất nước. một sự đổi mới kì diệu nhờ cách mạng mang lại: 
“Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tối tăm cần lao nay hoá những anh hùng”

4 tháng 10 2016

khó nha

 

8 tháng 11 2019

Sáng nay, gió mùa đông bắc tràn về. Những cơn gió mang hơi thở lạnh lẽo của mùa đông phương bắc, cái giá lạnh cắt da cắt thịt. Ấy vậy mà khi đi học, tôi lại không mặc áo ấm. Ngồi trong lớp tôi rét run lên và thầm nghĩ :" Sao lạnh quá! Kiểu này về thế nào cũng ốm mất.Ước gì bây giờ mẹ mang áo tới cho mình." Bỗng nhiên tôi nhìn thấy mẹ đang đứng ngoài của lớp với chiếc áo lên trên tay nét mặt mẹ tươi cuwoif nhưng cũng có phần lo lắng. Mẹ xin phép cô cho tôi ra khỏi lớp rồi giục tôi mặc áo. Đây là là chiếc áo len mẹ đan cho tôi từ mùa đông năm ngoái, khoác chiếc áo vào tôi cảm thấy được sự ấm áp của tình yêu vô bờ bến mà mẹ dành cho tôi. Lúc này tôi chỉ muốn ôm chầm ấy mẹ mà nói rằng "Mẹ ơi! Con cảm ơn mẹ nhiều lắm!"