K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vũ Kánh Linh vào nhận hàng đê Đối với lứa tuổi học trò chúng em, khi nhắc tới làng quê thân yêu, không ai là không có ấn tượng về một loài cây nào đó. Riêng em, em lại thích cây khế. Đó là một loài cây bình dị, mộc mạc nhưng để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quyên.Không hiểu sao em lại yêu cây khế đến thế. Cứ mỗi lần về quê là em chạy ra ngay gốc cây để ngắm nhìn nó. Hay có lẽ...
Đọc tiếp

Vũ Kánh Linh vào nhận hàng đê

Đối với lứa tuổi học trò chúng em, khi nhắc tới làng quê thân yêu, không ai là không có ấn tượng về một loài cây nào đó. Riêng em, em lại thích cây khế.
Đó là một loài cây bình dị, mộc mạc nhưng để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quyên.
Không hiểu sao em lại yêu cây khế đến thế. Cứ mỗi lần về quê là em chạy ra ngay gốc cây để ngắm nhìn nó. Hay có lẽ vì em và cây bằng tuổi nhau nên có quan hệ thân thiết đến vậy chăng?
Gốc cây không to lắm nhưng tán lá rất rộng. Dưới tán lá này, em nghịch rất nhiều trò. Cây khế tuy to như vậy nhưng mà hoa của nó bé nhỏ li ti. Những chùm hoa bám chặt vào thân như chẳng muốn rời. Vào mùa hoa kết trái khi cơn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa bé nhỏ lấm tấm như vẩy vàng rơi rơi làm cho em cảm thấy thích thú. Ông em bảo cánh hoa đang làm nhiệm vụ của mình cho quả khế được sinh ra. Trong nắng hè oi bức, những chùm khế như ngôi sao sáng trên bầu trời.
Từ bé cây khế đã làm bạn của em. Khi em còn nhỏ ông em hay bế em ra gốc cây khế và nói rằng:
- Cháu ông lớn nhanh và gặt hái nhiều thành quả như cây khế đơm hoa kết trái này nhé!
Năm lớp bốn là năm em về quê lâu nhất năm đó, em trèo lên cây khế lấy quả nhưng không may gãy mất một cành. Em cảm thấy rất sợ vì đây là cây khế mà ông em quý nhất. Thật may may, ông đã không ,mắng em mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng:
- Lần sau cháu trèo lên cây phải cẩn thận, không làm gãy cành vì cây khế cũng biết đau như con người ấy.
Em càng lớn lên, cây khế càng to, ông em ngày càng già yếu đi. Vào những ngày cuối cùng ông dắt em ra bên cạnh gốc khế dặn em phải chăm sóc cây khế như cái gì đó thân thiết với mình. Bây giờ đúng dưới gốc cây khế, em nhớ lại lời dạy của ông lúc nào. Qua tán cây, em thấy nụ cười nhân từ hiền dịu của ông.
Cây khế không chỉ làm em nhớ đến quê hương mà còn là người bạn thân thiết, là sợi dây tình cảm của em và ông. Mỗi lần nhìn khế đậu quả em lại nhớ đến bao tình cảm thương yêu, trìu mến mà ông dành cho em. Cho thiên nhiên xung quanh.

0
13 tháng 12 2021

Điệp ngữ: ''Nếu chúng mình có phép lạ!''

=> Điệp ngữ cách quãng

13 tháng 12 2021

mik đag cần gấp nha bucminh

30 tháng 4 2020

Khi học xong bài Tiếng Gà Trưa em cảm thấy người bà là một người rất cần mẫn,và hiền lành.Hình ảnh của người bà khắc sâu vào trong tâm trí của người cháu cũng như là em về một hình tượng khó quên.Mà mỗi khi nhớ đến thì lòng của em cứ nao nao những cảm xúc khó lòng mà quên được .Tiếng gọi bà là một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương,chan chứa bao niềm bao dung và ,dịu dàng mà bà dành cho đứa cháu trong bài thơ . Hình ảnh người bà thân quen đã gắn sâu vào trong tiềm thức của đứa cháu,một hình ảnh về người bà  hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà tuy rằng có lúc mắng chửi ,tưởng như là đang ghét,đang giận nhưng vẫn thật ra vẫn cứ hiền hiền như vậy ,vẫn  luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm.... Và qua đó em lại cảm thấy như mình có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh ,người bà trong bài thơ đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu được biểu đạt một cách giản dị nhưng lại thấm đẫm khó phai 
P/s : Bạn có thể tham khảo bài này rồi sau đó cho thêm kính ngữ vào chỗ phù hợp :V

7 tháng 5 2020

Nguyễn Quyết Thắng Thành ngữ chứ ko phải từ láy bn nhé!

28 tháng 4 2020

Xuân Quỳnh là 1 trong những thi sĩ danh tiếng của nước việt nam ta , cô đã sáng tác ra rấ nhiều bài thơ hay , ý nghĩa , tiêu biểu là bài "Tiếng gà trưa" . bài thơ chan chứa thật nhiều ý nghĩa , kể lại kí ức của anh chiến sĩ , nó được bắt nguồn từ tiếng gà trưa . "trên đường hành quân xa/dừng chân bên xòm nhỏ/tiếng gà ai nhảy ổ", đoạn thơ gợi lại trong lòng anh chiến sĩ những kỉ niệm ấu thơ và hình ảnh người bà yên quý cùng những mong ước của tuổi thơ . tiếng gà trưa đã đi vào cuộc chiến đấu cửa anh chiến sĩ , từ đó khắc sau vào tình yêu quê hương, đất nước . Đọc bài thơ , em thấy tình yêu quê hương đất nước của anh chiến sĩ xuất phát từ tiếng gà, từ hình ảnh người bà khum tay soi trứng , ... đã dạy cho em tình yêu đất nước không xuât phát từ những điều lớn lao mà từ những điều đã trở nên quen thuộc , bình dị  nhất đối với mỗi người .

bạn nhớ k nhé 

10 tháng 11 2021

Không biết tự bao giờ, cứ mỗi khi nhắc đến ngôi trường thì người Việt Nam ta lại nói đến cây phượng vĩ. Và cũng không biết tự bao giờ, khi nói đến cây phượng vĩ thì chúng ta lại nhớ đến quãng thời gian nhiều kỷ niệm của tuổi học trò. Cây phượng, hoa phượng, tán phượng, gốc phượng đã đi vào thơ ca như những chuổi ngày đẹp nhất của tuổi học trò. Sân trường em cũng như bao sân trường khác, quanh gốc phượng luôn là nơi tụ tập đông đúc của học sinh vào giờ ra chơi. Gốc phượng to xù xì, những nhánh rể dài nổi lên mặt sân và vươn ra xa như bám sâu, bám chặt vào đất để giữ lấy thân mẹ cho thật vững chải trước bão giông. Mùa hè, những lá phượng li ti đang màu xanh ngát bổng chuyển vàng nhạt rồi vàng sậm, bổng chốc gieo mình xuống đất mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua. Từng lớp, từng lớp lá phượng rơi được ngọn gió mát vô tình tung lên xoay tít trên trời xanh để lại trên cây những tàu lá chỉ còn trơ trọi phần khung đang đung đưa trên cành. Và lác đác trên những nhánh cây khô xám, bổng mọc ra những nụ nhỏ màu xanh biếc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, những nụ xanh biếc ấy bổng hé một màu hồng hồng, đỏ đỏ như những đôi môi chợt mỉm cười với từng đàn, từng đàn ong bướm đang nô nức kéo về để tận hưởng hương thơm của hoa phượng. Ôi! Tôi yêu cây phượng xiết bao!

16 tháng 1 2017

a) Các câu (2), (3) là những câu rút gọn. Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

b) - Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

- Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.
Để tránh hiểu lầm như trong trường hợp trên, khi nói năng chúng ta phải lưu ý :
Tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.
16 tháng 1 2017

a, Các câu (2), (3) là những câu rút gọn. Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

b,

- Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

- Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.
Ít sử dụng cách nói rút gọn câu trong trường hợp ngữ cảnh và ý nghĩa câu nói gây hiểm nhầm cho người khác.

4 tháng 5 2022

nếu mọi người biết làm thì bình luận lên đây nếu không biết thì để em khỏi phải chờ

4 tháng 5 2022

alo có ai ở đó không vậybucminh

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
7 tháng 12 2018

a. Trình tự miêu tả cái bánh trôi: theo trình tự từ ngoài vào trong. Từ hình dáng, cách làm bánh đến phẩm chất của bánh.

Thông qua việc lựa chọn cách miêu tả này đã gián tiếp nói lên vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ truyền thống: xinh đẹp, duyên dáng và cũng rất thủy chung, son sắc.

b. Thành ngữ: bảy nổi ba chìm => Ý nói cuộc đời long đong, lận đận, vất vả, chìm nổi

c. Cách sử dụng thành ngữ: Thành ngữ gốc trong dân gian vốn là "ba chìm bảy nổi" nhưng tác giả lại đảo ngược thành "bảy nổi ba chìm" => chỉ qua cách đảo từ ngữ cũng cho thấy sự nghịch ngược và những sóng gió cuộc đời đang bủa vậy lấy người phụ nữ => sự vất vả, bất hạnh mà người phụ nữ trong xã hội cũ phải trải qua.

d. Giọng điệu trong bài thơ:

- 3 câu đầu: giọng có vẻ ngậm ngùi, thương xót. => sự đồng cảm với thân phận người phụ nữ

- câu thơ cuối: giọng có vẻ lạc quan, vui tươi hơn => thể hiện sự tự hào của tác giả về phẩm chất và những vẻ đẹp truyền thống mà người phụ nữ gìn giữ.