Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảm nhận về một hình ảnh cho là đặc sắc trong bài Tràng Giang của huy cận Mn giúp e với em cần gấp ạ
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : "vai trò của sự chủ động, chuẩn bị trước những tình huống xấu của cuộc sống"
2. Thân bài:
- Giải thích khái niệm: "Chủ động", "Chuẩn bị trước"
- Nêu ví dụ, phân tích ví dụ
- Tác dụng:
- Không bối rối, lúng túng khi gặp tình huống xấu...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/dan-y-nghi-luan-ve-y-nghia-cua-cach-song-o-the-chu-dong
BN Tham khảo nhé !
Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển nhanh như vũ bão, sự thay đổi mạnh mẽcủa kinh tế, hội nhập cũng kéo theo sau đó biết bao hệ lụy. Một trong số đó phải kể đến lối sống buông thả của nhiều thanh niên hiện nay.
Vậy sống buông thả là gì? Đó là sống theo sở thích ích kỉ của cá nhân, đi ngược lại kỉ cương, phép tắc và những chuẩn mực đạo đức của gia đình, xã hội. Sống thiếu lí tưởng, thiếu văn hóa, thiếu nhân cách. Biểu hiện của nó chính là việc đua đòi, ăn chơi chác táng, không thoe quy củ hay nề nếp. Thực trạng của lối sống này ngày càng trở nên phổ biến và trầm trọng hơn trong xã hội hiện đại ngày nay. Điển hình như một số những thanh niên không chịu học hành, làm lụng một cách lành mạnh tối ngày chỉ biết vui chơi, giải trí. Họ thả trôi cuộc đời mình theo dòng đời.
Đâu là nguyên nhân của lối sống đáng phê phán này? Trước hết là nguyên nhân chủ quan, do chính bản thân những người ấy. Họ lười biếng, không chịu lao động, không nhận thức được tác hại của lối sống buông thả ấy. Họ chỉ muốn hưởng thụ mà không muốn làm, không xá định mục tiêu đúng đắn của cuộc đời. Sống hôm nay không biết ngày mai, không ước mơ, lí tưởng, khi đã sa chân rồi thì mặc cảm, buông xuôi, thiếu ý chí, nghị lực vươn lên.Thứ hai, đó là về phía gia đình. Gia đình giàu có, con cái không phải làm gì, sinh ra ỷ lại, ăn chơi buông thả. Gia đình nghèo nhưng lại cũng có con cái ăn chơi sa đọa. Đó hầu như là do bố mẹ với cuốc sống mải chạy theo đồng tiền mà không quan tâm hết sức đến con cái, chiều chuộng con cái, chưa có phương pháp giáo dục.
Hậu quả để lại là vô cùng lớn. Nó gây ra việc gia đình bất hạnh, hạnh phúc có nguy cơ tan vỡ. Đặc biệt là bản thân hư hỏng, có khi dẫn đến những hành động tiêu cực. Con người sẽ trở nên thiếu ý chí, sa chân vào các tệ nạn xã hội. Từ đó, gia tăng tệ nạn trong xã hội. Nó còn làm ảnh hưởng đến tương lai đất nước về sau.
Để ngăn chặn lối sống ấy, chúng ta cần phải nhận thức đươc tác hại nguy hiểm của sự buông thả đến chính bản thân mình. Bản thân mỗi thanh niên cần có ý thức sống đẹp, sống lành mạnh, có văn hóa, có nhân cách, có trách nhiệm với gia đình, xã hội để được mọi người yêu quý, tôn trọng.Sau đó cần có sự phối hợp hài hòa giữa gia đình và nhà trường. ỗi gia đình cần có trách nhiệm quan tâm, giáo dục con em sống có kỉ cương, phép tắc, nhà trường cần quan tâm giáo dục thường xuyên.
Như vậy, lối sống buông thả chính là lối sống đáng lên án một cách mạnh mẽ. Chúng ta cần tích cực học tập, lao động, sống đẹp, xa lánh những thói hư, tật xấu của xã hội.
Tham khảo:
Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển nhanh như vũ bão, sự thay đổi mạnh mẽ của kinh tế, hội nhập cũng kéo theo sau đó biết bao hệ lụy. Một trong số đó phải kể đến lối sống buông thả của nhiều thanh niên hiện nay.
Vậy sống buông thả là gì? Đó là sống theo sở thích ích kỉ của cá nhân, đi ngược lại kỉ cương, phép tắc và những chuẩn mực đạo đức của gia đình, xã hội. Sống thiếu lí tưởng, thiếu văn hóa, thiếu nhân cách. Biểu hiện của nó chính là việc đua đòi, ăn chơi chác táng, không thoe quy củ hay nề nếp. Thực trạng của lối sống này ngày càng trở nên phổ biến và trầm trọng hơn trong xã hội hiện đại ngày nay. Điển hình như một số những thanh niên không chịu học hành, làm lụng một cách lành mạnh tối ngày chỉ biết vui chơi, giải trí. Họ thả trôi cuộc đời mình theo dòng đời.
Đâu là nguyên nhân của lối sống đáng phê phán này? Trước hết là nguyên nhân chủ quan, do chính bản thân những người ấy. Họ lười biếng, không chịu lao động, không nhận thức được tác hại của lối sống buông thả ấy. Họ chỉ muốn hưởng thụ mà không muốn làm, không xá định mục tiêu đúng đắn của cuộc đời. Sống hôm nay không biết ngày mai, không ước mơ, lí tưởng, khi đã sa chân rồi thì mặc cảm, buông xuôi, thiếu ý chí, nghị lực vươn lên.Thứ hai, đó là về phía gia đình. Gia đình giàu có, con cái không phải làm gì, sinh ra ỷ lại, ăn chơi buông thả. Gia đình nghèo nhưng lại cũng có con cái ăn chơi sa đọa. Đó hầu như là do bố mẹ với cuốc sống mải chạy theo đồng tiền mà không quan tâm hết sức đến con cái, chiều chuộng con cái, chưa có phương pháp giáo dục.
Hậu quả để lại là vô cùng lớn. Nó gây ra việc gia đình bất hạnh, hạnh phúc có nguy cơ tan vỡ. Đặc biệt là bản thân hư hỏng, có khi dẫn đến những hành động tiêu cực. Con người sẽ trở nên thiếu ý chí, sa chân vào các tệ nạn xã hội. Từ đó, gia tăng tệ nạn trong xã hội. Nó còn làm ảnh hưởng đến tương lai đất nước về sau.
Để ngăn chặn lối sống ấy, chúng ta cần phải nhận thức đươc tác hại nguy hiểm của sự buông thả đến chính bản thân mình. Bản thân mỗi thanh niên cần có ý thức sống đẹp, sống lành mạnh, có văn hóa, có nhân cách, có trách nhiệm với gia đình, xã hội để được mọi người yêu quý, tôn trọng.Sau đó cần có sự phối hợp hài hòa giữa gia đình và nhà trường. ỗi gia đình cần có trách nhiệm quan tâm, giáo dục con em sống có kỉ cương, phép tắc, nhà trường cần quan tâm giáo dục thường xuyên.
Như vậy, lối sống buông thả chính là lối sống đáng lên án một cách mạnh mẽ. Chúng ta cần tích cực học tập, lao động, sống đẹp, xa lánh những thói hư, tật xấu của xã hội.
Bài viết tham khảo
Cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại, kéo theo đó là biết bao vấn đề nảy sinh ra trong xã hội, trong đó, phải kể đến đó là tình trạng hâm mộ thần tượng một cách thái quá của giới trẻ hiện nay.
Khái niệm thần tượng được sử dụng ở đây là để chỉ những người có nhan sắc ưa nhìn, làm diễn viên, người mẫu, ca sĩ, vận động viên... Đó là những người thường xuất hiện trước công chúng với vẻ ngoài bóng bẩy, hào nhoáng, thể hiện ra bên ngoài những biểu hiện tốt đẹp, chuẩn mực nhất. Nhiều người đã coi thần tượng là hình mẫu lý tưởng, lý tưởng sống của mình và luôn muốn làm mọi thứ theo họ, từ quần áo, giày dép... Tình trạng hâm mộ thần tượng một cách thái quá chính là khi chúng ta quá thích một ai đó, muốn được gặp họ, mua đồ giống họ, luôn tưởng tượng về sự hiện diện của họ bởi sự xuất hiện liên tục của họ trên truyền thông khiến nhiều người bị mù quáng, lầm tưởng.
Nhiều người rơi vào tình trạng như vậy, họ dần trở lên mù quáng và thiếu lý trí. Họ ảo tưởng rằng thần tượng yêu mình, thường xuyên chú ý theo dõi, bám đuôi thần tượng của mình để xem họ làm gì, ăn gì. Thậm chí, có nhiều người vì quá yêu thích thần tượng của mình, ngay cả khi họ đi trên đường, nghe thấy một đoạn nhạc của một bài hát quen thuộc mình biết, họ lập tức dừng lại, nhảy, hát theo rồi bắt chước theo những hành động của thần tượng khi hát bài hát đó. Đặc biệt, nhiều người vì theo đuổi thần tượng của mình, họ đã chi ra một khoản tiền rất lớn để mua tất cả những album, hay những phụ kiện liên quan đến thần tượng của mình, rồi mua vé để đi xem concert, biểu diễn của họ. Đó hẳn là một khoản tiền không nhỏ so với họ - những bạn trẻ vẫn được bố mẹ nuôi lớn. Một ví dụ điển hình có thể kể đến như John Hinckley - một người hâm mộ của nữ diễn viên Mỹ Jodie Foster đã ám sát Tổng thống Ronald Reagan vì để làm nữ diễn viên ấn tượng. Hay tại Trung Quốc, một người cha đã tự tử với mong muốn con gái được gặp gỡ thần tượng Lưu Đức Hoa. Hay hiện nay, việc thần tượng nhóm nhạc Hàn Quốc (Kpop) đã nhiều lần vấp phải sự chỉ trích của báo đài bởi nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng cuồng mà có những hành động sai trái về đạo đức như dọa dẫm tự tử, tuyệt thực, gào khóc đòi bố mẹ đáp ứng những nhu cầu theo đuổi thần tượng của mình. Đây thực sự là mặt trái mà giới thần tượng gây nên.
Hậu quả của tình trạng này là cực kỳ nghiêm trọng. Bởi đa số, những người theo đuổi thần tượng đều là những bạn trẻ, thậm chí là những bạn ở tuổi vị thành niên, bởi vậy họ không có cách nào khác là xin tiền bố mẹ để đu idol của mình. Nó không chỉ ảnh hưởng đến việc học của các nhân đó mà nó còn gây phiền muộn đến bố mẹ của họ. Thậm chí, có những bạn trẻ quá cuồng, họ lấy bản thân ra đe dọa bố mẹ để đạt được mong muốn và điều đó thực sự là tồi tệ. Có những bạn trẻ vì muốn gặp được thần tượng họ chờ ngày, chờ đêm với mong muốn gặp được thần tượng và điều đó khiến sức khỏe của họ bị ảnh hưởng và tâm lý cũng không yên để chú tâm vào những công việc khác. Không những vậy, chính thần tượng của họ cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Nhiều người vì họ quá cuồng thần tượng của mình, họ theo dõi thần tượng, đào bới đời tư của họ, khi phát hiện ra họ làm cái gì không đúng họ sẽ ngay lập tức quay lại, ném đá, chửi bới trên mạng xã hội khiến danh tiếng của họ bị hủy hoại.
Đây thực sự là một tình trạng không ai mong muốn và chúng ta cần phải cảnh giác. Hãy đặt cho mình một giới hạn nhất định trước khi mọi chuyện trở lên quá tồi tệ. Bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất, bớt xem những chương trình thần tượng hơn, bớt chút tiền lại từ việc tiêu xài cho họ và dành tiền làm việc có ý nghĩa thiết thực hơn... Như vậy là một cách tốt để bạn có thể kiềm chế bản thân tránh trở lên cuồng thần tượng một cách thái quá.
Thần tượng một ai đó không phải là việc xấu nhưng nó sẽ chỉ tốt khi bạn biết điểm dừng cho bản thân. Hãy giữ đúng giá trị và thông suốt được khái niệm thần tượng và hâm mộ, hãy để nó về với đúng vị trí và giá trị của nó. Cần phải phê phán những hành động quá cuồng thần tượng mà gây ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội.