Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Thử thách: những khó khăn, cản trở do cuộc sống, công việc đặt ra trên con đường tìm kiếm thành công.
=> phải có bản lĩnh, nghị lực, sức mạnh tinh thần để vượt qua.
+ Thành công rực rỡ: thành công lớn đem lại cả danh tiếng và lợi ích, đáng để tự hào và kiêu hãnh.
= > Thành công lớn trong cuộc đời cũng có thể là một thứ trở ngại, rào cản đòi hỏi con người phải có bản lĩnh, nghị lực mới có thể vượt qua để đi tới.
- Vì sao?
+ Tâm lí: dễ thỏa mãn, tự mãn => triệt tiêu động lực để phấn đấu, cố gắng.
+ Nhận thức: gây ra những ảo tưởng về khả năng của bản thân.
+ Gây nhiễu trong nhận thức về các mối quan hệ.
- Làm thế nào để vượt qua thử thách?
+ Cần bản lĩnh, sự tỉnh táo trong nhận thức để nhìn rõ cơ sở dẫn đến thành công. nhìn rõ các mối quan hệ trong đời sống.
+ Cần đặt ra mục tiêu mới, lên kế hoạch hành động để không lãng phí thời gian và nhanh chóng thoát ra khỏi hào quang của thành công trước đó.
+ Cần mở rộng tầm nhìn để nhận ra “ngoài trời còn có trời”, thành công của mình dù rực rỡ cũng không phải là duy nhất, quan trọng nhất.
Các em cần lấy được những dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề
Tự hỏi thầm bản thân “Thử thách lớn nhất trong cuộc đời mình là gì?”. Vậy Nên, bớt tham vọng chính là thử thách lớn của bạn, để tinh thần vui vẻ, yêu đời hơn.
Trong cuộc sống, ai cũng từng phải mắc sai lầm để rồi trưởng thành, đúng vậy, chúng ta vui, chúng ta buồn, chúng ta hạnh phúc, chúng ta vấp ngã, chúng ta chán nản, chúng ta thất bại, vậy có ai trong số chúng ta quật cường đứng lên sau lần vấp ngã, hay thành công sau thất bại? Không ai sinh ra đã là hoàn mỹ cả, chỉ cần trong cái hoàn mỹ của họ có một vết xước cho dù là nhỏ nhất thì họ cũng không hoàn mỹ. Đúng thế, họ cũng phải trải qua những cảm xúc lẫn lộn, những lúc khó khăn, gian nan để có thể tôi luyện thành con người có tiềm lực trong tương lai. Cho nên chúng ta cũng không cần ghen tị hay tự ti, họ thành công tại sao chúng ta không thể thành công? Bởi vì bản thân chúng ta không có niềm tin vào chính mình hay bởi vì chúng ta không có ý chí, không có kiên cường. Ông cha ta đã từng nhắc nhở nhau: “Thất bại là mẹ thành công” nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”
Cho dù là cổ đại hay hiện đại thì hai câu bất hủ này vẫn luôn đúng với mọi hoàn cảnh với mọi con người. Có phải bạn đang nghĩ rằng tại sao hai câu thật mâu thuẫn mà lại đi chung với nhau? Tuy chúng mâu thuẫn nhưng lại đúng khi con người đang đứng trên đỉnh cao của thành công mà bị ngã chỏng vó chẳng khác nào con người ta đang sung sướng trên thiên đường phút chốc lại rớt xuống mười tám tầng địa ngục vậy. Nhưng tại sao lại vậy? Muốn hiểu hết rõ ràng thì trước tiên chúng ta phải hiểu vì sao “thất bại là mẹ thành công”? Cuộc đời luôn luôn công bằng, chưa ưu ái ai bao giờ, cuộc đời luôn cho chúng ta cơ hội, luôn tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nhưng khi nhìn người khác thành công còn mình lại thất bại thì cũng đừng oán trách cuộc đời bất công, vì sao họ cũng như mình mà họ lại vinh quang còn mình lại hèn mọn như thế? Bởi vì mình không có bản lĩnh như người ta, bởi vì mình không biết được người ta phải trải qua bao lần vấp ngã mà tự đứng lên, bao nhiêu lần thất bại mà làm lại từ đầu để đi đến bước thành công này. Thậm chí còn có người bị bất hạnh về thân thể nhưng họ vẫn thành công đấy thôi. Có trách cũng là do họ thành công trước mình thôi. Nếu mình có thể tự đứng lên sau vấp ngã, có thể không chán nản khi gặp thất bại thì không cần ghen tị hay oán trách, mình đã thành công. Nhưng làm được như vậy có mấy ai? Có người như chim sợ cành cong, sợ hãi mà rút lui, nhưng đáng mừng thay, có người sau thất bại, người ta sẽ rút ra những kinh nghiệm quý báu để không phải thất bại nữa
Không phải nói đâu xa, đã có không ít những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công. Ví dụ như thần đồng Mạc Đĩnh Chi, được gọi là thần đồng nhưng cái giá cậu trả cũng không nhỏ để xứng với chức danh thần đồng. Là cậu bé nghèo, cậu và mẹ luôn bị người khinh rẻ, vì thế cậu luôn ra sức học tập. Không lúc nào Mạc Đỉnh Chi ngơi đọc sách, kể cả lúc vai gánh củi đi bán. Không có sách học thì mượn thầy mượn bạn. Không có tiền mua nến để đọc sách thì cậu đốt củi, hết củi thì lấy lá rừng đốt lên mà học, vô cùng gian khổ nhưng cậu không nản chí. Do nghị lực phi thường, cộng với tính thông minh, chẳng bao lâu Mạc Đỉnh Chi đã nổi tiếng thần đồng nho học xứ Hải Đông. Khoa thi Giáp Thìn, thi hội, Mạc Đỉnh Chi đổ Hội nguyên, thi đình, ông được chấm đỗ Trạng nguyên, nhưng khi vào ra mắt nhà vua, vua thấy ông tướng mạo xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu. Biết ý, ông liền làm bài “Ngọc tỉnh liên phú”. Vua xem xong khen là thiên tài, mới cho đậu Trạng nguyên.
Và đây cũng là một tấm gương sáng chói đáng để chúng ta noi theo, thầy Nguyễn Ngọc Kí, nói đến thầy thì ta cũng phải bội phục trước nghị lực kiên cường của thầy. Lên bốn tuổi, thầy bị liệt hai tay, bảy tuổi tập viết bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của thầy chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để được như những người bình thường. Và thầy đã vượt lên sự run rủi của số phận, trở thành nhà giáo ưu tú viết bằng chân. Cũng đôi chân ấy,thầy đã viết sách, làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên một huyền thoại, một tấm gương vượt khó như biểu tượng cho nhiều thanh niên Việt Nam noi theo. Không gì là không thể mà là bạn có dám đối đầu với thách thức hay không.
Giờ các bạn có thể rõ ràng “Thất bại là mẹ thành công” là như thế nào rồi phải không? Chỉ khi chúng ta thất bại thì chúng ta mới thành công. Đây là điều mà cuộc đời muốn tặng bạn, và khảo nghiệm bạn khi bạn thành công. Vì khi đó bạn đã có đủ năng lực để bước đến đỉnh cao thành công. Nhưng chưa đủ, nghị lực và kiên cường tất nhiên phải có, nhưng khi đứng trên đỉnh cao bạn có ngẫm lại bạn đã từng là một con người như thế? Đây có lẽ là thử thách lớn nhất của đời người, như đã nói: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”.
Thành công lớn nhất là thành quả tuyệt vời mà con người dồn hết công sức, hi vọng và tâm huyết. Nhưng đối mặt với thành công ấy, nắm được thành công ấy trong tay lại chính là một thách thức vô cùng lớn. Đó là con người dễ ngủ quên trong chiến thắng mà quên rằng “thất bại là thành công” nhưng “thành công cũng sẽ thất bại”. Chúng ta thành công nhất thời không có nghĩa là chúng ta sẽ thành công cả đời. Thành công cho ta niềm hạnh phúc, tự hào và vinh quang, nhưng nó sẽ kéo dài bao lâu? Trong khi đó, bên ngoài kia thế giới vẫn không ngừng thay đổi, không biết bao nhiêu thành công tiếp nối nở rực, liệu ta có cho phép mình tận hưởng chiến thắng trong bao lâu, liệu ta có ngủ quên trong ánh hào quang ấy và biết khi nào thành công dù là lớn nhất của ta trở thành dĩ vãng tụt lại phía sau?
Ta thành công không có nghĩa là người khác sẽ không thành công. Cho dù là ta biết cái giá phải trả là không nhỏ mới có thể đi đến thành công. Ta sẽ cho phép ta tự tin nhưng không vì thế mà ta tự phụ. Những gì ta nghĩ ta làm được thì người khác có thể sẽ làm được. Cho nên thành công cũng được hay không thành công cũng vậy, đều không cho phép chúng ta vì thất bại hay chỉ là sự mê hoặc nhất thời mà tụt dốc, trì trệ.
Không những thế, khi thành công thì sẽ dễ bằng lòng với kết quả, thiếu ý chí phấn đấu, đúng vậy, hầu hết đây là tâm lí của con người khi họ thành công. Họ sẽ không nghĩ đằng sau nó là cái gì mà họ chỉ nghĩ rằng “ta đã thành công, ta đã hoàn thành được mục tiêu của mình, ta cũng không cần cố gắng làm gì, dù sao ta cũng sẽ không thất bại”. Thật đáng buồn! Tại sao họ không ngẫm lại có thành công thì vẫn sẽ có thất bại hay là thành công rồi làm cho con người tự kiêu, tự đại. Bạn nghĩ bạn là thiên tài? Cho dù là thiên tài cũng phải thất bại mới trở thành thiên tài thực thụ. Bạn không phải là thiên tài vậy thì tự đại cái gì, chỉ là thành công nhất thời mà buông bỏ như vậy cố gắng phấn đấu tới giờ là để làm gì? Ngoài kia, không chỉ một mình bạn là thành công mà là vô số nhưng mấy ai sẽ kiên trì đến cùng? Mà vô số thành công của người ta cũng có thể đè bẹp bạn thất bại đến thảm hại. Bạn liệu có chấp nhận sự thất bại này không? Không lẽ bạn đi đến bước này chỉ là để quay về con số không?
Vậy ngược lại thì như thế nào? Khi thành công rồi bạn sẽ không vì thế mà buông bỏ để hưởng thụ và vẫn tiếp tục theo đuổi. Thật đáng mừng, bạn đã thành công? Nhưng bạn có chắc rằng bạn sẽ thành công? Bạn theo đuổi thành công bằng chính tham vọng, bằng chính thủ đoạn? Bạn có nghĩ trước rằng khi thành công bạn sẽ ra sao hay không? Tất cả phụ thuộc vào chúng ta . Vì vậy mỗi chúng ta phải không ngừng cố gắng, không ngừng quyết tâm thì có thể dễ dàng chạm tới thành công. Là một học sinh chúng ta cũng cần phải cố gắng rất nhiều đừng vì 1 bài toán khó hay 1 bài văn dài mà dễ nản lòng giữ được bản thân khiêm nhường, ý chí, kiên trì khi thành công rực rỡ còn khó khăn hơn cả khi gặp thất bại.
Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.
Em tham khảo:
Thứ quý giá nhất mà mỗi thử thách mang đến cho chúng ta đó là chúng sẽ giúp ta mạnh mẽ hơn. Thật vậy, trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng có những lần gặp những khó khăn, thất bại và cảm thấy bế tắc hoàn toàn. Vậy nên, cách ứng xử của mỗi người trong cuộc sống khi gặp gian nan, thử thách thực sự quan trọng và quyết định đến mọi thành công của mỗi cá nhân sau này. Nếu như mỗi người thực sự cố gắng thì thành công là điều nằm trong tầm với sau này. Đầu tiên, ta cần phải thoát khỏi bóng đen của thất bại, chiến thắng về mặt tinh thần và coi thất bại là một phần không thể thiếu đối với việc tiến đến thành công. Hơn nữa, đối với những người lạc quan thì thất bại chính là cách mà họ học hỏi, cách mà họ trưởng thành; và quan trọng nhất họ coi thất bại là món quà và hạnh phúc khi được thất bại. Sau khi chiến thắng được tâm lý sợ thất bại thì việc con người cần làm đó chính là tiếp tục làm việc còn dang dở. Từ bài học thất bại ngày trước, con người ta cần tiếp tục tiến lên và nỗ lực hết sức mình. Việc thất bại và học được 1 điều gì đó sẽ là tiền đề để mỗi người tiếp tục bước tiếp và chinh phục thành công. Hơn nữa, khi thất bại thì thường con người học được nhiều hơn là những thành công. Vì khi thất bại thì cảm giác ấy sẽ khắc ghi mãi mãi để con người không bao giờ mắc lại nữa. Thất bại đã là điều quan trọng đối với thành công, nhưng việc con người đối diện với thất bại một cách mạnh mẽ, thái độ học hỏi mới là bí quyết đi đến thành công. Trên thực tế, chẳng có nhà tỷ phú, người thành công nào thành công chỉ sau 1 đêm mà ko trải qua những lần thất bại nhớ đời. Những hào quang ta thấy về cuộc sống giàu sang của họ chính là sự đánh đổi bằng những năm tháng thất bại rồi nỗ lực bước tiếp của họ. Tóm lại, con người khi gặp phải những khó khăn thậm chí là thất bại trong cuộc sống thì cần phải có lòng kiên trì, tiếp tục cố gắng và nỗ lực ko ngừng thì mới có thể thành công.
Người trẻ hay trăn trở và nói nhiều về sự trưởng thành. Với họ, trưởng thành là một thế giới lấp lánh ai cũng muốn tới thật nhanh, nhưng rồi lại chần chừ vì có nhiều nỗi sợ. Không sớm thì muộn, ai cũng sẽ chạm tay vào ngưỡng cửa đó. Có những người trưởng thành thực sự, có những người lại tự cho rằng mình đã trưởng thành. Tuy nhiên, điểm khác nhau nằm ở chính những suy nghĩ dưới đây. Chỉ khi thực sự trưởng thành, bạn mới nghĩ được chỉ khi va vấp và tích cóp được trải nghiệm trong nhiều mối quan hệ, đối mặt với biến cố… đó mới là hoàn cảnh để người ta nhận ra mình phải trưởng thành.
Trưởng thành có nghĩa là một người có khả năng tự đứng trên đôi chân của mình, tự suy nghĩ bằng cái đầu của mình, tự kiếm sống bằng khả năng của mình… và cuối cùng tự chịu trách nhiệm với mọi hành vi của mình gây ra… Đó là xét trên bình diện hành động về ý nghĩa của sự trưởng thành. Tôi muốn kể cho các bạn một câu chuyện ngắn và cũng là biểu hiện của sự thay đổi trưởng thành đó là câu chuyện “Bài học thành bại từ hươu cao cổ”: “Mỗi lần một chú hươu con ra đời đều là một bài học. Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng, như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3m xuống đất và nằm ngay dưới đó. Sau vài phút, hươu mẹ làm một việc hết sức kỳ lạ, đó là đá vào người con mình cho đến khi nào nó chịu đứng dậy mới thôi. Khi hươu con mỏi chân và nằm, hươu mẹ lại thúc chú đứng lên. Cho đến khi thực sự đúng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để hươu con phải nỗ lực tự mình đứng dậy trên đôi chân còn non nớt”
Bài học rút ra: Chuyện cực ngắn về chú hươu cao cổ mới sinh và phương pháp dạy con từ thuở nhỏ của hươu mẹ. Điều này nghe có vẻ lạ với chúng ta, nhưng lại thực sự cần thiết cho hươu con bởi chúng phải tự đứng được để có thể tồn tại với bầy đàn, nếu không sẽ bị trơ trọi với cuộc đời và trở thành miếng mồi ngon cho thú dữ.
Con người chúng ta cũng vậy, thật dễ nản chí khi mọi việc đều trở nên tồi tệ. Nhưng cho dù đang phải đối mặt với nhiều gian khổ thì ta vẫn phải giữ vững niềm tin. Người ta không thua khi bị đánh bại mà chỉ thua khi đầu hàng. Hãy ghi nhớ rằng mỗi khi ta phải đối mặt với nghịch cảnh, trong ta luôn có một sức mạnh tiềm ẩn.
Thật ra trưởng thành.. tất nhiên, mọi thứ sẽ thay đổi, từ tư duy, suy nghĩ, cho tới cách cảm nhận sự việc, tình cảm. Nhưng nhìn lại, trưởng thành chưa hẳn là khắc nghiệt hay tần nhẫn gì cho cam nếu như ta biết sống đúng với nó. "Lợi dụng" sự trường thành đó để thực hiện những điều mà trước giờ chưa làm được hay "không dám" làm thì cũng "đáng" để được lớn lên lắm chứ.
Trưởng thành không phải là "cái giá", mà trưởng thành là một “món quà” to lớn khi bạn học được cách vượt qua những nỗi đau, những cơn mộng mị ngu ngốc của cái lứa tuổi mười mấy mà tiến lên phía trước để làm những điều có ý nghĩa hơn.
Trưởng thành là một giai đoạn chuyển biến đẹp nhất của cuộc đời. Hãy từ từ trải qua và tận hưởng hương vị mới mẻ ấy. Có thể nó sẽ không chứa đầy "sắc hồng ngọt ngào" hay "cầu vồng rực rỡ" nhưng nó vẽ lên một bức tranh về thực tế, và trong bức tranh ấy, bạn là người quyết định bố cục cũng như các bước phối màu. Tới lúc lớn lên, tự ra quyết định và bước đi trên con đường ấy rồi đây
Một trong những phẩm chất cao đẹp của con người là biết quan sát và lắng nghe để thưởng thức, để chiêm nghiệm và để rút ra những bài học quý giá. Sống là một quá trình quan sát và cảm nhận. Trong những quan sát và cảm nhận, sự cảm nhận về những thay đổi của bản thân là những cảm nhận gần gũi, thiết thực và thú vị. Điều thú vị nhất là cảm nhận được mình hôm nay trưởng thành hơn ngày hôm qua.
Con người là một động vật cao quý vì con người biết tu thân, biết sống có trách nhiệm và biết hướng tới những điều cao đẹp. “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”. Tất cả mọi người đều thay đổi từng ngày. Sự thay đổi có thể theo chiều hướng tốt hơn hoặc xấu đi.
Với ý thức sống có trách nhiệm, chúng ta sẽ vô cùng hạnh phúc khi cảm nhận được sự thay đổi của bản thân theo hướng tốt đẹp hơn. Một trong những điều tốt đẹp là vững vàng hơn trong công việc học tập và rèn luyện để thành người tốt và có ích cho xã hội, vững vàng hơn trước những cám dỗ xấu xa của cuộc sống.
Một người tốt là người có ý thức rằng bản thân phải sống có mục đích cao đẹp, có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội. Trong quá trình lớn lên và trưởng thành, chúng ta không thể tránh khỏi những lỗi lầm. Nhưng cái chính là chúng ta phải có ý thức sửa chữa những lỗi lầm và có trách nhiệm với những lỗi lầm của mình. Sự trưởng thành nào cũng là một quá trình gian nan và cay đắng. “Cây rụng lá để nảy mầm, rắn thay da để lớn và con người đau khổ để trưởng thành”. Do đó, quá trình của việc trưởng thành đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn, học tập và rèn luyện hằng ngày. “Thắng không kiêu, bại không nản”. Quá trình để trở nên vững vàng, sống có ý thức, có trách nhiệm là một quá trình đầy gian khổ và hạnh phúc mà chúng ta phải bền bỉ thực hiện suốt cả đời. Tục ngữ Ấn Độ có câu: “Giá trị của con người không phải là mình hơn người khác mà là mình ngày hôm nay hơn mình ngày hôm qua”. Cố gắng để mỗi ngày một vững vàng, có trách nhiệm và trưởng thành hơn là một phương châm tốt đẹp, một bài học cần thiết mà chúng ta phải thực hiện từng giờ.
Ai trong chúng ta cũng sợ già, và nhiều lúc lại muốn “xin một vé về tuổi thơ”. Nhưng ở thời bé dại đó, bạn có nhớ rằng mình đã từng muốn trở thành người lớn như thế nào? Sự trưởng thành bản thân nó là một món quà vô giá của cuộc sống, và tất cả chúng ta được sinh ra để trở thành một người trưởng thành.Trưởng thành đôi khi thật mệt mỏi, nhưng hãy tin rằng mọi thứ tốt đẹp đang chờ mình ở phía trước.
Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân trọng và một trong những điều ấy đó chính là tình cảm gia đình .Vậy đã có ai tự hỏi mình rằng tình cảm gia đình là gì chưa và tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến như vậy? Bởi tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên con đường kiếm tìm hạnh phúc. Nhưng đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm quý báu ấy, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng đón lấy mình, mình đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc mỗi sáng, một bữa cơm ấm cúng ,…, chỉ những việc làm nhỏ đó thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này.
"Trên bước đường của thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng" .
Lười biếng là gì ? Tại sao chúng ta có lười biếng .Lười biếng là một thói xấu của con người, cần phải sửa đổi. Lười biếng là có thể xem là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng.
Lười biếng tạo thành thói quen và thành “căn bệnh” nan y rất khó chữa. Bởi vậy, đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc cũng như quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân. Lười biếng thực ra ban đầu cũng chỉ là những cử chỉ nhỏ nhặt như lười làm bài tập về nhà, lười tư duy, động não những bài toán khó. Nhưng dần dần nó sẽ tích tụ thành thói quen không tốt và ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người đó. Lười biếng có thể là bản chất nhưng trong số một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng, không có quyết tâm để thực hiện công việc đến cùng. Gắn với sự lười biếng chính là thiếu kiên trì, kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.
Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thứ, để trưởng thành, để làm người tốt, ngoài khả năng thì còn cần đến sự chăm chỉ, kiên trì. Đây là đức tính tốt giúp bản thân giành được thắng lợi nhanh nhất.
Lười biếng để lại hậu quả xấu đối với mỗi người, không những làm giảm đi ý chí cố gắng, phấn đấu của con người mà còn khiến cho họ ngày càng nhu nhược, không cố gắng nữa. Có một số người vì lười biếng nên ỷ lại, sống dựa dẫm vào người khác. Điều này thật đáng buồn.
Hiện nay sự phát triển của mạng lưới Internet khiến cho mọi người lười đi. Người ta vẫn nói đã làm lười đi nhiều bạn học sinh. Các bạn ngang nhiên chép văn mẫu, chép đáp số ở ngay trên các trang mạng. Thực tế này đã xảy ra suốt bao nhiêu năm ở đất nước ta.
Cha ông ta có câu “Cần cù bù thông minh” chính là việc nhấn mạnh đức tính cần cù, chăm chỉ là điều mà mỗi người cần phải có. Khi có được sự chăm chỉ thì mọi việc dù có khó đến đâu vẫn cố gắng được. N là học sinh lớp 12, sắp thi tốt nghiệp và đại học, nhưng gia đình N không có điều kiện, và N không có thời gian để đi học thêm. Nhưng cô bạn rất chăm chỉ, kiên trì. Cô tranh thủ thời gian để học mọi lúc, mọi nơi để có thể chạm tới ước mơ của mình.
Như vậy, bên cạnh đức tính lười biếng thì vẫn còn có rất nhiều người chăm chỉ, kiên trì, không ngừng cố gắng. Và tất nhiên kết quả mà họ đạt được sẽ khiến nhiều người ngưỡng mộ. Khi chúng ta không đủ năng lực thực hiện thì hãy dùng sự kiên nhẫn, chăm chỉ, chắc chắn thành công sẽ đến.
Thật vậy, đừng để sự lười biếng của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn. Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày.
Cuộc sống luôn đặt ra cho ta những thử thách, ai cũng từng biết hay được dạy rằng, bất cứ rào cản nào cũng cần bản lĩnh để vượt qua, chiến thắng chính bản thân mình để vượt qua khó khăn. Nhưng, đã có ai vượt qua sự thành công của mình? Đứng trước vinh quang cũng không mất phương hương? Nói tới điều này, ta nghe G Welles từng nói: “Thử thách lớn nhất của đời người là thành công rực rỡ”
Không phải ngẫu nhiên, mà G.Welles một nhà văn học người anh nổi tiếng, lại phải đưa ra một câu nói mang chiều sâu như vậy. Bằng khối óc của một nhà văn lớn, G Welles đã nhận ra một khía cạnh khác của chướng ngại vật nguy hiểm không kém trong cuộc sống mỗi người. Ta có thể dùng cách này hay cách khác để thành công, đạt được thứ mình khao khát, nhưng rồi, cái tôi của mỗi người có thể đủ bản lĩnh để vượt qua chính điều đó? Chính sự “thành công” ấy mà không bị gục ngã, mù quáng, mất phương hướng và bước đi sai lầm?
Câu nói của G Welles nghe qua có vẻ phi lí, vì thử thách nào lại là thử thách về thành công? Vì ta thường chỉ nghe thành công là một phần thưởng xứng đáng khi mình nỗ lực vượt qua những thử thách mà thôi. Nhưng không, suy nghĩ kĩ, ta mới thấy chính xác và đúng đắn. Trong câu nói, “thử thách” được nói theo nghĩa thực, đó là những khó khăn, cản trở do cuộc sống, công việc đặt ra trên con đường tìm kiếm thành công. Còn “những thành công rực rỡ” cũng chính là những thắng lợi vẻ vang, to lớn, mang lại lợi ích cho mình, và sự tự hào, kiêu hãnh. Nói chung, ý của cả câu, nhằm nhấn mạnh tới khía cạnh thành công suy cho cùng, cũng chính là một trở ngại, trở ngại này đòi hỏi con người phải có bản lĩnh, tỉnh táo nghị lực mới có thể vượt qua, sự thử thách này đôi khi còn nguy hiểm hơn nhiều lần, so với những gì mà ngoại cảnh đem lại.
Thành công cũng được xem như một trở ngại, vì thành công là thứ duy nhất dễ khiến con người ta tự mãn và tự cao với chính mình. Thành công đem đến cho ta những thứ ta ao ước và xứng đáng, nhưng cũng là con dao hai lưỡi nếu với ai không có sự khiêm tốn và một thái độ đúng đắn. Thành công dễ khiến ta ảo tưởng thái quá về khả năng của mình. Cũng là một trong những thứ sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu của ta trên con đường tiếp theo. Như bạn học sinh cố gắng đạt điểm 10, vì mục tiêu chỉ vì điểm số, có thể về sau bạn ấy sẽ không còn cố gắng nữa… và cũng có những người luôn khiêm tốn về thành công của mình, như Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ đáng kính của Việt Nam, dù là người góp công vô cùng lớn với hòa bình đất nước, nhưng Bác mãi vẫn giữ hình ảnh một vị chủ tịch giản dị, và không ngừng đặt ra cho mình những mục tiêu tiếp tục cố gắng cống hiến vì nước, vì dân…
Câu nói của G Welles rất hay, nói đúng bản chất của vấn đề. Đòi hỏi ta phải biết tự đánh giá, khiêm tốn học hỏi không ngừng, đừng choáng ngợp trước hào quang chiến thắng. Và qua đó cũng học cho mình một tâm thế bản lĩnh để vươn tới thành công. Phê phán những ai luôn tự cao, tự đại về bản thân mình, có thái độ chủ quan và kiêu ngạo.
Câu nói của ông giúp ta tỉnh táo hơn trước thành công của chính mình, giúp ta nhìn nhận lại hành vi của chính mình và rèn luyện mình ngày càng tốt hơn, để luôn chiến thắng chính mình.
Cuộc sống luôn đặt ra cho ta những thử thách, ai cũng từng biết hay được dạy rằng, bất cứ rào cản nào cũng cần bản lĩnh để vượt qua, chiến thắng chính bản thân mình để vượt qua khó khăn. Nhưng, đã có ai vượt qua sự thành công của mình? Đứng trước vinh quang cũng không mất phương hương? Nói tới điều này, ta nghe G Welles từng nói: “Thử thách lớn nhất của đời người là thành công rực rỡ”
Không phải ngẫu nhiên, mà G.Welles một nhà văn học người anh nổi tiếng, lại phải đưa ra một câu nói mang chiều sâu như vậy. Bằng khối óc của một nhà văn lớn, G Welles đã nhận ra một khía cạnh khác của chướng ngại vật nguy hiểm không kém trong cuộc sống mỗi người. Ta có thể dùng cách này hay cách khác để thành công, đạt được thứ mình khao khát, nhưng rồi, cái tôi của mỗi người có thể đủ bản lĩnh để vượt qua chính điều đó? Chính sự “thành công” ấy mà không bị gục ngã, mù quáng, mất phương hướng và bước đi sai lầm?
Câu nói của G Welles nghe qua có vẻ phi lí, vì thử thách nào lại là thử thách về thành công? Vì ta thường chỉ nghe thành công là một phần thưởng xứng đáng khi mình nỗ lực vượt qua những thử thách mà thôi. Nhưng không, suy nghĩ kĩ, ta mới thấy chính xác và đúng đắn. Trong câu nói, “thử thách” được nói theo nghĩa thực, đó là những khó khăn, cản trở do cuộc sống, công việc đặt ra trên con đường tìm kiếm thành công. Còn “những thành công rực rỡ” cũng chính là những thắng lợi vẻ vang, to lớn, mang lại lợi ích cho mình, và sự tự hào, kiêu hãnh. Nói chung, ý của cả câu, nhằm nhấn mạnh tới khía cạnh thành công suy cho cùng, cũng chính là một trở ngại, trở ngại này đòi hỏi con người phải có bản lĩnh, tỉnh táo nghị lực mới có thể vượt qua, sự thử thách này đôi khi còn nguy hiểm hơn nhiều lần, so với những gì mà ngoại cảnh đem lại.
Thành công cũng được xem như một trở ngại, vì thành công là thứ duy nhất dễ khiến con người ta tự mãn và tự cao với chính mình. Thành công đem đến cho ta những thứ ta ao ước và xứng đáng, nhưng cũng là con dao hai lưỡi nếu với ai không có sự khiêm tốn và một thái độ đúng đắn. Thành công dễ khiến ta ảo tưởng thái quá về khả năng của mình. Cũng là một trong những thứ sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu của ta trên con đường tiếp theo. Như bạn học sinh cố gắng đạt điểm 10, vì mục tiêu chỉ vì điểm số, có thể về sau bạn ấy sẽ không còn cố gắng nữa… và cũng có những người luôn khiêm tốn về thành công của mình, như Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ đáng kính của Việt Nam, dù là người góp công vô cùng lớn với hòa bình đất nước, nhưng Bác mãi vẫn giữ hình ảnh một vị chủ tịch giản dị, và không ngừng đặt ra cho mình những mục tiêu tiếp tục cố gắng cống hiến vì nước, vì dân…
Câu nói của G Welles rất hay, nói đúng bản chất của vấn đề. Đòi hỏi ta phải biết tự đánh giá, khiêm tốn học hỏi không ngừng, đừng choáng ngợp trước hào quang chiến thắng. Và qua đó cũng học cho mình một tâm thế bản lĩnh để vươn tới thành công. Phê phán những ai luôn tự cao, tự đại về bản thân mình, có thái độ chủ quan và kiêu ngạo.
Câu nói của ông giúp ta tỉnh táo hơn trước thành công của chính mình, giúp ta nhìn nhận lại hành vi của chính mình và rèn luyện mình ngày càng tốt hơn, để luôn chiến thắng chính mình.