K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2017
  • “Hãy để những đám mây vọng tưởng hòa tan vào bầu trời bản tâm bao la”. [Đức Milarepa]
  • “Ban tặng tự do cho người khác, chính là đem lại tự do cho mình”. [Gyahwang Drukpa]
  • “Khi có thể từ bỏ sự áp đặt định kiến là lúc tôi có thể thấu hiểu được bạn”. [David Brandon]
  • “Nếu thuốc nào được gọi là thần dược thì đó chính là vitamin C”. [Avadhutika Anandamitra Acarya
  • “Tâm sân hận cũng như nắm hòn than nóng ném vào người khác, con sẽ là người bị bỏng trước tiên”. [Đức Phật]
  • “Đã là con người thì ai cũng muốn hạnh phúc; song để đạt được điều đó, cần phải bắt đầu bằng việc hiểu hạnh phúc là gì”. [Jean Jacques Rousseau]
  • “Cần phải suy ngẫm về điều mang lại hạnh phúc, bởi vì có nó, chúng ta có tất cả, còn thiếu nó, chúng ta phải tìm mọi cách để có được nó”. [Epictete]
  • “Người bạn xấu còn đáng sợ hơn loài thú hoang. Một con thú hoang có thể làm tổn thương xác thân này, nhưng người bạn ác sẽ hủy hoại tâm trí bạn”. [Đức Phật]
  • Tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoài mình cũng giống như chờ mặt trời lên trong một cái hang quay về hướng Bắc vậy”. [Ngạn ngữ Tây Tạng]
  • “Những kẻ mơ tưởng hạnh phúc nhưng chỉ khát khao dục vọng, giàu sang, vinh quang, quyền lực và sự nổi tiếng thì cũng ngây thơ chẳng kém gì những đứa trẻ tìm cách túm bắt cầu vồng để làm áo choàng cho mình”. [Diego Khyente Rinpoche]
  • “Thức dậy buổi sáng này, tôi mỉm cười. Hai mươi bốn giờ mới trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn vẹn trong từng thời điểm và xem xét tất cả chúng sinh với đôi mắt của lòng từ bi”. [Thích Nhất Hạnh]
  • “Người khôn ngoan mang tất cả tài sản vào trong đầu”. [T. Man]
  • “Nếu như có cách nào để giải thoát khỏi khổ đau thì cần phải sử dụng từng giây từng phút để có được cách đó. Chỉ có những kẻ dốt nát mới muốn bị khổ đau hơn. Cố tình gặm nhấm thuốc độc không phải là đáng buồn hay sao?”. [Dalai Lama XIV]
  • “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương”. [A. Edison]
  • “Tự do bên ngoài mà chúng ta sẽ đạt được phụ thuộc vào mức độ tự do nội tâm mà ta có. Nếu như đó là cách hiểu đúng đắn về tự do thì nỗ lực chính của chúng ta phải dành cho việc hoàn thiện chính bản thân mình”. [Mahatma Gandhi]
  • “Dù bạn quyết định gì, vẫn luôn có kẻ nói rằng bạn đã sai lầm. Luôn có trở ngại phát sinh khiến bạn lầm tin những lời chỉ trích kia là đúng”. [Ralph Waldo Emerson]
  • “Hiếm khi mong cầu mà có được hạnh phúc”. [Marcel Proust]
  • “Cảm giác đến và đi như những đám mây trên bầu trời lộng gió. Ý thức về hơi thở là nơi nương tựa của tôi”. [HT. Thích Nhất Hạnh]
  • “Tình yêu thương là thứ duy nhất tăng lên mỗi khi ta chia sẻ nó”. [Albert Schweitzer]
  • “Hạnh phúc đem lại lòng nhân hậu hay lòng nhân hậu tạo ra hạnh phúc? Người hạnh phúc nhất là người không có một tì vết trong tâm hồn”. [Platon]
  • “Bốc đồng, kiêu mạn tan đi như sương buổi sớm ở người biết sống khiêm nhường”. [Dilgo Khyentsé Rinpoche]
  • “Nhìn người khác hạnh phúc và giàu có mà thấy thất vọng và đau khổ thì mới hèn hạ làm sao”. [Montesquieu]
  • “Khi chính mình đau khổ, thật khó mà không tin rằng một số hình ảnh giống như những móng vuốt và gai nhọn làm chúng ta đau đớn”. [Alain]
  • “Hy vọng là quan trọng bởi vì nó có thể làm cho giây phút hiện tại không khó để chịu đựng. Nếu chúng tôi tin rằng ngày mai sẽ tốt hơn, chúng tôi có thể chịu đựng khó khăn hôm nay”. [Thích Nhất Hạnh]
  • “Những ai bị cái nóng của hè hành hạ, đang buồn rầu tơ tưởng ánh trăng thu, là những người quên bẵng không lo sợ rằng cả trăm ngày trong cuộc đời mình đã vĩnh viễn trôi đi”. [Đức Phật]
  • “Một cuộc đời tốt đẹp được đặc trưng bằng tâm trí bị thu hút hoàn toàn vào việc mình đang làm”. [Mihaly Csikzentmihaly]
  • “Đừng bao giờ vì quá bận rộn kiếm sống mà bạn quên mất việc sống”.
  • “Làm những gì bạn thích, đó là tự do/ Thích những gì bạn làm, đó là hạnh phúc”.
  • “Chúng ta chỉ cảm thấy giá trị thật sự của hạnh phúc cho đến khi chúng ta đã đánh mất hoặc sắp sửa mất nó”.
  • “Trí tuệ như con sông, càng sâu càng im lặng”.
  • “Đừng day dứt mãi với quá khứ, đừng bận tâm quá đến hiện tại, và đừng quá lo lắng về tương lai”.
  • “Không có việc lớn khó khăn nào lại không thể được chia ra thành những việc nhỏ dễ dàng”. [Cách ngôn Phật giáo]
  • “Không thể sống hạnh phúc nếu không có một cuộc sống đẹp đẽ, đúng đắn và trí tuệ, cũng như không thể có một cuộc đời đẹp đẽ, đúng đắn và trí tuệ mà không hạnh phúc”. [Epicure]
  • “Bạn hãy nhớ rằng có 2 loại người điên: Những người không biết rằng mình sẽ chết và những người quên bẵng rằng mình đang sống”.
  • “Chúng ta phải là sự thay đổi mà chúng ta muốn trong thế giới này”. [Mahatma Gandhi]
  • “Gãi lúc ngứa thì tốt nhưng không ngứa nữa mới hạnh phúc làm sao! Thỏa mãn dục vọng là tốt, song hạnh phúc còn lớn hơn biết chừng nào nếu được giải thoát khỏi mọi dục vọng”. [Nagaijma]
  • “Cuộc sống – không đơn giản chỉ là những câu hỏi có thể trả lời rõ ràng kiểu “chọn cái nào” và “đúng hay sai”, mà hầu hết là những vấn đề đòi hỏi chúng ta chứng minh từng chút một. Do đó trong quá trình lựa chọn, ta có sai lầm một chút cũng chẳng phải gì ghê gớm lắm”.
  • “Khoái lạc chỉ là cái bóng của hạnh phúc mà thôi”. [Ngạn ngữ Ấn Độ]
  • “Đàm luận khiến người ta hiểu biết, nhưng im lặng là trường học của sự khôn ngoan”. [Cibbon]
  • “Điều tốt lành nhất mà chúng ta có thể làm được cho những người yêu thương của mình là trở thành một người hạnh phúc”. [Alian]
  • “Sự vật không trói buộc ta nhưng ta lại bám chấp vào chúng”. [Tilopa]
  • “Độ dài của chuyến du lịch là do độ dày mỏng của ví tiền quyết định, độ rộng của chuyến đi tùy thuộc vào đôi mắt, còn chiều sâu của chuyến đi lại được quyết định bởi tâm hồn”.
  • “Tốt hơn là đừng tự dằn vặt, than vãn hoài về khổ đau. Thà nghĩ về những việc khác như đi ra bãi biển và uống một cốc bia ngon còn hơn”. [Dalai Lama]
  • “Người khôn ngoan chẳng có thứ gì để chờ đợi hay để hi vọng. Bởi vì người đó luôn tràn đầy hạnh phúc, chẳng còn thiếu thứ gì. Và bởi vì chẳng còn thiếu thứ gì nên người đó tràn đầy hạnh phúc”. [André Comte Sponville]
  • “Có thể sống chiếu lệ với người khác, nửa vời với công việc, quấy quá với mọi thứ nhưng cuối cùng sẽ phát hiện ra: chính mình cũng chỉ sống cho có mà thôi”.
  • “Có một người giúp bạn là may mắn của bạn. Không có ai giúp bạn là sự công bằng của số phận. Không ai làm gì cho bạn là bởi vì cuộc sống là của riêng bạn và bạn phải chịu trách nhiệm cho chính mình”.
  • “Định mệnh không thay đổi, chỉ có chúng ta thay đổi thái độ đối với số phận mà thôi”.
  • “Cái tâm người ta – nếu không có nơi nghỉ ngơi, thì đi đến đâu cũng vẫn là kẻ không nhà”.
  • “Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người 24 giờ, còn 24 giờ ấy có giá trị bao nhiêu là do mỗi người tự định lấy”.
  • “Mặc dù chúng ta không thể thay đổi cuộc sống, nhưng bạn có thể thay đổi quan điểm về cuộc sống. Mặc dù chúng ta không thể thay đổi môi trường, nhưng chúng ta có thể thay đổi tâm trạng”.

Nếu  không có tình yêu thương thì chắc chẳng ai có thể sống vui vẻ được dù mạnh mẽ đến đấu, điều đấy đưa ra chân lí mọi vật sống đều nhận được tình yêu thương. Thông điệp: Cho đi không cần nhận lại, một điều bé nhỏ vạn điều kì diệu.

4 tháng 11 2016

Trong cuộc sống còn có những người mắc phải chứng bệnh do chất độc da cam gây ra, làm cho những người mắc bệnh phải từng ngày chống chọi vs những nổi đau đi theo họ từng ngày, từng ngày cho đến hết cuộc đời vì vậy chúng ta phải mở rộng tâm lòng giúp đỡ cho những người mắc phải căn bệnh ngặc nghèo mãi đeo bám họ . Chúng ta có thể giúp họ về mặt kinh tế để họ có thể vươn lên chống chọi vs bệnh tật .

Chúc các bạn học tốt

nhớ tick cho mình nhé

24 tháng 9 2017

Các bạn à,trong cuộc sống,chúng ta phải biết yêu thương,quan tâm những người gặp khó khăn ,hoạn nạn.Vì có như thế chúng ta mới có được sự yêu quý ,tôn trọng từ mọi người.Khi chúng ta làm việc tốt ắt hẳn sẽ có những điều tốt lành đến với ta.Hoặc khi chúng ta gặp khó khăn,sẽ có người sẵn sàng giúp đỡ ta.Con người sinh ra là để yêu và được yêu thương.Nếu ko có tình yêu thương,sự quan tâm,lo lắng trên hành tinh này,thì những người gặp khó khăn,hoạn nạn sẽ đc ai giúp đỡ?Và khi chúng ta gặp khó khăn sẽ chẳng có ai giúp chúng ta cả.Vì vậy chúng ta phải học cách yêu thương mọi người,giúp đỡ họ.tôi xin hết!!!

26 tháng 10 2016

Bạn có thể yêu thương người khác và dĩ nhiên họ cũng sẽ đáp lại cảm ơn bạn. Bạn có thể thăm trại trẻ mô côi, thăm các mẹ Việt Nam anh hùng,... có thể làm làm từ thiện theo sức của bạn. Mọi người sẽ rất yêu mến bạn và có thể họ sẽ cảm thấy bạn thật dễ gần, thân thiện. Hãy làm điều đó một cách vui vẻ, suy nghĩ "Cho đi không cần nhận lại" tôi chắc hẳn bạn là số một!

5 tháng 11 2016

Các thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người. Vì vậy, chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo ; cố gắng học tập, rèn luyện để khỏi phụ lòng thầy, cô.

Các bạn nhớ tick nhé

3 tháng 10 2016

    Trong cuộc sống của mỗi con người, ai sinh ra cũng được dạy về những đức tính tốt trong xã hội. Nhưng trong cuộc sống hiện tại tình yêu thương con người và giá trị của nó đang ngày càng bị mất. Yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta có từ ngàn đời nay. Dân tộc ta luôn gìn giữ và phát huy truyền thống đó. Tuổi trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, vậy họ đã thể hiện lòng yêu thương con người của mình như thế nào, tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc hay có những biểu hiện lệch lạc, sống thờ ơ, vô cảm thiếu trách nhiệm với mọi người.

   Cái đầu tiên để đặt ra vấn đề chính của đề hãy hỏi rằng lòng yêu thương là gì? Yêu thương tức là nói đến phạm trù tư tưởng tình cảm tốt đẹp của con người. Lòng yêu thương được biểu hiện ở sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia và gắn bó giữa con người với con người, từ suy nghĩ và còn thể hiện qua cả hành động tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn. Nhưng tôi biết một điều rằng giá trị của con người rồi ình yêu thương đang mất dần. Vì những con người ấy bị ảnh hướng tới 1 vấn đề nào đó trong gia đình  và xã hội nó khiến con người ấy thay đổi suy nghĩ của bản thân họ.

  Nếu các bạn quan sát và để ý kĩ thì tôi dám chắc rằng một điều rằng các bạn trẻ đang là những người thiếu lòng nhân ái đó.Xã hội ngày nay luôn bận rộn trong guồng máy công việc, con người luôn phái chạy đua với thời gian, nhưng không vì thế mà tình thương yêu giữa người và người bị mất đi. Ở đâu đó vẫn còn rất nhiều những tấm lòng chan chứa yêu thương luôn rộng mở. Có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tham gia các chiến dịch "Mùa hè xanh", "Hoa phượng đỏ" để giúp đỡ những người kém may mắn. Các bạn không quản khó khăn để mang con chữ đến cho các bạn vùng sâu vùng xa. Các bạn phải hiểu một điều rằng, xã hội hiện nay không đặt ra vấn đề "Chúng ta đã đối xử thế nào với mọi người xung quanh?" hoặc "Bạn cảm thấy thế nào nêu đối xử tốt với ai đó?". Có thể bạn sẽ thấy vui vì "Tình thương là hạnh phúc của con người".

Trên thế gian này, không có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, không có ngọn lửa nào đẹp hơn ngọn lửa yêu thương. Chúng ta hãy mở rộng cánh của trái tim, mở rộng tấm lòng yêu thương, mang tình yêu đến với mọi người. Vì không những ta mang hạnh phúc đến cho mọi người, cho chính mình mà còn giúp những người bất hạnh hiểu rằng thế giới này vẫn vô cùng ấm áp tình người.

 

3 tháng 10 2016

Yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta có từ ngàn đời nay. Dân tộc ta luôn gìn giữ và phát huy truyền thống đó. Tuổi trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, vậy họ đã thể hiện lòng yêu thương con người của mình như thế nào, tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc hay có những biểu hiện lệch lạc, sống thờ ơ, vô cảm thiếu trách nhiệm với mọi người.

Vậy ta hiểu lòng yêu thương là gì? Yêu thương tức là nói đến phạm trù tư tưởng tình cảm tốt đẹp của con người. Lòng yêu thương được biểu hiện ở sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia và gắn bó giữa con người với con người, từ suy nghĩ và còn thể hiện qua cả hành động tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn.

Lòng yêu thương được thể hiện ở tấm lòng biết sẻ chia, gắn bó giữa người với người: giọt nước mắt nóng hổi lăn trên gò má khi xem một bộ phim khiến ta xúc động, có khi đó là nỗi niềm trắc ẩn trước số phận bất hạnh của những cảnh đời éo le, một ánh mắt trìu mến cảm thông, một cái nắm tay siết chặt tình bạn bè hay những hành động cử chỉ giản đơn hơn. Đó chính là biểu hiện của lòng yêu thương.

Trong xã hội hiện nay, để thể hiện lòng yêu thương của mình các bạn trẻ đã làm rất nhiều việc có ý nghĩa như thành lập nhóm tình nguyện viên, tham gia các hoạt động mùa hè xanh để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Hay một số hoạt động khác như khuyên góp quần áo, sách vở cho những bạn không có đủ điều kiện để đến trường. Không ai có thể quên người thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Hữu Ân đã dành thời gian chăm sóc những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối khi họ không có người thân bên cạnh. Tuy chỉ là những hành động nhỏ nhưng nó thật ý nghĩa, giúp cho những người có hoàn cảnh bất hạnh cảm thấy ấm áp và hạnh phúc hơn. Hay những người có tấm lòng hảo tâm đã nhận cưu mang giúp đỡ những đứa trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, chăm sóc và nuôi nấng chúng trưởng thành mặc dù không có máu mủ ruột thịt gì với họ. Rồi những suất cơm miễn phí, những thùng mì tôm cho người nghèo. Dù rất nhỏ thôi nhưng cũng đủ làm cho họ cảm thấy ấm lòng.

Lòng yêu thương chính là một trong những hành trang cần thiết và quan trọng trong trên con đường đi của mỗi người. Chúng ta hãy mang lòng yêu thương của mình vun đắp cho cuộc sống này ngày càng tốt đẹp hơn. Hãy để ngọn lửa ấm áp của lòng yêu thương soi sáng và sưởi ấm tất cả mọi nơi, kể cả những nơi tăm tối nhất trên Trái Đất này.

đây nha k cho mik undefined

21 tháng 10 2021

copy mạng

undefined

Lai

24 tháng 8 2016

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Khi bề trên quản giáo không nghiêm thì con trẻ dễ làm điều không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có tiếng nói chung trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của học sinh, sinh viên. 
Không còn là chuyện trẻ con 
Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông đường bộ của học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,... đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”. 
Một thống kê cho thấy, trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm ở Hà Nội gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm giao thông là học sinh phổ thông. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên phố gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố... 
Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. 
Trách nhiệm của ai? 
Trước hiện tượng trên, một số địa phương đã có những biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như cấm học sinh phổ thông đi xe máy đến trường. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng nên các biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả. 
Sự thiếu ý thức của các em, trước hết có lỗi của các bậc phụ huynh. Do mải làm ăn, buôn bán, các bậc phụ huynh không dành nhiều thời gian, không quan tâm tới việc dạy dỗ con cái, không giáo dục các em ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng cho con khi mua xe mô tô cho con hoặc cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có giấy phép lái xe. 
Việc giáo dục ý thức công dân và giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng không thực sự được quan tâm như trước. Kết quả thi cử của các em đã đè nặng lên vai những người làm thầy, làm cô khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những môn không phải thi tốt nghiệp hoặc thi đại học. Mô hình giáo dục cân bằng không còn nữa, “trí dục” đã chiếm ưu thế trước “đức dục” trong các chương trình giảng dạy. Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế và hệ giá trị, “Người Thầy” cũng không còn cái uy với học sinh như xưa và một bộ phận không nhỏ học sinh bỏ qua những lời răn dạy đạo đức của thầy, cô cũng là điều dễ hiểu. 
Các cơ quan nhà nước cũng không quan tâm đúng mức tới giao thông học đường. Các chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm của các em được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe; việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục làm mất tính giáo dục của các biện pháp xử phạt. 
Ở phạm vi toàn xã hội, việc người lớn không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ đã trở thành tấm gương xấu cho bọn trẻ làm theo. Không ít các trường hợp, người lớn còn kích động, cổ vũ cho những hành vi sai trái của các em như tập trung xem và hò hét khi các em đua xe trái phép. 
Đồng thuận vì thế hệ tương lai 
Muốn chấn chỉnh giao thông học đường, cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục các em. 
1. Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần điều chỉnh nội dung môn giáo dục công dân, mà một trong những nội dung trọng tâm là phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu giáo dục trước mắt. Có thể xem xét việc đưa vào giảng dạy các tình huống giao thông đã được phát trên chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam để bài giảng thêm sinh động. 
Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi. 
Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học. 
Cần đưa kết quả giáo dục ý thức pháp luật thành một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá kết quả dạy và học của các trường, các lớp và của giáo viên. Không tôn vinh những trường, lớp hoặc giáo viên phụ trách trường, lớp có nhiều học sinh vi phạm giao thông đường bộ. 
2. Các bậc cha, mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật của con cái, không mua xe mô tô cho con hoặc không cho phép con đi xe mô tô đến trường. Nhà nước cũng cần quy định biện pháp xử lý nghiêm minh với các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc dung túng cho các em vi phạm. Cơ quan, đơn vị công tác cũng cần có hình thức xử lý thoả đáng đối với các bậc cha mẹ là đảng viên, cán bộ, công chức dung túng hoặc tiếp tay cho con cái vi phạm giao thông như: không nâng bậc lương, không xét thi đua, không bổ vào chức vụ lãnh đạo cao hơn,... 
3. Các cơ quan nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm giao thông của học sinh phổ thông, cũng như những người dung túng, tiếp tay cho các em vi phạm. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 152/2005/NĐ-CP theo hướng tăng mức xử phạt. Trong trường hợp người vi phạm không có tài sản riêng, cha mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm nộp phạt theo quy định của pháp luật. 
Bổ sung xử phạt hành vi điều động hoặc giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ: Các em học sinh phổ thông không thể đi xe máy đến trường nếu như những người thân không thiếu trách nhiệm hoặc dung túng. Cần phải có chế tài để buộc các bậc phụ huynh có trách nhiệm hơn đối với các em cũng như toàn xã hội. 
Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2005/NĐ-CP như trên, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng. Chỉ khi nào các hành vi vi phạm bị xử lý công bằng và nghiêm minh thì người dân mới tuân thủ các quy định của pháp luật. Sẽ thông báo các trường hợp vi phạm tới nhà trường nơi đang học tập hoặc địa phương nơi đang cư trú. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. 
Chương trình Sinh viên với an toàn giao thông mang tên "Tuổi trẻ tình nguyện vì trách nhiệm cộng đồng" do Công ty Yamaha Motor Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Báo Sinh viên Việt Nam phối hợp tổ chức cho sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng trên phạm vi toàn quốc. 
Sinh viên, học sinh là bộ phận lớn trong số các chủ thể tham gia giao thông đường bộ ở nước ta. Lái xe an toàn chính là biểu hiện tinh thần vì trách nhiệm cộng đồng của sinh viên - học sinh Việt Nam 
Chương trình hướng tới mục đích nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe an toàn cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên toàn quốc, nhất là ở các thành phố lớn….

27 tháng 8 2016

Hằng năm tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con người.Vậy nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn đề đáng báo động đối với toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng.Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân trong đó thanh niên là đối tượng tham gia giao thông đông nhất hiện nay.thế nên chúng ta phải có biện pháp như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông đang ngày một tăng cao hiện nay. Tai nạn giao thông là sự va chạm mạnh giữa các phương tiện tham gia giao thông với nhau,gây thiệt hại nghiêm trọng  về con người và vật chất.Tai nạn giao thông có thể gây thiệt mạng và tàn tật cho con người dẫn đến mất sức lao động cho xã hội và mất mát về mặt tình cảm cho gia đình.Ngoài ra tai nạn giao thông còn gây thiệt hại của cải cá nhân và công cộng.Vậy nên hằng năm Nhà nước đã chỉ ra một số tiền không nhỏ để cải thiện tình hình,nâng cao cơ sở vật chất hay đưa ra Luật để giảm thiểu tai nạn giao thông.Nhưng đó có phải là cách khắc phục hiệu quả? Thật ra nguyên nhân sâu xa của tai nạn giao thông là sự thiếu ý thức và hiểu biết của người tham gia giao thông;trong đó học sinh,sinh viên chiếm số lượng đông nhất.Những học sinh này hoặc chưa có đủ kiến thức về an toàn giao thông hoặc chưa có ý thức chấp hành Luật.Có những học sinh biết rõ Luật nhưng cố tình vi phạm.Mặc dù biết phải dừng xe khi đèn đỏ nhưng ngược lại các học sinh này lại cố tình phóng nhanh để vượt đèn.Các học sinh ấy không biết rằng chỉ để tiết kiệm thời gian mà có thể đánh đổi mạng sống của mình.Lại có những học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy trên 50 phân khối nhưng đã đi xe đến trường,không chỉ thế các học sinh này còn tổ chức đua xe dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.Hay có trường hợp rất phổ biến ở trường học hiện nay là học sinh đi xe đạp điện đến trường hoặc phụ huynh đưa đi không đội mũ bảo hiểm mặc dù biết đó là quy định của Nhà nước và là nội quy của nhà trường.Nhưng chúng ta biết rằng số lượng học sinh tham gia giao thông khá đông.Vào các giờ tan trường số lượng học sinh tăng lên làm cho các làn đường trở nên đông đúc,chật hẹp.Đã vậy một số học sinh còn tụ tập ở giữa cổng trường,trên các vỉa hè gây ách tắc giao thông và va chạm với các phương tiện khác dễ gây tai nạn giao thông. Vậy nên để giảm bớt những vụ tai nạn giao thông và những hiện tượng ùn tắc người tham gia giao thông cần trang bị những kiến thức về an toàn giao thông và phải được giáo dục ý thức từ trong ghế nhà trường đối với học sinh sinh viên.Nhà trường nên tổ chức những buổi tuyên truyền về Luật giao thông và những biện pháp hạn chế vi phạm Luật giao thông như cấm học sinh đến trường bằng xe có phân khối lớn hãy xem ý thức chấp hành Luật giao thông của học sinh để đánh giá đạo đức....Còn đối với các bạn học sinh sinh viên chúng ta hãy nhớ rằng chấp hành tốt Luật giao thông là bảo vệ chính bản thân mình và mọi người xung quanh.  

          Hãy chấp hành Luật an toàn giao thông để có cuộc sống của chúng ta ngày thêm nhiều niềm vui,mọi người hạnh phúc,nhà nhà hạnh phúc .Hãy nhớ rằng:''An toàn là bạn,tai nạn là thù''.Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước,là thế hệ tiên phong nhiều lĩnh vực,có sức khỏe,có tri thức,.... cần có những suy nghĩ đúng đắn và tự giác thực hiện Luật giao thông để giảm thiểu tai nạn,mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân,gia đình và toàn xã hội

17 tháng 10 2016

 1) Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ người khác lúc họa nạn khó khăn.

2) Vì đó là truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta, được mọi người tôn trọng và đó làm cho cuộc sống trở nên than bình và hạnh phúc.

3)

+ Giúp đỡ những con người có hoàn cảnh không may

+ Khuyên góp ủng hộ quần áo

+ Tham gia vào các hoạt động tình nguyện.....

Chúc bạn học tốt!

 

19 tháng 10 2016

1)-Là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

-Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ sự cảm thông, đau xót trước những khó khăn, đau khổ của người khác, mong muốn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho họ.

2)-Đối với bản thân : Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu mến kính trọng.

-Đối với xã hội : Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Giữ gìn và phát huy lòng yêu thương con người góp phần làm cho xã hội lành mạnh và trong sáng.

3)-Sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ khó khăn, bất hạnh cho người khác. Biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người khác.

 

1 tháng 10 2016

1 ) - Anh đi anh nhớ quê nhà 
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương 
Nhớ ai dãi nắng dầm sương 
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. 
- Thiếp nhớ chàng tấm phên hư nuộc lạt đứt 
Chàng nhớ thiếp khi đắng nước nghẹn cơm. 
- Gío sao gió mát sau lưng 
Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này. 
- Người dưng có ngãi thì đãi người dưng 
Anh em không ngãi thì đừng anh em 
- Tuy rằng xứ bắc, xứ đông 
Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em. 
- Anh em nào phải người xa 
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân 
Yêu nhau như thể tay chân 
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy. 
- Anh em cốt nhục đồng bào 
Vợ chồng cùng nghĩa lẽ nào không thương. 
- Vợ chồng là ruột là rà 
Anh em có cửa có nhà anh em 
Sao cho trong ấm ngoài êm 
Như thuyền có bến như chim có bầy. 
- Chị em một ruột cắt ra 
Chị không em có cũng là như không. 
- Đôi ta cùng bạn chăn trâu 
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng 
Bao giờ cho gạo bén sàng 
Cho trăng bén gió cho nàng bén anh.

2 ) Có bà già không qua đường em sẽ giúp 

.................

1 tháng 10 2016

1.Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng 

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ 

Một miếng khi đói bằng 1 gói khi no 

Lá lành đùm lá rách 

Chết vinh hơn sống nhục 

Đã mang tiếng trong trời đất 
Phải có danh gì với núi sông 

Cây ngay ko sợ chết đứng

 

+ Thương yêu chia sẻ giúp đỡ

+ Gặp người nghèo thì nên giúp nếu có thể

+ Không bỏ rơi khj họ đang cần mình

+ Làm những công việc tình nguyện