K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2022

Bạn tham khảo nhé.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói đó của Người cho thấy, việc học và dạy lịch sử không chỉ để cho mọi người dân Việt Nam nhận biết rõ cội nguồn của mình, mà còn để bồi bổ, giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự tôn, tự hào dân tộc.

Lịch sử, theo cách hiểu thông thường, đó là những sự kiện đã xảy ra trong đời sống xã hội và trong thế giới tự nhiên, được con người ghi chép bằng giấy bút (văn bản) nhằm để lại cho hậu thế. Với cách hiểu như vậy, có thể thấy lịch sử là một phạm trù rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, như lịch sử dân tộc và nhà nước, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, lịch sử phát triển kinh tế, văn hóa, phong tục, tập quán, lịch sử các tổ chức đảng phái, đoàn thể,… Nói một cách cụ thể, mỗi con người, mỗi gia đình hay mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong đời sống xã hội và trong thế giới tự nhiên đều có lịch sử của riêng nó.

Việc ghi chép các sự kiện lịch sử không chỉ để cho các thế hệ hậu sinh biết được những sự kiện xã hội, tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ, cũng như biết được các thế hệ tiền bối đã sống như thế nào và đã làm những việc gì, mà còn muốn để cho các thế hệ hậu sinh rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá khứ để sống tốt hơn, làm giỏi hơn các thế hệ tiền bối của mình. Chính với mục đích đó mà các nhà nước trên thế giới đã sớm đưa môn học lịch sử vào giảng dạy trong các nhà trường cùng với các môn toán học, thiên văn học, thần học, luật học, triết học, ngôn ngữ học,...

Lịch sử là quá khứ, nhưng quá khứ là một hợp phần tất yếu của hiện tại; không có quá khứ thì cũng không có tương lai. Không biết gì về lịch sử, không học lịch sử, người ta sẽ không hình thành được thái độ trân trọng, tình cảm biết ơn và những việc làm tri ân đối với các bậc “khai quốc công thần”, các vĩ nhân, danh nhân, các anh hùng, liệt sĩ. Không biết gì về lịch sử, người ta cũng không thể hiểu được, giải thích được bản chất của các hiện tượng, sự việc đang tồn tại, đang vận động và biến đổi không ngừng. Đối với các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách hay làm công tác quản lý xã hội, nếu không hiểu biết gì về lịch sử nói chung, về lịch sử ngành nghề, lĩnh vực mình đảm trách nói riêng, chắc chắn họ sẽ rơi vào tình trạng quan liêu, tùy tiện, giáo điều, kinh nghiệm chủ nghĩa. Người ta sẽ trở thành người vô tâm, vô cảm và “mất gốc” khi không biết mình là ai, không biết lai lịch, nguồn gốc gia đình, quê hương, bản quán của mình như thế nào. Một nhà thơ Xô-viết từng viết: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác. Câu nói đó hoàn toàn ứng nghiệm với kết cục nhân - quả của những kẻ xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, bôi nhọ và phỉ báng lịch sử. Đến một thời kỳ nào đó, xã hội loài người sẽ không còn giai cấp và sự phân cách giàu nghèo, sang hèn, nhưng nguồn gốc gia đình, dân tộc, ranh giới quốc gia sẽ vẫn còn tồn tại, do đó, việc học và dạy lịch sử sẽ vẫn còn cần thiết.

Lịch sử là những sự kiện diễn ra trong quá khứ, bởi vậy, nó có những đặc trưng rất khác biệt so với các lĩnh vực khác. Sự khác biệt đó là ở chỗ, các sự kiện lịch sử đòi hỏi phải được ghi chép một cách rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo các tiêu chí sau: 1- Danh tính (tên gọi) của sự kiện và bối cảnh xảy ra sự kiện; 2- Địa điểm và thời gian xảy ra sự kiện; 3- Nội dung, diễn biến của sự kiện; 4- Nhân vật (con người) có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến sự kiện; 5- Nguyên nhân, tác động, ảnh hưởng và ý nghĩa của sự kiện tại thời điểm xảy ra sự kiện. Các tiêu chí đó có liên quan mật thiết với nhau; nếu thiếu một tiêu chí nào đó thì sự kiện lịch sử sẽ trở nên phiến diện, bị sai lệch, thậm chí bị lợi dụng, bị xuyên tạc. Để bảo đảm việc thực hiện đầy đủ các tiêu chí nêu đó, những người viết sử (thời phong kiến gọi là quan ngự sử) phải là những người có các phẩm chất: công tâm, khách quan, trung thực, dũng cảm. Với những đặc trưng khác biệt, người châu Âu đã coi lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội. Và không phải ngẫu nhiên mà những lãnh tụ, những chính khách nổi tiếng trên thế giới đều là những người rất am hiểu lịch sử trong nước và lịch sử nhân loại.

Thông qua lịch sử mà truyền cảm, thôi thúc các thế hệ hậu sinh phấn đấu vươn lên sao cho xứng đáng với sự mong đợi, kỳ vọng của các thế hệ cha ông, như người xưa nói: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Học sinh học lịch sử không chỉ tự mình đọc sử ký và những tài liệu lịch sử do các nhà sử học thời xưa ghi chép, mà còn phải đến trường để nghe các thày, cô giáo dạy sử chỉ dẫn, phân tích, giảng giải những cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa sâu sắc của những sự kiện, nhân vật lịch sử và cũng còn là để “ôn cố tri tân”, biết cũ, hiểu mới. Nếu kết hợp việc tự học lịch sử, xem phim ảnh, đọc các tác phẩm dã sử với việc nghe các thày, cô giáo giảng về lịch sử thì lịch sử sẽ sinh động, sâu sắc, hấp dẫn biết nhường nào. Có học lịch sử, người Việt Nam mới thấy dân tộc ta, đất nước ta có một bề dày lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước rất hào hùng, oanh liệt, với biết bao sự kiện, sự việc.

Khách quan và nghiêm túc mà nói, lịch sử dân tộc ta, đất nước ta là vô cùng sôi động, hấp dẫn. Nhưng tại sao nhiều năm nay môn học lịch sử trong các cấp nhà trường ở nước ta chưa hấp dẫn học sinh, sinh viên? Có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn là trong đó có hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, do giáo trình, tài liệu, giáo cụ phục vụ cho việc dạy lịch sử quá sơ sài, rời rạc, chắp vá và có phần tùy tiện. Thứ hai, do đội ngũ giáo viên dạy lịch sử thiếu nhiệt huyết, ít đọc, ít sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan, dẫn đến việc giảng lịch sử ở trên lớp chỉ dựa vào giáo án được soạn từ sách giáo khoa. Với cách thức giảng dạy như thế và được diễn đi, diễn lại trong nhiều năm (y như một món ăn theo công thức có sẵn) đã khiến cho số đông học sinh, sinh viên cảm thấy nhàm chán, vô bổ. Từ sự cảm nhận đó mà học sinh, sinh viên hình thành tâm lý, thái độ học tập hình thức, đối phó, miễn sao có chứng chỉ, bằng cấp để xin việc, kiếm sống mà thôi.

Là người được đào tạo về chuyên ngành lịch sử và đã có một thời gian giảng dạy lịch sử, tôi thấy rằng, để môn lịch sử thực sự là một môn học có sức truyền cảm, hấp dẫn người học, việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử cũng như việc giảng dạy môn lịch sử cần phải có những người tâm huyết, mạnh dạn đổi mới và hội tụ các yếu tố sau đây:

Một là, việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử (chính sử) phải do các giáo sư, các chuyên gia có uy tín trong ngành sử học đảm trách và chỉ đạo để bảo đảm các yêu cầu rõ ràng, đầy đủ, chính xác các sự kiện lịch sử. Những sự kiện lịch sử nào đó có tính chất truyền thuyết, truyền miệng thì nên đưa vào tài liệu tham khảo, chứ không nên coi đó là chính sử. Chẳng hạn, các truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” (Bà Âu Cơ sinh trăm trứng, rồi nở ra trăm người con…), “Thánh Gióng” (Thánh Gióng bay về trời…),… là không có căn cứ khoa học để đưa vào chính sử, mà nên coi đó là những câu chuyện dã sử, nhằm tránh sự hoài nghi, thắc mắc của người học. Môn học lịch sử dù được giảng dạy ở cấp nào thì các sự kiện lịch sử cũng phải bảo đảm tính thống nhất về sự chính xác, rõ ràng, đầy đủ, loại trừ sự tùy tiện, sai lệch. Tùy theo cấp học mà các sự kiện lịch sử được phân tích, so sánh, liên hệ và bình luận nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Hai là, các thày, cô giáo giảng dạy lịch sử cần phải đọc rất nhiều, bởi có như vậy, các sự kiện lịch sử mới không trở nên khô khan, trần trụi. Chẳng hạn, khi nói về sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Hà Nội, đổi tên Kinh đô là Thăng Long, thì xung quanh sự kiện này có rất nhiều vấn đề liên quan đến địa lý, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, phòng chống ngoại xâm,…, đòi hỏi các thày, cô giảng dạy lịch sử cần giới thiệu, phân tích, so sánh, liên hệ và giải thích. Ngoài ra, việc các thày, cô giới thiệu những câu chuyện dân gian truyền miệng có tính chất dã sử xung quanh sự kiện dời đô và nhân vật lịch sử Lý Công Uẩn cũng sẽ làm cho sự kiện lịch sử đó càng thêm phần phong phú, hấp dẫn. Hay chẳng hạn, khi giảng về cuộc kháng chiến của dân tộc ta ở thời nhà Trần chống giặc Nguyên - Mông, nếu các thày, cô giảng dạy lịch sử có phần giới thiệu cho học sinh biết nguồn gốc của giặc Nguyên - Mông, cũng như biết được tài năng, công trạng của các danh tướng nhà Trần, thì chắc chắn là bài giảng lịch sử của các thày, cô sẽ rất phong phú, sinh động và gây ấn tượng sâu sắc. Rõ ràng, việc giảng dạy lịch sử chỉ trở nên hấp dẫn, có ý nghĩa sâu rộng khi các thày, cô giảng dạy lịch sử có kiến thức và sự hiểu biết về các lĩnh vực văn học, địa lý, kinh tế, chính trị, quân sự, dân tộc, tôn giáo… Các thày, cô dạy lịch sử cũng là dạy cả về cách làm người, cách “biết mình, biết người” và cách “đối nhân, xử thế” ở đời.

Ba là, muốn cho môn học lịch sử hấp dẫn và có ý nghĩa thiết thực, gây ấn tượng sâu sắc, việc tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích, bảo tàng lịch sử hay xem phim ảnh lịch sử cũng rất nên được các cấp nhà trường quan tâm thực hiện. Ngoài ra, các thày, cô giảng dạy môn lịch sử cũng cần tổ chức những buổi ngoại khóa, mời các giáo sư, các nhà nghiên cứu có uy tín trong ngành sử học đến thỉnh giảng; hoặc tổ chức thảo luận (hội thảo) theo chuyên đề nhằm lôi cuốn học sinh, sinh viên vào việc đọc và sưu tầm hay giới thiệu các tư liệu, tài liệu lịch sử. Đây không chỉ là cách chứng tỏ lịch sử là một môn khoa học xã hội, mà còn là cách khắc phục lối mòn giảng dạy một chiều, có tính chất áp đặt đã tồn tại bao năm nay ở nước ta.

Mong sao lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” sẽ trở thành hiện thực thông qua việc đổi mới nhận thức, quan điểm đối với môn học lịch sử cũng như cách thức viết sử và giảng dạy lịch sử ở nước ta./.

14 tháng 9 2022

Nguyễn Hoàng Huy cảm ơn bạn 

1.Ý nào dưới đây không phản ánh đúng lí do cần phải học lịch sử?

A Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ, tìm về cuội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ

.B. Học lịch sử để đúc kết ra những bài học kinh nghiệm phục vụ hiện tại và tương lai.

C. Học lịch sử để có những hiểu biết về thế giới tự nhiên

.D. Học lịch sử để có sự hiểu biết về lịch sử, nền văn hoá của các quốc gia trên thế giới

đáp án : B

18 tháng 10 2021
AHọc lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ, tìm về cuội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ
4 tháng 12 2021

chúng ta có thể hiểu thêm về văn hoá của việt nam dựa trên các biểu tượng trên trống đồng đông sơn

=)))))))

4 tháng 12 2021

bà cười cái gì ?=)

28 tháng 10 2016

Theo em sự xuất hiện của rìu mài lưỡi rất có ích cho đời sông ng nguyên thủy.Nhờ có nó mà năng xuất lao động của họ cao hơn làm cho xã hội nguyên thủy tan rã hình thành nên xã hội người tinh khôn , phân biệt giai cấp giàu nghèo

11 tháng 10 2018

Có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời kì đồ đá .Giúp người nguyên thủy tự sản xuất lao động rồi dẫn đến xã hội nguyên thủy tan rã và hình thành xã hội người tinh khôn.

24 tháng 10 2016
 

1.Lịch sử loài người bao gồm muôn vàn sự kiện, xảy ra vào những thời gian khác nhau. Con người, nhà cửa, làng mạc, phố xá, xe cộ ... đều ra đời, đổi thay. Xã hội loài người cũng vậy. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp tất cả các sự kiện đó lại theo thứ tự thời gian.
Như vậy, việc xác định thời gian là thực sự cần thiết.
Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.
Từ xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian. Họ đã nhận thấy nhiều hiện tượng tự nhiên lặp đi, lặp lại một cách thường xuyên, như hết sáng đến tối, hết mùa nóng đến mùa lạnh ... Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng. Cơ sở để xác định thời gian được bắt đầu từ đây.

2
Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc. Trong quá trình sinh sống, Người tinh khôn đã biết trồng rau, trồng lúa, biết chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải từ sợi vỏ cây, biết làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ. Con người không chỉ kiếm được thức ăn nhiều hơn mà còn sống tốt hơn, vui hơn

3

Chế độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền là một hình thái tổ chức xã hội trong đó người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái.
Trước đây chế độ mẫu hệ phổ biến ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Điều này được giải thích là do lịch sử tiến triển của loài người, đầu tiên sống hoang dã, cộng đồng nhiều khi con cái chỉ biết đến người mẹ không bao giờ biết bố là ai. Đến khi phát triển hơn một chút thì trong cuộc sống người đàn ông chỉ giữ vai trò mờ nhạt, họ chỉ đi săn bắn đem lại số thực phẩm quan trọng nhưng bấp bênh; trong khi người phụ nữ ở nhà trồng tỉa chăn nuôi đem lại sự ổn định. Tuy nhiên khi xã hội càng phát triển thì vai trò người đàn ông càng lớn, trở thành trụ cột gia đình. Điều này giải thích vì sao hiện tại các dân tộc trên thế giới hầu hết đều chuyển sang chế độ phụ hệ, chế độ mẫu hệ chỉ còn có ở các dân tộc thiểu số, kém phát triển.

Ở Việt Nam cũng vậy, chế độ mẫu hệ cũng chỉ còn tồn tại ở một số dân tộc vùng cao như Tây Bắc, Tây Nguyên...Nhưng có đặc điểm rất lạ là dù theo chế độ mẫu hệ nhưng Già làng, trưởng bản luôn luôn là người đàn ông.
Và người ta còn hay đùa là chính chế độ mẫu hệ mới chính xác vì cháu ngoại may ra mới chắc chắn là cháu mình.
Chế độ mẫu hệ cũng tồn tại trong xã hội của một số loài vật như ong, voi và cá voi
4
 

Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy :
+ Biết sử dụng đồ trang sức.
+ Hình thành một số phong tục, tập quán.
- Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết chứng tỏ xã hội bắt đầu phân hóa giàu nghèo...


Việc chôn công cụ theo người chết có ý nghĩa:
Thứ nhất: Người nguyên thủy quan niệm chết là chuyển sang thế giới khác và con người vẫn phải lao động (trần sao âm vậy).
Thứ hai: Thể hiện sự phát triển trong đời sống văn hóa - tinh thần của người nguyên thủy: tôn trọng người chết
Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết đã giúp chúng ta hiểu đươc các giai đoạn phát triển của người nguyên thủy từ đó xác định được dấu tích và niên đại của người nguyên thủy trên đất nước ta.

24 tháng 10 2016

trả lời ngắn gọn hộ mk nhé

14 tháng 11 2021

D.Hiểu được quá trình chọn lọc tự nhiên của mọi loại sinh vật

Câu hỏi: Vì sao cần học lịch sử? *A. Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương đất nước, hiểu được cha ông ta đã phải đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay.B. Biết thêm nhiều kiến thức.C. Biết được các hoạt động tương lai của con người.D. Không cần thiết phải học lịch sử.Câu hỏi: Tư liệu hiện vật gồm: *A. Những câu truyện cổ.B. Các văn bản ghi...
Đọc tiếp

Câu hỏi: Vì sao cần học lịch sử? *

A. Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương đất nước, hiểu được cha ông ta đã phải đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay.

B. Biết thêm nhiều kiến thức.

C. Biết được các hoạt động tương lai của con người.

D. Không cần thiết phải học lịch sử.

Câu hỏi: Tư liệu hiện vật gồm: *

A. Những câu truyện cổ.

B. Các văn bản ghi chép, sách, báo, nhật kí.

C. Những công trình, di tích, đồ vật.

D. Truyền thuyết về cuộc sống của người xưa.

Câu hỏi: Cách tính thời gian theo dương lịch là: *

A. Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất

B. Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trời quanh Trái Đất

C. Dựa vào sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trăng

D. Dựa vào sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời

Câu hỏi: Một thế kỉ có bao nhiêu năm? *

A. 10 năm

B. 100 năm

C. 1000 năm

D. 10 000 năm

Câu hỏi: Người tối cổ xuất hiện ở Đông Nam Á, hóa thạch đầu tiên được tìm thấy ở đâu? *

A. Lào

B. Malaysia

C. Đảo Gia-va, Indonesia

D. Philippin

Câu hỏi: Người đứng thẳng (Homo Erectus) thuộc nhóm nào dưới đây? *

A. Vượn cổ.

B. Người tối cổ.

C. Người thông minh.

D. Người tinh khôn.

Câu hỏi: Quá trình tiến hóa của loài người diễn ra như sau: *

A. vượn → Tinh tinh → Người tinh khôn.

B. vượn người → Người tối cổ → Người tinh khôn.

C. người tối cổ → Người cổ → Người tinh khôn.

D. người tối cổ → Người tinh khôn.

Câu hỏi: Hóa thạch răng người tối cổ có niên đại cách ngày nay 400.000 năm được tìm thấy ở Việt Nam thuộc địa điểm nào? *

A. Núi Đọ (Thanh Hóa)

B. Xuân Lộc (Đồng Nai)

C. Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)

D. An Khê (Gia Lai)

Câu hỏi: Đâu là điểm tiến bộ hơn của Người tinh khôn so với Người tối cổ? *

A. Chế tạo ra công cụ đá thô sơ.

B. Sống chủ yếu dựa vào hái lượm.

C. Biết trồng trọt, chăn nuôi.

D. Sống thành bầy gồm vài chục người.

Câu hỏi: Công cụ lao động chính của người nguyên thủy là: *

A. Rìu tay, mảnh tước bằng đá

B. Rìu bằng đồng

C. Dao găm sắt

D. Mũi tên đồng

Câu hỏi: Tổ chức bầy người nguyên thủy gồm: *

A. Nhiều thị tộc sống cạnh nhau

B.Thị tộc, bộ lạc

C. Vài gia đình sống cùng nhau, có sự phân công lao động giữa nam và nữ

D. Các gia đình có quan hệ huyết thống sống cùng nhau

Câu hỏi: Đứng đầu thị tộc là: *

A. Tộc trưởng.

B. Bộ trưởng.

C. Xóm trưởng.

D. Tù trưởng.

Câu hỏi: Trong đời sống người nguyên thủy, đàn ông thường đảm nhận công việc gì? *

A. Hái Lượm

B. Trồng trọt

C. Chăn nuôi

D. Săn bắt thú rừng

Câu hỏi: Nhờ đâu mà con người ngày càng tạo ra được nhiều lương thực, thức ăn đảm bảo cuộc sống? *

A. Tạo ra lửa

B. Di chuyển nơi ở thường xuyên

C. Săn bắt, hái lượm

D. Lao đông và cải tiến công cụ lao động

Câu hỏi: Kim loại đầu tiên được con người phát hiện ra là: *

A. Sắt

B. Đồng đỏ

C. Kẽm

D. Bạc

Câu hỏi: Thuật luyện kim là: *

A. Kĩ thuật chế tạo công cụ lao động bằng kim loại

B. Kĩ thuật chế tạo công cụ lao động bằng đá

C. Kĩ thuật chế tạo công cụ lao động bằng gỗ

D. Chế tạo công cụ lao động bằng đất sét

Câu hỏi: Ai là người có quyền lực tối cao ở đất nước Ai Cập cổ đại: *

A. Các quan đại thần

B. Những người giàu có

C. Pha-ra-ong

D. Những người kế vị

Câu hỏi: Đây là một công trình kiến trúc cao 147m, được tạo nên từ 2 triệu phiến đá, là một kì quan của thế giới cổ đại. Em hãy cho biết đó là công trình nào sau đây? *

A. Đền tháp của vua Ram-set II

B. Kim tự tháp Kê-ôp

C. Phiến đá Na-mơ

D. Tượng nữ hoàng Nê-phéc-titi

Câu hỏi: Nhóm người cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà là: *

A. Người Ba tư

B. Người Ba-bi-lon

C. Người Xu-me

D. Người U-rúc

Câu hỏi: Đẳng cấp nào sau đây là đẳng cấp cao nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại? *

A. Vai-si-a

B. Su-đra

C. Ksa-tri-a

D. Bra-man

Câu hỏi: Chữ viết cổ nhất của người Ấn Độ là: *

A. Chữ tượng hình

B. Chữ tượng thanh

C. Hình vẽ trên mai rùa

D. Chữ Phạn

Câu hỏi: Tôn giáo nào xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ? *

A. Thiên chúa

B. Bà la môn

C. Phật giáo

D. Hồi giáo

Câu hỏi: Vị vua nào đã thực hiện nhiều chính sách đặt nền móng cho sự thống nhất toàn diện Trung Quốc về sau? *

A. Tần Thủy Hoàng

B. Võ Tắc Thiên

C. Hán Cao Tổ

D. Hán Vũ Đế

Câu hỏi: Đại diện tiêu biểu nhất của tư tưởng Nho gia là: *

A. Lão Tử

B. Khổng Tử

C. Mạnh Tử

D. Hàn Phi Tử

3
10 tháng 11 2021

 bạn ơi dài quá 

10 tháng 11 2021

Bao nhêu câu cx được

1 tháng 1 2022

Tham khảo

 Biểu hiện về việc tôn trọng sự thật là: Biểu hiện học sinh nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh; người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm; nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thế không có lợi cho mình...

 Theo em, việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa trong cuộc sống: Góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ giá trị đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai. Giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Làm cho tâm hồn thanh thản, bình an và sức khỏe tốt hơn, bản thân đẹp hơn trong mắt mọi người.

Đăng đúng môn nha

1 tháng 1 2022

TTham khảo:

Biểu hiện về việc tôn trọng sự thật là: Biểu hiện học sinh nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh; người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm; nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thế không có lợi cho mình...

 

- Tôn trọng sự thật bảo vệ cuộc sống, bảo vệ cho những điều đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai. Tôn trọng sự thật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tính cách của con người. 

 

- Giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

 

- Khiến tâm hồn con người thoải mái, sức khỏe tốt, bản thân đẹp hơn trong mắt mọi người, sẽ tăng thêm uy tín, danh dự, mọi người sẽ tín nhiệm.

 

 

13 tháng 3 2023

Dẫn là dân nhé các bạn