K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 6 2018

Văn bản được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", vì vấn đề đặt ra muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân thì phải xác định một thái độ hành động tích cực, đấu tranh cho hoà bình vì sự sống của chính con người. Thông điệp này của Mác-két mang ý nghĩa thời đại, có tính nhân văn sâu sắc. Nhan đề ấy thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ đấu tranh tích cực.

16 tháng 6 2018

Văn bản được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", vì vấn đề đặt ra muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân thì phải xác định một thái độ hành động tích cực, đấu tranh cho hoà bình vì sự sống của chính con người. Thông điệp này của Mác-két mang ý nghĩa thời đại, có tính nhân văn sâu sắc. Nhan đề ấy thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ đấu tranh tích cực.

=> Nên theo mình nên đặt nhan đề khác là: ''Vì 1 thế giới không vũ khí hạt nhân''

9 tháng 9 2018
Đạo đức, hiểu theo nghĩa chung nhất là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và toàn xã hội. Đạo đức có vai trò quan trọng trong xã hội, là nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng Giải phóng Dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới, tuy Bác đã đi xa, nhưng đã để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản và toàn diện về đạo đức. Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng. Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”“Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người, sống có nghĩa có tình; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư và tinh thần quốc tế trong sáng. Trong quá trình xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, đại đa số cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân đang hết sức mình để thực hiện các mục tiêu cách mạng. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đã làm giảm sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, tác động đến sự ổn định, phát triển bền vững của xã hội và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nó làm cho nhân dân lo lắng, bất bình, ảnh hưởng xấu đến uy tín lãnh đạo của Đảng, đến việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Do đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh luôn là một bộ phận không thể thiếu của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua thử thách, khó khăn để tiến lên. Đặc biệt, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một biện pháp quan trọng để mỗi cán bộ đảng viên và tổ chức đảng sửa chữa, khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, củng cố và giữ vững niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, ngày 14/5/2011 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Và từ đây việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành một nội dung mà các tổ chức Đảng, các cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể phải thực hiện thường xuyên; là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hàng năm. Trên tinh thần đó, cấp ủy cơ sở phải xây dựng kế hoạch và quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc học tập, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; từng cá nhân cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt phải đăng ký nội dung học tập, rèn luyện và có phương pháp thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân
11 tháng 8 2023

Dàn ý:

Mở đoạn:

- Giới thiệu văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh"

+ Từ lâu đã có nhiều tác phẩm ca ngợi những đức tính đẹp và lối sống giản dị văn minh của Bác Hồ. Và "Phong cách Hồ chí Minh" của Lê Anh Trà là một trong những áng văn ca đó.

Thân đoạn:

- Nội dung của tác phẩm: thể hiện lại lối sống giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại của Bác.

- Lối sống văn minh em học từ Bác Hồ:

+ Khiêm tốn, giản dị trong lời sống lời nói và cử chỉ, đối xử yêu thương và bình đẳng với mọi người, tinh thần học tập cầu tiến cao khi làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Tréville: tự học tiếng nước ngoài, học hỏi những cái tiến bộ của nước bạn đem về nước mình.

+ Tinh thần yêu nước cao đẹp khi dành cả cuộc đời mình để hoàn thành mục tiêu dành lại sự tự do độc lập cho dân tộc Việt, Người đã không ngần ngại bất kỳ việc khó khăn nào mà luôn luôn một lòng cố gắng tìm đường cứu nước dù chỉ có hai bàn tay trắng, cách lãnh đạo tài giỏi ...

- Em thực hiện nó qua việc rèn luyện tính khiêm tốn: không huênh hoang tự cao tự đại với người khác chỉ với chút điểm tốt bản thân làm, tính giản dị: không đua đòi cha mẹ đi học phải quần này áo kia,... tính tự học (tinh thần học tập): buổi tối đúng (?) giờ luôn tự giác ngồi vào bàn học chăm chỉ học không để cha mẹ nhắc nhở .....

+ ......

Kết đoạn:

- Tổng kết lại: Khép lại từ văn bản trên em đã học tập được rất nhiều điều, lẽ phải, lối sống văn minh cần có từ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

9 tháng 8 2016

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HOÁ

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

 

 

 

 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

Năm học: 2013 - 2014

Môn thi: NGỮ VĂN

Lớp 9 - THCS

Ngày thi: 21 tháng 3 năm 2014

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi có 03 câu, gồm 01 trang.

Câu 1 (2.0 điểm)

Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

"Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh..."

(Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam, NXBVH 1997)

Câu 2 (6.0 điểm)

Trong bài thơ Quê hương, Đỗ Trung Quân viết:

" ...Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi..."

Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 01 trang) bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương.

Câu 3 (12.0 điểm)

Nhà văn Nguyễn Dữ đã kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương bằng chi tiết Vũ Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất.

Có ý kiến cho rằng: giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn. Có người lại nhận xét: cách kết thúc của tác giả như vậy là hợp lí.

Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.

===== Hết =====

14 tháng 8 2016

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN HOẰNG HÓA

 

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

NĂM HỌC: 2015 - 2016

Môn thi: Ngữ văn

Ngày thi: 13/10/2015

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2.0 điểm)

Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng".

(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)

Câu 2 (3.0 điểm)

Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn.

Câu 3 (5.0 điểm)

Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn nạn gây nhức nhối trong dư luận.

Viết một bài văn (không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em vấn đề trên.

Câu 4 (10.0 điểm)

Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ), nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn.

Theo em khi kể chuyện tác giả có hé mở chi tiết nào trong truyện để có thể tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương. Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương?

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN HOẰNG HÓA

 

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

NĂM HỌC: 2015 - 2016

Môn thi: Ngữ văn

Ngày thi: 13/10/2015

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2.0 điểm)

Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng".

(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)

Câu 2 (3.0 điểm)

Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn.

Câu 3 (5.0 điểm)

Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn nạn gây nhức nhối trong dư luận.

Viết một bài văn (không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em vấn đề trên.

Câu 4 (10.0 điểm)

Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ), nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn.

Theo em khi kể chuyện tác giả có hé mở chi tiết nào trong truyện để có thể tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương. Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương? 

17 tháng 2 2019

Ánh trăng chính là linh hồn của toàn bài thơ. Nó không chỉ là người bạn tri kỉ của người lính vô tình mà còn là chiếc gương soi mặt trái của một con người.Ánh trăng luôn luôn tròn đầy, luôn luôn dõi theo từng bước đường đời của con người mà con người lại nỡ lòng quên đi ánh trăng tình nghĩa.Ánh trăng còn là quê hương gần gũi,vị tha, sẵn sàng tha thứ lỗi lầm một khi con người biết ăn năn, nhìn nhận ra lỗi lầm của mình
Ánh trăng thế đấy, vì vậy bất cứ nhà thơ nào mà chẳng yêu trăng.Trăng là cánh chim chắp cánh cho những hồn thơ bay bổng.Nguyễn Duy là 1 điển hình