K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2016

Theo em những câu dưới đây, câu nào có cách diễn đạt hay hơn? Vì sao?

a) - Kì thi này con đạt loại giỏi. Con đề nghị mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng!

- Kì thi này con đạt loại giỏi, mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng nhé!

Cách 2 hay hơn vì: cách 2 xưng hô phù hợp với lứa tuổi (con nhỏ hơn mẹ)

b) - Ngoài sân, nhi đồng dang vui đùa.

- Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa.

Cách 2 phù hợp hơn vì: xưng hô phù hợp, đúng lứa tuổi.

 

27 tháng 9 2016

a)- Kì thi này con đạt loại giỏi, mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng nhé!

b)- Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa

->Lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên,thiếu trong sáng,không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp(câu trước)

4 tháng 6 2017

Trong ví dụ (1), (2) người viết đã lạm dụng từ Hán Việt. Sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt không phù hợp, đối với những câu không có sắc thái nghĩa trang trọng nếu dùng từ Hán Việt sẽ gây cảm giác khiên cưỡng, cứng nhắc.

30 tháng 9 2016

* Nhận xét: Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt vì nó​ làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

30 tháng 9 2016

c, Đánh dấu x vào ô trống trước những câu có cách diễn đạt hay hơn:     

------- Kì thi này con đạt loại giỏi,đề nghị mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng

---------Kì thi này con đạt loại giỏi,mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng nhé!

------- Ngoài sân,nhi đồng đang vui đùa

------- Ngoài sân,trẻ em đang vui đùa

27 tháng 9 2018

a) - Kì thi này con đạt loại giỏi. Con đề nghị mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng!

- Kì thi này con đạt loại giỏi, mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng nhé!

Cách 2 hay hơn vì: cách 2 xưng hô phù hợp với lứa tuổi (con nhỏ hơn mẹ)

b) - Ngoài sân, nhi đồng dang vui đùa.

- Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa.

Cách 2 phù hợp hơn vì: xưng hô phù hợp, đúng lứa tuổi.

* Nhận xét: Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt vì nó​ làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

27 tháng 9 2018

2Diễn đạt hay hơn vì nó tự nhiên gần gũi vàphù hợp hơn

4Diễn đạt hay hơn vì phù hợp với hoàn cảnh và dễ hiểu

a, chọn 1 từ cho trước trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống và lí giải vì sao em chọn từ đó : - ......... Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. ' đàn bà, phụ nữ' - Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ ...... , nhân dân địa phương đã ..... cụ trên một ngọn đồi. 'chết/ từ trần/; chôn/ mai táng' - bác sĩ đang khám nghiệm ' xác chết, xác chết' b, các từ Hán Việt in...
Đọc tiếp

a, chọn 1 từ cho trước trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống và lí giải vì sao em chọn từ đó :

- ......... Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. ' đàn bà, phụ nữ'

- Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ ...... , nhân dân địa phương đã ..... cụ trên một ngọn đồi. 'chết/ từ trần/; chôn/ mai táng'

- bác sĩ đang khám nghiệm ' xác chết, xác chết'

b, các từ Hán Việt in đậm đc tạo được sác thái gì cho đoạn trích dưới đây ?

Yết Kiêu đến kinh đô ThăngLong, yết kiến vua Trần Nhân Tông

Nhà vua : Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.

Yết Kiêu : Tâu bệ hạ, thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua : Để làm gì ?

Yếu Kiêu : để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

c, những câu nào sau đây có cách diễn đạt hay hơn ? vì sao ?

1. kì thi này con đạt loại giỏi, đề nghị mẹ thưởng cho con 1 phần thưởng xứng đáng.

2. kì thi này con đạt loại giỏi, mẹ thưởng cho con 1 phần thưởng xứng đáng nhé !

3. ngoài sân nhi đồng đang vui đùa.

4. ngoài sân, trẻ em đang vui đùa.

em rút ra đc nhận xét gì từ việc sử dụng từ ngữ trong các câu trên

1
20 tháng 9 2018

a) Chọn 1 từ cho trước trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống và lí giải vì sao em chọn từ đó:

- Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. (đàn bà/ phụ nữ)

=> Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính

- Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi.(chết/ từ trần; chôn/ mai táng)

- Bác sĩ đang khám nghiệm tử thi ( xác chết / tử thi )

=> Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ

b) Các từ Hán Việt ( in đậm ) tạo được sắc thái gì cho đoạn văn dưới đây ?

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.

Yết Kiêu: Tâu bệ hạ, thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua: Để làm gì?

Yết Kiêu: Để dùi thủng chiếc thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

=> Tạo sắc thái cổ kính, trang trọng, phù hợp với bầu không khí trong xã hội xưa

c) - Kì thi này con đạt loại giỏi, mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng nhé!

- Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa.

* Nhận xét: Khi viết hoặc nói, không nên lạm dụng từ Hán Việt vì nó làm cho câu văn thiếu tự nhiên, trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

Hãy rút ra bài học từ câu chuyện này Nhà nghèo, bố và mẹ đều mắc bệnh tật nhưng em Nguyễn Thị Mai Thuyên đã có một nghị lực đáng nể phục trong học tập và là tấm gương nghèo vượt khó để các học sinh khác noi gương. Em Thuyên hiện đang là học sinh lớp 7A trường THCS xã Quang Minh (Bắc Quang), con gái đầu của gia đình anh Nguyễn Ngọc Huyến và chị Nguyễn Thị Chiên, trú tại thôn Tân...
Đọc tiếp

Hãy rút ra bài học từ câu chuyện này

 Nhà nghèo, bố và mẹ đều mắc bệnh tật nhưng em Nguyễn Thị Mai Thuyên đã có một nghị lực đáng nể phục trong học tập và là tấm gương nghèo vượt khó để các học sinh khác noi gương. Em Thuyên hiện đang là học sinh lớp 7A trường THCS xã Quang Minh (Bắc Quang), con gái đầu của gia đình anh Nguyễn Ngọc Huyến và chị Nguyễn Thị Chiên, trú tại thôn Tân Lâm, xã Quang Minh.

Sinh ra trong gia đình khó khăn (hộ nghèo từ năm 2009 đến nay), nhà có 2 chị em, cả bố và mẹ đều bị bệnh, nguồn thu nhập chính đều phụ thuộc vào sào ruộng của gia đình... Tự nhận thức được những khó khăn của gia đình, ngoài những giờ học trên lớp em giúp đỡ gia đình làm việc nhà, những công việc phù hợp với sức em, dẫu gia đình khó khăn nhưng thay vì mặc cảm về bản thân, em càng lấy đó làm động lực để phấn đấu vươn lên, kết quả nhiều năm liền em đều đạt học sinh khá và giỏi. Là một trong những tấm gương vượt khó tiêu biểu để nhiều bạn học sinh trong trường noi theo.

Tâm sự về những cố gắng, Thuyên bộc bạch: “Ngoài thời gian học trên lớp, em về nhà cũng chỉ học thêm và xem bài mới trước thôi, thời gian còn lại phụ giúp bố mẹ làm những công việc nhà; mỗi khi em được nghỉ, cứ việc gì em làm được em đều giúp bố mẹ. Với em, chỉ cố gắng học thật tốt thì mới không phụ lòng bố mẹ và thầy cô, ước mơ của em là sau này trở thành cô giáo để dạy chữ cho các bạn có hoàn cảnh giống em”. Với sự cố gắng vươn lên trong học tập, em luôn đạt thành tích cao: Từ lớp 1 đến lớp 3 em đạt học sinh giỏi và từ lớp 4 đến lớp 6 em đều đạt học sinh tiên tiến, đó cũng là thành quả, chứng minh nghị lực vượt khó trong học tập của em trong suốt những năm qua... Chị Nguyễn Thị Sang - một hàng xóm của Thuyên chia sẻ: “Cháu Thuyên rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, tuy gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ bệnh tật nhưng không vì thế mà cháu bỏ bê việc học hành, trên lớp cháu học giỏi là trò ngoan của thầy cô, về nhà cháu cũng là một đứa con hiếu thảo của gia đình và mọi người xung quanh”. Không chỉ học giỏi cho bản thân mà Thuyên rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn trong lớp, những bài nào các bạn không hiểu rõ em đều giải thích cặn kẽ từng chi tiết cho các bạn hiểu rõ và nắm vững, em cũng được các bạn trong lớp rất quý mến. Nguyễn Thị Kim Thu - một bạn học cùng lớp nhận xét: “Bạn Thuyên trong lớp là người rất hoà đồng, học giỏi, bạn còn hay giúp đỡ em và các bạn trong học tập. Những bài nào em không hiểu em đều hỏi bạn và được bạn ấy giải thích rất nhiệt tình, em rất vui khi có được một người bạn học cùng lớp như bạn ấy”. 

Những thành tích tiêu biểu và nghị lực phi thường vượt khó, học giỏi, em Nguyễn Thị Mai Thuyên xứng đáng là tấm gương để nhiều bạn cùng trang lứa noi theo. Với những nỗ lực cố gắng, hy vọng một ngày không xa những ước mơ hoài bão của em sẽ sớm trở thành hiện thực. 

Thanks nhé

 

2
19 tháng 12 2021

ko hỉu?!~

7 tháng 11 2024

đọc song đau hết cả mắt mà vẫn ko hỉu?

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. ...
Đọc tiếp
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Trích Ngữ văn7, tập một) Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. Trình bày phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 3. Tìm những từ ghép trong đoạn văn. Phân loại từ ghép. Câu 4. Theo em “thế giới kì diệu” là gì? Ý nghĩa của câu văn “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Câu 5. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. Trong đoạn có sử dụng ít nhất một câu trần thuật đơn (gạch chân chỉ rõ câu trần thuật đơn đó). Giúp em với 😢😢😢 Ai giúp em mua kẹo cho 🥺🥺🥺
9
28 tháng 10 2021

ship 1 thùng kẹo oshi vị me tới nhà thì chỉ =))))

28 tháng 10 2021

Câu 1 : Tác giả : Lý Lan - Văn bản nhật dụng 

Câu 2 : " Đêm nay mẹ không ngủ được" 

Câu 3 : Tham khảo:

- Người mẹ suy nghĩ và lo lắng cho ngày khai trường đầu tiên của con, đó là ngày rất đặc biệt và thật sự quan trọng đối với một đứa trẻ. (cổng trường rộng lớn đang đợi con, những điều mới lạ đang chờ đón con và ngày mai, ngày khai trường đầu tiên chính là lúc đặt một nền móng, một chân trời mới cho kho tàng tri thức của con)

- Sự chuẩn bị và nghĩ đến ngày khai trường đầu tiên của đứa con làm người mẹ hồi tưởng về kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của mình. Những cảm xúc bồi hồi, háo hức mẹ cũng từng có như chính đứa con bây giờ trước ngày khai trường.

- Người mẹ suy nghĩ về những điều sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến con mình, đó là môi trường nhà trường, về một nền giáo dục bởi “nếu sai một li sẽ chệch đi hàng dặm”

*Chi tiết thể hiện ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ:

“Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng…… cái thế giới mà mẹ bước vào”. Có thể nói, những cảm xúc đầu tiên về ngày khai trường, đã xếp gọn vào trong miền kí ức của người mẹ trong truyện nói riêng, và cả thực tại mỗi chúng ta.

(từ những chi tiết này bn triển khai thành đoạn văn nha)

4 tháng 10 2019

Các bạn ơi mai mình cần rồi mọi người giúp mình đi mình cần gấp lắm

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho...
Đọc tiếp

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết thể loại và phương thức biểu đạt?

b) Đoạn văn trên giúp em hiểu được điều gì?

c) Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa các quan hệ từ đó.

d) _ Xác định đại từ trong đoạn văn trên.

_ Cho biết nó thuộc loại đại từ nào?

_ Đặt câu có đại từ vừa tìm được.

2.

- "...việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa".

- "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".

- "bố không thể nén được cơn tức giận đối với con".

- "Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ".

​- "...thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ".

a) Những câu văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt? Hoàn cảnh sáng tác?

b) Nội dung các chi tiết trên thể hiện điều gì?

c) Tìm các từ ghép trong những câu văn trên và phân loại các từ ghép đó.

d) Hãy đặt 1 câu với 1 từ ghép đẳng lập và 1 câu với 1 từ ghép chính-phụ vừa tìm được.

​3. "Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"

a) Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Nêu hoàn cảnh ra đời? Văn bản được làm theo thể loại nào? Trình bày theo phương thức biểu đạt chính nào?

b) Nội dung bài thơ là gì?

c) Chỉ ra điệp ngữ được vận dụng trong bài thơ. Xác định các dạng điệp ngữ đó.

d) Hãy cho biết bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đã nói lên điều gì trong lòng tác giả? ( Viết thành một đoạn văn dài 5-7 câu ).

 

 

 

 

0
4 tháng 3 2020

Trong hai trường hợp a) và b) không nên sử dụng câu rút gọn. Vì hai câu trên đều giao tiếp với người lớn, nên sử dụng câu nói đầy đủ, chủ ngữ và vị ngữ để trả lời khiến người hỏi cảm giác được tôn trọng với người lớn.

Bài làm

- Đối với tình huống a thì không nên dùng câu rút gọn. Vì khi nói với người lớn tuổi hơn bản thân mình, dùng câu rút gọn thì sẽ biểu hiện thái độ không lễ phép với người lớn.

- Đối với tình huống b cũng không nên sử dụng câu rút gọn. Vì đây là nói với người mẹ, người lớn tuổi hơn mình mà lại không thưa gửi nên cx sẽ biểu hiện thái độ không lễ phép 

=> Không nên sử dụng câu rút gọn trong hai câu trên.