Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Mục tiêu chiến đấu của các anh chiến sĩ: vì miền Nam thân yêu, vì ngày giải phóng dân tộc.
Câu 2: Nghĩa gốc.
Câu 3: BPNT: Điệp từ (không có). Cho thấy những gian khổ, khó khăn mà người lính phải trải qua.
Câu 4: Thủ pháp đối lập KHÔNG CÓ # CÓ. Cho thấy dù có nhiều cái không có, nhưng chỉ cần một cái CÓ - TRÁI TIM đã đánh bại được những thứ không có mà những anh bộ đội phải chịu đựng. Là niềm tin mãnh liệt cho các anh.
a. - nội dung: miêu tả cụ thể hình ảnh xe ko kính
- biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, tương phản, hoán dụ
b. hoán dụ → chỉ người lính lái xe với tấm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết đồng đội, đoàn kết dân tộc.
c. - nhan đề dài tưởng chừng như thừa tạo nên sự mới lạ độc đáo
- bài thơ: gợi tả vẻ đẹp lãng mạn, cao cả trong tâm hồn người lính lái xe
- tiểu đội xe ko kính: thể hiện sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh và làm nổi bật tinh thần hiên ngang dũng cảm của người lính lái xe
1:
-Ý nghĩa nhan đề : Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.
-Trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, tác giả đã không gọi tên các nhân vật cụ thể mà chỉ nêu tên nghề nghiệp của từng nhân vật, đó giống như dụ ý nghệ thuật của tác giả. Chủ đề của tác phẩm là ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động âm thầm, lặng lẽ đóng góp sức lực, trí tuệ của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tiêu biểu như nhân vật anh thanh niên, thêm vào đó là cô kĩ sư, người họa sĩ già, hay những nhân vật xuất hiện gián tiếp khác. Qua đây nàh văn không chỉ nêu tên một con người cụ thể, giống như anh thanh niên chính là đại diện của tầng lớp thanh
niên yêu nước thời bấy giờ. Họ đều là những con người lí tưởng, cao đẹp mà tác gải muốn đề cập và tán dương.
1. Bài thơ viết về chủ đề người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Một tác phẩm khác trong chương trình lớp 9 cũng viết về đề tài đó là "Những ngôi sao xa xôi", tác giả Lê Minh Khuê.
2. Biện pháp tu từ: hoán dụ “trái tim” – chỉ người lính.
- Tác dụng:
+ Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc
+ Trái tim là hình ảnh biểu trưng cho người lính lái xe với tình yêu nước và lí tưởng với cách mạng.
+ Đồng thời ca ngợi ý chí quyết tâm bất chấp mọi khó khăn, thử thách, quyết hi sinh vì miền Nam thân yêu.
Ý nghĩa của hình tượng chiếc xe không kính:
- Chiếc xe không kính là hình ảnh tả thực gợi sự tàn khốc của chiến tranh. Không có kính vì bom giật, bom rung và đó cũng là nguy hiểm hằng ngày những người lính phải đối mặt.
_ Chiếc xe không kính làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính lái xe: vẻ đẹp của tư thế hiên ngang và lòng dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu vì tinh thần yêu nước và lí tưởng cách mạng.
tham khảo:
Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những tác phẩm thể hiện rõ tình cảnh sinh hoạt vật chất và tinh thần người lính thời đánh Mỹ, rất độc đáo mà ta ít gặp trong thơ thời ấy, đặc biệt là trong đoạn thơ:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Đó chính là cuộc trú quân dã chiến của tiểu đội xe không kính ngắn ngủi mà thắm tình đồng chí, tình đồng đội. Chỉ bằng ba chi tiết nhưng rất điển hình: “bếp Hoàng Cầm “, “chung bát đũa “, “võng mắc chông chênh”. Đời lính vốn giản dị, bình dị mà lại rất sang trọng.
Giữa chiến trường đầy bom đạn mà họ vẫn đàng hoàng “Bếp Hoàng Cầm ta dùng giữa trời”. Giữa trời là giữa thánh thiên bạch nhật. Bữa cơm dã chiến chỉ có một bát canh rau rừng, có lương khô… thế mà rất đậm đà. Với Phạm Tiến Duật nói riêng cũng như tất cả những người lính thì tình đồng đội cũng là tình anh em ruột thịt, vô cùng thân thiết:
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.
Một chữ “chung” rất hay gợi tả gia tài người lính, tấm lòng, tình cảm của người lính. Tiểu đội xe không kính đã trở thành một tiểu gia đình chan chứa tình thương. Chỉ qua hai chữ “nghĩa là", ta đã thấy nhà thơ trẻ rất xứng đáng với các thi sĩ đàn anh. Cảnh đoàn viên tri kỷ: “võng mắc chông chênh đường xe chạy". Sau một bữa cơm thân mật, một vài câu chuyện thân tình lúc nằm võng, những người lính trẻ lại lên đường. Tiền phương vẫy gọi:
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Điệp ngữ “lại đi" diễn tả nhịp bước hành quân, những cung đường, những chặng đường tiến quân lên phía trước của tiểu đội xe không kính. Hình ảnh "trời xanh thêm" là một nét vẽ rất tài hoa mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: lạc quan, yêu đời, chứa chan hy vọng. Là hy vọng, là chiến công đang đón chờ.
Vậy đó, đời sống sinh hoạt của người lính mặc dù thiếu thốn, đói mặt với cái đói, cái rét và cả tính mạng của mình mọi lúc mọi nơi, nhưng có tình đồng chí như tình cảm gia đình ruột thịt vậy, họ sẽ không bao giờ cô đơn.