K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại.

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

7 tháng 8 2018

Đáp án

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, chẳng liên quan gì với nhau.

Ví dụ:

   + Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

   + Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.

- Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

30 tháng 3 2017

- Lồng 1: Hoạt động của ngựa, trâu giơ hai chân trước, nhảy dựng lên, chuẩn bị chạy

- Lồng 2: chỉ sự vật đan bằng tre, nứa hoặc các vật liệu khác, dùng đề nhốt gia cầm.

2. Nghĩa của hai từ lồng trên hoàn toàn không có mỗi liên hệ nào tới nhau. Đây chính là hiện tượng các từ giống nhau về âm đọc nhưng khác xa nhau về nghĩa.

1 tháng 12 2016

-Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nha. có hai loại từ đồng nghĩa: đồng nghĩa hoàn toàn( ko phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và đồng nghĩa không hoàn toàn( có sắc thái nghĩa khác nhau)

-Ví dụ:

_Đồng nghĩa hoàn toàn:

- Quả xoài kia rất ngon.

-Trái xoài kia rất ngọt.

từ đồng nghĩa: trái- quả

_Đồng nghĩa ko hoàn toàn:

-Cậu cho tớ 1 miếng bánh nhé.

-Bố em biếu bà 1 hộp bánh.

từ đồng nghĩa: cho-biếu

11 tháng 3 2023

Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ta cần chú ý:

- Cần có những câu văn nêu rõ ý kiến và sử dụng từ ngữ có chức năng chuyển ý để bài văn mạch lạc, rõ ràng.

- Có thể sử dụng các trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Một lí lẽ chặt chẽ, hoàn chỉnh cần nêu được cơ sở và kết luận. Cơ sở chính là căn cứ để người viết đưa ra lí lẽ, thường mở đầu bằng cụm từ “bởi vì…”. Kết luận là điều suy ra được từ cơ sở, thường mở đầu bằng cụm từ “cho nên…”

- Khi triển khai bằng chứng, cần tránh sa đà vào kể, mà phải phân tích bằng chứng và chỉ ra được sự tương quan giữa bằng chứng và lí lẽ bằng cách trả lời câu hỏi: “Bằng chứng này làm sáng tỏ lí lẽ như thế nào?”

Kinh nghiệm:

- Xác định vấn đề bàn luận để bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối.

- Thu thập bằng chứng một cách chính xác.

- Bàn luận vấn đề ở đa khía cạnh.

- Không nên quá dài dòng vào 1 ý kiến.

6 tháng 2 2018

Tránh hiểu lầm trong trường hợp các từ đồng âm gây ra, chúng ta cần chú ý tới ngữ cảnh, tránh dùng nghĩa nước đôi và tạo hiểu nhầm

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ta cần chú ý đến tính chân thực, chính xác, ý kiến và lí lẽ của bài viết. 

 Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi viết và chia sẻ bài viết: 

- Luyện tập viết bài thường xuyên

- Có ý kiến và lí lẽ về bài viết. 

20 tháng 2 2017

Như vậy, khi rút gọn câu ta cần lưu ý

- Tránh làm cho người nghe (đọc) khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung cần nói;

- Tránh sự khiếm nhã, thiếu lễ độ khi dùng những câu cộc lốc.

4 tháng 11 2019

Những sai sót cần tránh của cả hai loại văn bản:

- Thiếu một trong các mục chủ yếu của mỗi loại văn bản.

- Trình bày không cân đối, thiếu sáng rõ.

- Thiếu số liệu, chi tiết cụ thể.

- Những mục cần chú ý là: tên văn bản, nơi nhận báo cáo (đề nghị), người báo cáo (đề nghị), nêu sự việc lí do báo cáo (đề nghị)