K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2017

Chọn b

ĐỀ I:"Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch"1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?2. Chỉ ra biện pháp tu từ gì? Nêu td của phép tu từ đó.3. Dấu ...... có tác dụng gì4.  Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn văn.ĐỀ II:"Trống đánh...
Đọc tiếp

ĐỀ I:

"Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch"

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?

2. Chỉ ra biện pháp tu từ gì? Nêu td của phép tu từ đó.

3. Dấu ...... có tác dụng gì

4.  Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn văn.

ĐỀ II:

"Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất."

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả?

2. Xác định câu đặt biệt và nêu tác dụng

3. Nêu nội dung đoạn văn

4.  Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn văn.

Giúp mình nhanh vs ạ

1
4 tháng 5 2021

đề II

1. đoạn văn trên trích trong văn bản"sống chết mặc bay" của tác giả Phạm Duy Tốn

2. 

- Than ôi! - Ôi! - Lo thay!

- Nguy thay!

=> Tác dụng: bộc lộ cảm xúc.

3. cảnh người dân hộ đê

học tốt :D

28 tháng 2 2017

Chọn c

13 tháng 3 2018

Đáp án: C

Trong câu văn "Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán..." tác giả sử dụng phép tu từ nào ?

A. Chơi chữ

B. Nhân hóa

C. Hoán dụ

D. Liệt kê

29 tháng 5 2021

D

30 tháng 9 2018

Đáp án: A

2 tháng 8 2021

Biện pháp tu từ có sử dụng trong câu văn là phép liệt kê

2 tháng 8 2021

Biện pháp tu từ : liệt kê

Câu 1: Xác định và phân tích tác dụng của phép liệt kê đc sử dụng trong đoạn văn sau:"Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán...Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai liền, gái lịch."Câu 2: Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn văn sau và nói rõ tác giả sự dụng câu rút gọn nhằm mục đích gì?"Tinh thàn yêu...
Đọc tiếp

Câu 1: Xác định và phân tích tác dụng của phép liệt kê đc sử dụng trong đoạn văn sau:

"Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán...Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai liền, gái lịch."

Câu 2: Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn văn sau và nói rõ tác giả sự dụng câu rút gọn nhằm mục đích gì?

"Tinh thàn yêu nước cũng như các thứ quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm."

Câu 3: Em hiểu thế nào về lời khuyên của cha ông ta qua câu ca dao sau:

                                      Bầu ơi thương lấy bí cùng

                       Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Mình nhờ mn giúp mình làm bài nhé!

cảm ơn nhg~ ng` đã giúp đỡ mình<3

 

1
21 tháng 4 2019

Câu 1

Kiểu liệt kê: liệt kê theo cặp

Tác dụng: tỏ ý còn nhiều thể điệu ca Huế chưa được liệt kê hết

Câu 2

Câu rút gọn: câu 2 và câu 3

Tác dụng: Tránh lặp từ.

Câu 3

Trái bầu xanh, trái bí xanh theo gió trong lành cất tiếng hát vui chung. Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn... Câu ca dao xưa đã thành bài hát ngân nga khắp nơi như một lời nhắn gửi những người dân nước Việt hãy giữ vững truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.

   Bầu và bí hai giống cây khác nhau nhưng được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên gần gũi, thân thiết. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận nên bầu và bí thường quấn quýt với nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu, bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì tròn, quả bầu thì dài để rồi ganh ghét, xa lánh nhau.

   Vì sao vậy? Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ.Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ,chung ố phận.Mưa thuận gió hòa, bầu bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn bầu bí cùng chung sức chịu đựng.Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa.

   Câu ca dao nói về bầu, bí nhưng chắc chắn là nói chuyệ con người, chuyện cuôc đời. Ông cha ta đã khuyên con cháu một lời khuyên chân thành, kín đáo mà tha thiết, tế nhị qua hai câu ca dao này.

   Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè cùng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.

   Những cảnh ngộ chung, những nét tương đồng giữa người với người đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó, là cơ sở gần gũi, cảm thông. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu, đùm bọc, biết nhường nhịn, chia sẻ để công việc chung được tốt được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt vì tình thương yêu, sự chia sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gắn bó với nhau hơn, cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.

   Trong những thời kì nước ta bị ngoại bang xâm lược, người Việt Nam dù có người sang, kẻ hèn; người giàu, kẻ nghèo; người hạnh phúc, kẻ bất hạnh... nhưng tất cả đều chung nỗi khổ mất nước, nỗi nhục nô lệ, chung một mong ước độc lập, tự do. Chính vì vậy, mọi người đã đoàn kết lại thành một khối thống nhất để chống quân cướp nước. Đó là nhu cầu tình cảm tự nhiên và cũng là điều kiện sống còn trước sự ức hiếp, đe dọa của kẻ thù.

   Dân tộc ta chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong sản xuất, thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thu hoạch. Nếu mọi người không chung sức đắp đê chống lụt, trông rừng ngăn lũ thì khó có thể bảo vệ được mùa màng, thành quả lao động một nắng hai sương. Trong điều kiện sống khắc nghiệt như thế, nếu không biết nương tựa lẫn nhau thì làm sao tồn tại nổi. Mối quan hệ chặt chẽ đã làm cho lòng thương người nảy nở và người Việt Nam đã coi đó là một truyền thống quý báu truyền từ đời này sang đời khác.

   Tục ngữ, ca dao Việt Nam có nhiều câu khuyên nhủ mọi người nên sống yêu thương, đoàn kết, tiêu biểu nhất là câu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.

   Cho dù cuộc sống ngày một thay đổi, con người hiện đại chú ý nhiều đến cái riêng, đến cá nhân mình những truyền thống đoàn kết, nhân ái vẫn có giá trị trường tồn. Nhờ đó mà cuộc sống của chúng ta thêm đẹp, thêm ý nghĩa.