K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2016

1. Cách dùng mạo từ không xác định “a” và “an”

Dùng “a” hoặc “an” trước một danh từ số ít đếm được. Chúng có nghĩa là một. Chúng được dùng trong câu có tính khái quát hoặc đề cập đến một chủ thể chưa được đề cập từ trước.

Ví dụ: A ball is round (nghĩa chung, khái quát, chỉ tất cả các quả bóng): Quả bóng hình tròn

He has seen a girl (chúng ta không biết cậu bé nào, chưa được đề cập trước đó): Anh ấy vừa mới gặp một cô gái.

1.1. Dùng “an” trước: Quán từ “an ” được dùng trước các từ bắt đầu bằng nguyên âm (trong cách phát âm, chứ không phải trong cách viết).

Bao gồm: Các từ bắt đầu bằng các nguyên âm “a, e, i, o“.

Ví dụ: an apple (một quả táo); an orange (một quả cam)

Một số từ bắt đầu bằng “u”: Ví dụ: an umbrella (một cái ô)

Một số từ bắt đầu bằng “h” câm: Ví dụ: an hour (một tiếng)

Các từ mở đầu bằng một chữ viết tắt: an S.O.S/ an M.P 1.2.

Dùng “a” trước: *Dùng “a“ trước các từ bắt đầu bằng một phụ âm.

Chúng bao gồm các chữ cái còn lại và một số trường hợp bắt đầu bằng “u, y, h“.

Ví dụ: A house (một ngôi nhà), a year (một năm), a uniform (một bộ đồng phục)…

*Đứng trước một danh từ mở đầu bằng “uni…” và ” eu” phải dùng “a”: Ví dụ: a university (trường đại học), a union (tổ chức), a eulogy (lời ca ngợi)·

*Dùng trong các thành ngữ chỉ số lượng nhất định như: a lot of/a great deal of/a couple/a dozen. Ví dụ: I want to buy a dozen eggs. (Tôi muốn mua 1 tá trứng)

*Dùng trước những số đếm nhất định thường là hàng ngàn, hàng trăm như : a/one hundred – a/one thousand.

Ví dụ: My school has a thousand students (Trường của tối có một nghìn học sinh)

*Dùng trước “half” (một nửa) khi nó theo sau một đơn vị nguyên vẹn: a kilo hay a half, hay khi nó đi ghép với một danh từ khác để chỉ nửa phần (khi viết có dấu gạch nối): a half – share, a half – holiday (ngày lễ chỉ nghỉ nửa ngày).

Ví dụ: My mother bought a half kilo of apples (Mẹ tôi mua nửa cân táo)

*Dùng với các đơn vị phân số như : 1/3( a/one third), 1/5 (a /one fifth), ¼ (a quarter)

Ví dụ: I get up at a quarter past six (Tôi thức dậy lúc 6 giờ 15 phút)

*Dùng trong các thành ngữ chỉ giá cả, tốc độ, tỉ lệ: a dollar, a kilometer, an hour, 4 times a day.

Ví dụ: John goes to work four times a week (John đi làm 4 lần 1 tuần)

far so sánh hơn : farther/further.

29 tháng 5 2023

Dear beloved teacher,

I am writing these words to express my profound gratitude to you for everything you have done for us throughout this past school year. You are not only our educators, but also mentors who have dedicated your time and efforts to help us grow and develop. 

You have imparted valuable knowledge, skills, and important life values that have shaped us into contributing members of society. Your guidance has been instrumental in our academic and personal growth.

We cannot thank you enough for all the precious lessons you have shared with us. Your advice, encouragement, and care have helped us overcome challenges in both our studies and lives.

The wonderful memories of our learning journey and personal development would not be complete without your presence and support. Therefore, I want to extend my sincerest gratitude to you for the positive impact you have had on our lives.

We will always cherish the invaluable lessons and the love you have wholeheartedly bestowed upon us. Thank you for the exciting classes, meaningful stories, and dedicated companionship.

Wishing you good health, happiness, and continued success in your educational mission. I look forward to the opportunity to meet you again.

With heartfelt appreciation,
Phung Cong Anh

30 tháng 5 2023

Thưa thầy/cô,

Kính gửi thầy/cô, em là một trong những học sinh của thầy/cô trong năm học vừa qua. Nhân dịp kết thúc năm học, em muốn viết những dòng này để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy/cô.

Trước khi em được gặp thầy/cô, em chưa bao giờ hiểu được giá trị của kiến thức và sự quan trọng của việc học tập. Nhưng nhờ có sự hướng dẫn ân cần và tận tâm của thầy/cô, em đã có thể trở thành một học sinh có tiến bộ trong học tập.

Thầy/cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn giúp đỡ em trong việc rèn luyện các kỹ năng sống quan trọng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo và nhiều kỹ năng khác.

Ngoài ra, thầy/cô cũng luôn truyền đạt cho chúng em những giá trị sống quan trọng như: biết tôn trọng, biết cảm thông, biết chia sẻ và biết yêu thương. Những giá trị này sẽ được em mang đi suốt cuộc đời của mình.

Em rất cảm kích những đóng góp và hy sinh của thầy/cô trong suốt năm họcKính gửi thầy/cô,

Những dòng này được viết từ tâm hồn em, để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy/cô. Em muốn nói rằng, trong suốt thời gian học tập, thầy/cô là người đã dành thời gian và công sức để giúp em trưởng thành và phát triển.

Thầy/cô đã không chỉ truyền đạt cho em những kiến thức và kỹ năng để vượt qua các kỳ thi, mà còn giúp em hiểu sâu hơn về cuộc sống và trở thành một người có ích cho xã hội. Những bài giảng và lời khuyên của thầy/cô đã giúp em trở nên tự tin hơn, có nhiều ý tưởng mới và trân trọng giá trị của mỗi người trong xã hội.

Thời gian em đã dành để học tập và trò chuyện với thầy/cô luôn là những kỉ niệm tuyệt vời mà em sẽ luôn giữ trong lòng. Cảm ơn thầy/cô đã luôn tạo ra môi trường học tập thoải mái và giúp em cảm thấy được sự đồng cảm và ủng hộ khi cần.

Em hy vọng rằng thầy/cô sẽ tiếp tục giúp đỡ nhiều học sinh khác trong tương lai và nhận được nhiều niềm vui và thành công trong sự nghiệp của mình.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy/cô vì tất cả mọi điều đã làm cho em trong suốt

CHIA SẺ KINH NGHIỆM THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HCM (HCMVNU thui nghen tại mình ở ngoài Nam) P/s: Năm mình thi là 2021, bình thường thì một năm sẽ tổ chức 2 đợt thi lận, một đợt thi vào tầm đầu tháng 4 và một đợt thi vào tầm sau khi thi THPTQG. Ban đầu mình cũng chẳng có ý định thi (thật ra không có khái niệm và không hề tìm hiểu gì hết trơn á), trong lúc tụi bạn mình bắt...
Đọc tiếp

CHIA SẺ KINH NGHIỆM THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HCM 
(HCMVNU thui nghen tại mình ở ngoài Nam) 

P/s: Năm mình thi là 2021, bình thường thì một năm sẽ tổ chức 2 đợt thi lận, một đợt thi vào tầm đầu tháng 4 và một đợt thi vào tầm sau khi thi THPTQG. Ban đầu mình cũng chẳng có ý định thi (thật ra không có khái niệm và không hề tìm hiểu gì hết trơn á), trong lúc tụi bạn mình bắt đầu in và làm đề thi thử từ trong năm ra Tết thì mình vẫn ăn, ngủ và học Toán, Hóa =)) Lúc tụi nó tất bật đăng kí thi thì mình vẫn vậy, cho đến 3 ngày cuối cùng sắp sửa đóng cổng đăng kí, cô mình gọi điện về bảo đăng kí đi con, mà cô mình quyền lực lắm, thế là dưới sự thúc giục của gia đình, mình đi đăng kí thi, nộp phí vào ngày cuối cùng luôn. Thật ra lúc đó mình cũng đắn đo lắm, nhìn tụi nó ôn từ lâu, còn mình thì chỉ còn 2 tuần nữa thi thì ôn kiểu gì bây giờ, thi thấp điểm nhục mặt ch*t =)) Vậy nên cũng lên mạng coi sơ qua đề, lúc đó mình chỉ quan niệm là coi như đi thi cho biết để đợt 2 rồi thi thật, nên để điểm nhìn ổn ổn một chút, mình coi sơ qua đề rồi chốt lại những phần nào lấy điểm được thì ôn thôi chứ không ôn toàn diện như tụi nó. Vậy là đi thi thôi, thi xong thì thấy cũng không đến nỗi, kết quả là mình được tầm 900 hơn, cũng tính ra tầm nhiêu điểm đó nếu xui (là không lụi trúng câu nào đó =))), có thể gọi là vừa đủ, mà hồi đó trộm vía mình được điểm cao thứ hai lớp sau bạn kia 3 điểm haha =))) Xàm tới đây thôi, vô vấn đề nè ^^
Về cấu trúc thì mình sẽ tạm chia ra 5 làm phần: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Toán (Toán bình thường, Toán logic, Toán biểu đồ), KHTN (KHTN tổng hợp và KHTN dạng cho dữ kiện đoạn văn), KHXH (KHXH tổng hợp và KHXH dạng cho dữ kiện đoạn văn). 
A. Tiếng Việt: 
Phần này là phần cho điểm, hồi đi thi mình chỉ ôn đúng phần Tiếng Việt này và phần Toán biểu đồ :v Về phần Tiếng Việt thì mình nghĩ các bạn cần ôn lại mấy bài thơ và tác giả tác phẩm trong sách giáo khoa lớp 10, 11, và 12 (phần này may hồi đó trí nhớ ngắn hạn của mị khá tốt (có lúc không)); một số khái niệm (ví dụ như thể loại thơ, văn xuôi như Hịch, cáo... đồ ấy); các biện pháp tu từ, phong cách nghệ thuật, thể loại câu... Chú ý ôn từ vựng và nghĩa của từ, nó sẽ hỏi như từ nào là từ Hán Việt, hay từ nào có nghĩa phù hợp để điền vào câu có ... Một phần khá hay ho là chính tả, nó sẽ hỏi bạn là trong số những từ sau đây thì từ nào đúng/sai chính tả - maybe you missed this freaking word - chỉn chu not chỉnh chu :D , việc của bạn cần làm là tìm trên mạng những từ dễ sai chính tả để note lại và ôn kĩ (ừ hồi đó mình cũng làm vậy đó mà nó lạ lắm, đi thi thấy dông bão, mà ở lớp tụi nó hay mở Ngày chưa giông bão nên đinh ninh là nó sai, xong chọn luôn dông bão, ai dè là cả 2 đều đúng). Mình recommend một page facebook: https://www.facebook.com/tiengvietgiaudep - các bạn có thể follow page để biết thêm nhiều từ hay ho và chính tả, hình như còn một page nữa mà mình quên mất tiêu rồi ấy hic. 
Để biết cần ôn những gì trong phần này thì các bạn có thể tìm đề mẫu trên mạng/trong mấy group ôn thi ĐGNL ấy xong rồi đọc đề note lại những dạng có thể ra mà mình còn chưa nắm vững để ôn. Ví dụ, trong lúc mình làm đề mẫu, mình thấy có một câu hỏi về từ loại nhỏ mọn là từ loại gì, mình không nắm chắc phần này nên mình note trong vở là ôn lại phần từ loại (từ láy, từ ghép...). Nói chung là gặp dạng nào lạ thì các bạn note lại xong tìm hiểu lại. 
Nhìn chung, phần này là một phần cho điểm, vậy nên tận dụng thời gian để ôn, tránh làm sai mất điểm nhen ^^
B. Tiếng Anh:
Phần này thì theo mình cũng là một phần cho điểm luôn. Nội dung không quá khó, mấy bạn học ôn thi THPTQG là đủ để đối phó với đề thi rồi. Tuy nhiên, có một lưu ý nho nhỏ là đề khá là "lừa", hồi mình nhớ có một câu lỗi sai cũng đơn giản á, mà nhiều bạn nghĩ sâu sa quá nên thành ra sai câu đó, mình nhớ là tụi chung lớp với mình có sai câu này khá nhiều. Vậy nên là cần cẩn thận một tí. Đoạn văn cũng dễ, dễ hơn đề thi THPTQG nhiều, nhìn chung mấu chốt của Reading là từ vựng và paraphrase từ vựng. Phần này là ưu thế của mình nên cũng không ôn không học và không có ấn tượng gì nhiều.
C. Toán: 
- Toán bình thường: là toán trên lớp mấy bạn học á, theo mình thấy thì phần này khá ổn, nội dung mình đánh giá là ở mức Vận dụng trở xuống, chưa đến VDC đâu, đòi hỏi bạn phải học trước chương trình, hồi mình đi thi có một câu số phức, mà hồi đó mình chưa học đến số phức nên câu đó đi hỏi người ta mà bị sai mất tiêu hic :< Phần này mình nghĩ các bạn ôn THPTQG là ổn rồi. 
- Toán logic: phần này cũng tương đối, cũng là một phần có thể lấy điểm, mình nghĩ các bạn nên dành một khoảng thời gian vừa đủ để làm phần này (đủ bao nhiêu thì lúc làm đề thi thử tùy vào mỗi người mà tính toán thời gian cá nhân cho phù hợp nhen). Để cho quen thì các bạn lên down đề ôn trên mạng về làm. 
- Toán biểu đồ: Tương tự, phần này là phần lấy điểm đó (lần 3 tui nói câu này rồi nhưng điều quan trọng phải nhắc 3 lần =))). Hồi mình ôn phần này thấy y chang biểu đồ môn địa lý, đọc biểu đồ rồi chọn, còn lại câu nào tính toán thì dựa theo câu hỏi yêu cầu đề bài xong lên mạng gõ công thức để tính, xong học theo rồi áp dụng vô thôi, đúng kiểu "áp dụng công thức là ra ý =))"
D. Khoa học tự nhiên:
- KHTN tổng hợp: có tầm 10 câu tổng hợp ba môn Lý, Hóa, Sinh. Trong đó mình đánh giá môn Lý là dễ nhất (một sự thật cay đắng là hồi đó mình học Lý cho qua môn nhưng đi thi thì môn Lý mình làm được nhất trong 3 môn =))), Hóa với Sinh thì hơi khoai, Sinh là khó nhất trong 3 môn. Môn Hóa thì nếu vững kiến thức thì có thể làm được vài câu á, còn Sinh nếu học chắc cũng biết tính (đó là người ta chứ mình kì 1 cũng học nghiêm túc lắm mà tính không có ra :D, nói chứ ngu quá nên tính bị sai =))). May mắn môn Lý hồi đó đi học thêm nên cũng nhớ sương sương công thức để áp dụng vô tính toán, cơ mà cũng có phần lượng tử ánh sáng với vật lý hạt nhân. 
- KHTN có dữ kiện đoạn văn: riêng đoạn văn môn Lý thì mình vẫn thấy dễ thở hơn, hồi đó mình thi có một bài đọc về vật lý hạt nhân, câu hỏi có kiến thức ở SGK những ở mấy chương sau mình cũng chưa học nên bị mất điểm, Hóa thì giờ mình cũng quên hồi đó đề đoạn văn là cái gì rồi nên bỏ qua nghen, Sinh thì thú thật chỉ biết lụi, tại đề Sinh như một ngôn ngữ mới vậy đó, hiểu nhưng không hiểu =)) 
Tổng kết phần này thì Lý và Hóa là 2 môn dễ lấy điểm, nên mình nghĩ các bạn có thể tập trung đầu tư vào 2 môn này. 
E. Khoa học xã hội: 
- KHXH tổng hợp: KHXH thì chỉ bao gồm Sử, Địa thui. Phần này đọc và chú ý SGK là đủ rồi, lúc học trên trường thì để ý chút, kiểu hồi cấp 3 mình học hành mấy môn Sử, Địa cũng tập trung nên nhiều cái cũng có ấn tượng sơ sơ, nói chung phần này lấy điểm được nếu chịu để ý và ôn bài. Về phần địa lý và lịch sử, nếu để ôn thì mình nghĩ mấy bạn có thể mượn tài liệu của mấy bạn bên ban xã hội, hỏi xem thử có cái nào tổng hợp mấy sự kiện quan trọng hay gì đó hông để ôn sơ qua (hồi đó mình không đủ thời gian ôn, đêm trước ngày thi mình lên mạng tìm kiếm các mốc thời gian lịch sử trong từng giai đoạn coi sơ qua thôi à). Địa lý thì lên mạng xem cách xem Atlat, dù năm đó mình thi đem Atlat vô để kê bài thi điền cho suôn chứ đ* tra được gì hết trơn á =))) À chú ý một chút là có thể dịch qua từ tiếng Việt sang tiếng Anh để chọn cho đúng, hồi năm mình Địa lý nó hỏi một câu là Cơ quan vũ trụ châu Âu viết tắt là gì, vì quá đam mê NASA với chiếc logo xinh đẹp tuyệt vời mà mình đ nhìn lại khoanh luôn NASA, về đến nhà mới biết là châu Âu omg ngu chưa =))) 
- KHXH có dữ kiện đoạn văn: Phần này cho điểm (lần 4), đọc đoạn văn là tìm được câu trả lời luôn, cơ mà cần để ý kẻo nó lừa đó, năm đó đề cho một đoạn văn môn Lịch sử kể về cụ Phan Châu Trinh (mình nhớ là vậy), không hề đề cập đến cụ Huỳnh Thúc Kháng luôn nhé, nhưng trong số 3 câu hỏi của đoạn văn thì có một câu hỏi về sự kiện này (...) liên quan đến nhân vật lịch sử nào, đáp án là Huỳnh Thúc Kháng, trộm vía sao câu này mình thấy nghi nghi cái lụi HTK đúng hihi =))) 
_________________________________________________________________________

Ngoài ra, về cách làm bài, các bạn nên tập trung những phần dễ lấy điểm (như mình đã nói) làm trước, làm xong rồi thì đến những phần khó hơn để tránh cuối giờ không làm kịp mấy phần cho điểm thì lại tiếc hùi hụi. Nhớ là chọn đáp án thì tô vào bên sheet đáp án luôn, chọn câu nào tô câu đó, đừng để "đêm dài lắm mộng". Ngoài ra, các bạn cũng cần chú ý cách tính điểm, đó là điểm của mỗi câu không có đều nhau 10 điểm một câu, mà câu nào nhiều thí sinh sai thì điểm sẽ càng cao, ví dụ 11, 12, 13 điểm, còn câu nào ít thí sinh sai thì sẽ ít điểm hơn (7, 8, 9 điểm).
Hồi đó mình đăng kí thi ở TPHCM, vì lúc đó ở quê mình chưa tổ chức thi, có 2 lựa chọn là HCM và Đà Nẵng, tuy Đà Nẵng gần hơn cơ mà ba mẹ mình không cho vì không ai dẫn đi thi, bọn lớp mình thi ở Đà Nẵng tất :)), còn mỗi mình và một con bạn bắt xe vào HCM thi. Mình được phân thi ở Bách Khoa, may là ở làng Đại học nên cũng gần, đường khá thoáng, không bị tắt đường nhưng mấy bạn cũng nên chú ý đi sớm một tí để làm thủ tục tránh trễ giờ thi. Mình nhớ là hội đồng phân thi theo tỉnh á, nên đa số cùng một tỉnh sẽ cùng một phòng thi, mấy đứa trường mình còn chung bàn thi nữa cơ. Về coi thi thì mình thấy giám thị cũng không gắt lắm, nhưng căn bản không có thời gian trao đổi nếu nghiêm túc làm bài, tại có kịp đâu haha =)) Hồi đó cuối giờ lúc thu bài có đứa kia hỏi bài, mình đọc đáp án 2 câu tiếng Anh cho bạn, bù lại bạn chỉ lại mình câu số phức chưa học, thế đ* nào bạn chỉ mình sai, nói chung là sầu =)) 
Tóm lại thì mình nghĩ cách ôn hiệu quả nhất là tham gia mấy group ôn thi ĐGNL trên facebook ấy, xong down đề về làm, phần kiến thức nào chưa vững thì note ra rồi ôn lại, đọc sách giáo khoa (những phần mình đã nói trên). Mình thấy có nhiều khóa học online ôn thi ĐGNL ấy, nhưng mình nghĩ là không cần thiết lắm đâu, đương nhiên nếu bạn có nguyện vọng thì học thui. Nhiều bạn sợ ôn thi ĐGNL thì không tập trung được THPTQG, nhưng mình nghĩ có thể hoàn toàn ôn cả 2, kiến thức cả 2 bổ trợ cho nhau ấy. Hồi đó tầm nhìn mình còn hạn hẹp lắm, thi xong nhìn lại mới thấy 200k để đổi lấy một (nhiều) cơ hội thì xứng đáng mà nhỉ? Năm đó định về học hành nghiêm túc thi đợt 2 mà cuối cùng dịch nên bên ĐHQG hủy tổ chức, vậy nên thành ra mình chỉ thi đợt 1 năm đó thôi á. 
Theo mình được biết thì hiện nay điểm thi ĐGNL bên HCMVNU và HNVNU có thể quy đổi lẫn nhau để xét tuyển nên mình nghĩ mấy bạn miền Bắc nếu có thể cũng nên đăng kí thi xem sao và ngược lại, mình thấy kì thi ĐGNL của HCMVNU có tổ chức ở các tỉnh miền Trung như Đà Nẵng nè, mấy bạn có thể cân nhắc đăng kí ở Đà Nẵng để tiết kiệm chi phí ấy =)))
Tới đây thì mình cũng hết biết nói gì rồi nên là tạm biệt, chúc mọi người buổi tối vui vẻ, mong là phần chia sẻ của mình có ích với các bạn ^^ Giờ thì mình phải đi học ngôn ngữ Machine Learning đây =)) ôi học hành áp lực :((

2
17 tháng 3 2023

có ai biết câu này ko

17 tháng 3 2023

Phần chia sẻ của bạn đã truyền cảm hứng cho mình, nó thật hữu ích ! >3

25 tháng 5 2021

Phụ nữ nha

25 tháng 5 2021

Phải là CONAN

19 tháng 8 2016

có khác đâu, bn kia chỉ giải thích thêm thôi

19 tháng 8 2016

Bạn xem lại ở phần trắc nghiệm đi , Exercise 1 ý . 

17 tháng 4 2018

Em thử liên hệ lớp tiếng Trung của thầy Châu ở 156 phố Hồng Mai xem. Bên đó có lớp dạy từ đầu cho người mới bắt đầu đấy. Trang web của trung tâm là https://tiengtrung.vn/

18 tháng 12 2016

English:

My favorite subject is English. The first reason I like this subject is that itis a core subject which is vital and essential in my career path. I try to learn thisinternational language well so that I can communicate with foreigners and find agood job in the future. Furthermore, learning English well can help me readbooks or magazines in English. Through reading things in English, I can beexposed to various cultures and customs. Besides, my English teacher is adedicated person who can engage me in her lessons and bring the passion for me.I found her lessons interesting because she delivered them in a way that I reallyliked. In short, English is an important subject which I am really keen on.

Vietnamese:

Môn học ưa thích của tôi là tiếng Anh. Lý do đầu tiên tôi thích môn học này là vì nó là một chủ đề cốt lõi đó là quan trọng và cần thiết trong con đường sự nghiệp của tôi. Tôi cố gắng tìm hiểu ngôn ngữ này cũng vì vậy mà tôi có thể giao tiếp với người nước ngoài và tìm một công việc tốt trong tương lai. Hơn nữa, việc học tiếng Anh cũng có thể giúp tôi đọc sách hoặc tạp chí bằng tiếng Anh. Thông qua việc đọc những điều trong tiếng Anh, tôi có thể tiếp xúc được với các nền văn hóa khác nhau và hải quan. Bên cạnh đó, giáo viên tiếng Anh của tôi là một
người tận tâm có thể tham gia với tôi trong các bài học của tôi và mang lại niềm đam mê đối với tôi. Tôi tìm thấy những bài học thú vị của cô vì cô chuyển chúng trong một cách mà tôi thực sự thích. Nói ngắn gon, tiếng Anh là một môn học tôi thực sự thích.

15 tháng 1 2017

trình độ tiếng anh của bạn quá xuất sắceoeo

10 tháng 4 2018

Ok, chúc mai thi tốt, dành được giải cao nha! banhqua

10 tháng 4 2018

Mai thi rồi, bùn là bị điểm kém nghe. Bây giờ nên cười nhiều vào oaoa là như vậy đó! hehe