Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Lưỡng Hà hay Mesopotamia (tiếng Hy Lạp cổ: Μεσοποταμία[1]), là một khu vực lịch sử của Tây Á thuộc hệ thống châu thổ sông Tigris và Euphrates, nằm ở phía bắc vùng Lưỡi liềm Màu mỡ, ngày nay tương ứng với phần lớn Iraq, Kuwait, phía đông Syria, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria và biên giới Iran-Iraq.[2]
1. Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại:
- Xã hội Ấn Độ cổ đại chứng kiến sự phân hóa rõ rệt qua hệ thống "Chaturvarna", hay hệ thống bốn đẳng cấp, gồm các Varna: Brahman (giáo sĩ), Kshatriya (quý tộc và chiến binh), Vaishya (thương gia và nông dân), và Shudra (người làm công, nô lệ).
- Trong hệ thống này, mỗi Varna đều có nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi riêng biệt. Sự phân hóa xã hội đã dẫn đến việc tạo ra các phân khúc xã hội dựa trên công việc, chức vụ và mức độ tôn trọng.
- Hệ thống này sau đó tiếp tục phát triển thành hệ thống "Jati" hoặc hệ thống đẳng cấp con, với hàng trăm phân khúc nhỏ hơn dựa trên nghề nghiệp, vùng địa lý và các tiêu chí khác.
- Sự phân hóa này không chỉ dựa trên nghề nghiệp mà còn dựa trên các yếu tố tôn giáo, vùng địa lý và ngôn ngữ.
2. Thành tựu văn hóa của người Ấn Độ cổ đại:
- Văn học: Nhiều bản kinh điển như "Mahabharata", "Ramayana" hay các bản kinh Veda vẫn được nghiên cứu, đọc và truyền dạy.
- Nghệ thuật: Các ngôi đền cổ xưa, điêu khắc và họa tiết trang trí phản ánh nghệ thuật Ấn Độ cổ đại vẫn được bảo tồn và trở thành điểm du lịch nổi tiếng.
- Toán học và thiên văn học: Ấn Độ cổ đại đã đóng góp vào việc phát triển hệ thống số Ả Rập và giới thiệu số 0. Họ cũng có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực thiên văn học.
- Y học: Hệ thống y học truyền thống Ayurveda vẫn được áp dụng rộng rãi và nghiên cứu trong y học hiện đại.
- Nhạc và múa: Các hình thức biểu diễn truyền thống như Bharatanatyam, Kathak và những hình thức khác vẫn được bảo tồn và biểu diễn.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết ở đường link này nhé :
https://hoatieu.vn/hoc-tap/mot-so-thanh-tuu-van-hoa-tieu-bieu-cua-hy-lap-va-la-ma-co-dai-210258#:~:text=M%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20t%C3%A1c%20gi%E1%BA%A3%20ti%C3%AAu,ut%20v%E1%BB%9Bi%20b%E1%BB%99%20Th%C3%B4ng%20s%E1%BB%AD
Những thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay: – Con người vẫn sử dụng dương lịch để tính ngày. – Sử dụng hệ thống chữ cái và chữ số La Mã – Áp dụng các định lí như ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clit, Ác-si-mét,....
tui chỉ liệt kê vài cái thôi
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu củangười Lưỡng Hà: + Tín ngưỡng: Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần Mặt trời…). + Lịch pháp: Sáng tạo ra nông lịch. + Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên đất sét.
Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã :
- Chung :
+ Các con số và chữ cái được sử dung đến tận ngày nay
+ Đã biết tạo ra dương lịch
- Khác :
1) Hy Lạp
+ Có các tác phẩm điêu khắc như là tượng thần vệ nữ Milos ( Aphrodite de Milos ) , tượng lực sĩ ném đĩa,.....
+ Các công trình kiến trúc như là Đền thờ nữ thần Athena – Parthenon,....
+ Văn học Hy Lạp đa dạng, phong phú về thể loại nổi bật là thần thoại, thơ, kịch. Một số tác giả tiêu biểu là Hô-me với tác phẩm Iliat và Ôđixê (Hy Lạp), nhà soạn kịch Xô-phốc với vở ơ-địp làm vua (Hy Lạp),...
+ Người phương Đông cổ đại, người Hy Lạp đã khái quát thành định lí, định luật đặt nền mỏng cho sự ra đời của các khoa học sau này như: định lí Pitago, định lí Talét, định luật Ácsimét,...
2 ) La Mã
+ Các công trình kiến trúc đồ sộ như là đấu trường Cô - li - dê,....
( Về phần còn lại Hy Lạp và La Mã đa dạng và phong phú )
Một số thành tựu của Trung Quốc (từ thời cổ đại đến thế kỉ VII) được truyền bá đến Việt Nam: * Tư tưởng, tôn giáo - Học thuyết Nho gia (sau này phát triển thành Nho giáo): + Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm, gắn liền với cuộc chiến tranh xâm lược và đô hộ của các vương triều phong kiến Trung Quốc. + Ban đầu, Nho giáo tới Việt Nam theo phương thức cưỡng bức, áp đặt thông qua bộ máy cai trị và chính sách đồng hóa của các vương triều phong kiến phương Bắc. + Dần dần, người Việt đã tiếp thu Nho giáo một cách chủ động và biến Nho giáo thành một công cụ để quản lý và điều tiết quan hệ xã hội, ví dụ: - Luồng Phật giáo Bắc tông từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ đầu công nguyên và có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của người Việt. * Chữ viết - Chữ Hán được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên. - Trong nhiều thế kỉ, chữ Hán được các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng làm văn tự chính; được sử dụng trong: + Văn bản hành chính của quốc gia. + Ghi chép lịch sử, văn học... + Sử dụng trong thi – cử. - Trên cơ sở chữ Hán của Trung Quốc; người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm (dưới thời vua Quang Trung, chữ Nôm được nâng lên trở thành văn tự chính của quốc gia). * Phong tục – tập quán: - Nhiều lễ tết quan trọng của người Việt, như: Tết Nguyên đán; tết Nguyên tiêu; tết Đoan Ngọ; Tết Trung Thu... đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
5 thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia thời cổ đại vẫn được bảo tồn và sử dụng đến ngày nay là:
+ Nông lịch (âm lịch) của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
+ Kĩ thuật in của Trung Quốc cổ đại
+ Phật Giáo và Ấn Độ Giáo của Ấn Độ cổ đại
+ Đền Pác - tê - nông của Hy Lạp cổ đại
+ Hệ thống bảng chữ cái Alphabet ( chữ A , B , C , ... ) của cư dân ven biển Địa Trung Hải
-
Kim tự tháp Ai Cập là các công trình kiến trúc hình chóp, bằng đá ở Ai Cập. Tính đến năm 2008, có tất cả 138 kim tự tháp đã được khám phá ở Ai Cập. Hầu hết đóng vai trò là lăng mộ cho các Pharaon và hoàng hậu trong hai thời kỳ Cổ vương quốc và Trung vương quốc. Kim tự tháp được xem là những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới. Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp được ước tính vào khoảng từ vài nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn người. Trong số 138 kim tự tháp, kim tự tháp Khufu tại Giza là lớn nhất. Đồng thời công trình này cũng là một trong 7 kì quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại.
Tớ gửi đáp án ạ<3
- Những thành tựu của người Lưỡng Hà cổ đại còn ảnh hưởng đến ngày nay là: + Nông lịch (âm lịch). + Phương pháp đếm lấy số 60 làm cơ sở