Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tuyên truyền về nguyên nhân cần thiết của việc tham gia những hoạt động do Đoàn tổ chức.
- Chia sẻ về những quyền lợi khi tham gia.
- Mời các bạn thân thiết của mình tham gia để tạo hiệu ứng thu hút thêm những bạn khác tham gia.
- Thuyết phục và chỉ ra những điểm của các bạn phù hợp với hoạt động.
+ Hoạt động em tham gia: Khu phố xanh
+ Kế hoạch hoạt động: làm sạch, xanh khu phố em đang ở, nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường sống
+ Biện pháp mở rộng mối quan hệ và vận động, thu hút người thân, bạn bè, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cộng đồng:
- Cởi mở, trò chuyện chia sẻ về cuộc sống, môi trường với mọi người
- Tuyên truyền, vận động mọi người về lợi ích và hoạt động
+ Thể hiện trách nhiệm của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ những người cùng tham gia:
- Giúp đỡ người thân, bạn bè hoàn thành nhiệm vụ được giao:
- Chia sẻ những kiến thức, kĩ năng của bản thân với mọi người:
- Động viên người thân, bạn bè trong quá trình tham gia hoạt động:...
Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, phát triển hàng ngày, là không gian để sinh tồn của rất nhiều những loại động vật, thực vật trong tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay do ý thức không tốt của con người mà môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề. Sự ô nhiễm này không chỉ gây suy giảm chất lượng môi trường sống mà còn đe dọa đến chính sự sống của con người trên trái đất.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đời sống xã hội tuy đã được cải thiện rất nhiều. Nhưng song song với nó là những tác hại vô hình nhưng lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Đó chính là thực trạng suy giảm môi trường sống, môi trường tự nhiên. Sự phát triển của công nghiệp kéo theo một loạt các mặt trái như: rác thải trong quá trình sản xuất, khói bụi thải ra từ các nhà máy, rồi để phục vụ cho sản xuất, cho phát triển kinh tế mà con người đã khai thác quá mức cho phép các nguồn lực tự nhiên, từ đó gây suy giảm sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Môi trường sống ở đây có thể hiểu là bao gồm các yếu tố tự nhiên như: nước, không khí, cây cối, đất đai…là những yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Mà khi những yếu tố này bị nguy hại, nó sẽ đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của con người cũng như của các loài sinh vật, thực vật trong tự nhiên.
Sự phát triển công nghiệp, sự phát triển của đời sống xã hội, đời sống kinh tế đã kéo theo một loạt những tác hại đối với môi trường. Cụ thể như: khi khói bụi ở các nhà máy sản xuất công nghiệp, khói bụi ở đường xá xe cộ thải vào trong không khí sẽ làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, cũng như sức khỏe của con người trong xã hội. Ta có thể thấy không khí là yếu tố duy trì sự sống của con người thông qua hoạt động hô hấp của cơ thể. Vì vậy, một khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người. Con người có thể một ngày không ăn hoặc không uống nhưng không thể không thở, dù chỉ là một phút. Nói như thế ta mới thấy được vai trò của môi trường không khí, và sự nguy hiểm, đe dọa của ô nhiễm môi trường đến sự sống của con người.
Không chỉ có môi trường không khí bị ô nhiễm mà nguồn nước thải trong công nghiệp, trong sinh hoạt chưa được xử lí mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Môi trường nước khá nhạy cảm, chỉ cần ô nhiễm một vùng nước sẽ có nguy cơ lây lan ra rất nhiều các vùng khác, các ao hồ, sông suối khu vực xung quanh. Môi trường nước bị ô nhiễm không chỉ làm cho cá, tôm, các loài thủy sinh chết mà còn gây nguy hiểm cho con người bởi nguồn nước bị ô nhiễm là nguồn nước con người sinh hoạt hàng ngày, từ đó sẽ gây ra nhiều căn bệnh lạ về da, về đường hô hấp, đặc biệt là căn bệnh ung thư. Hẳn chúng ta còn nhớ vụ việc công ty sản xuất mì chính Vedan xả nước thải sản xuất ra môi trường mà không hề qua khâu xử lí nước thải nào. Hành động vô ý thức này đã khiến cho nước của cả một vùng bị ô nhiễm trầm trọng, người dân một làng lân cận đó bị ung thư rất nhiều. Vụ việc này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận trong một thời gian dài.
Ô nhiễm nước còn làm các con sông trở thành sông chết. Ví dụ như con sông Tô Lịch ở Hà Nội, do lượng rác sinh hoạt thải xuống quá nhiều mà giờ đây nó đã trở thành một con sông chết, không có bất kì loài sinh vật nào có thể sống ở đó, màu nước đen đục như màu của nước cống, khi di chuyển qua khu vực này còn có mùi thối của rác thải. Ô nhiễm môi trường nước còn gây ra những hệ lụy quan trọng, đó là gây ô nhiễm môi trường đất. Vì giữa chúng có mối quan hệ rất thân thiết. Nước thải, rác thải ngấm vào đất gây ô nhiễm. Vùng đất bị ô nhiễm này khiến cây cối không thể sinh trưởng được, mặt khác đất bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, làm nó ô nhiễm theo. Khi con người sử dụng nguồn nước ô nhiễm này thì rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Ngoài ra, thực trạng chặt phá rừng để phục vụ cho sản xuất một cách bừa bãi, thiếu hợp lí cũng làm cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mất rừng sẽ gia tăng các loại thiên tai, làm cho thời tiết thất thường. Mưa lớn nhưng không có những cánh rừng đầu nguồn cản trở dòng chảy dễ gây sạt lở đất đá, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Như vậy, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng vì hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, vì vậy để bảo vệ môi trường sống cũng chính là bảo vệ sự sống của con người, thì chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền để bạn bè, người thân cùng những người trong xã hội cùng chung tay bảo vệ môi trường. Chỉ có như thế môi trường sống của chúng ta mới trở nên trong sạch, tốt đẹp.
Tuyên truyền nhiều hơn về lợi ích của việc tham gia hoạt động cộng đồng
Những khó khăn khi thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên:
+ Một bộ phận thanh niên và người trung tuổi không chịu hợp tác thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường, vẫn ngang nhiên vứt rác bừa bãi.
+ Khó khăn về kinh tế khi không đủ nguồn vốn để các nhà máy, xí nghiệp nhỏ trang bị, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải.
Gợi ý: Biện pháp bảo vệ môi trường không khí:
- Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ CO2 cũng như các chất độc hại.
- Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải thải ra mỗi ngày.
- Xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường.
- Không vứt rác bừa bãi.
- Ứng dụng công nghệ xanh vào việc xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi.
- Hạn chế sử dụng các hóa chất trong nông, lâm nghiệp.
- Cấm các loại xe đã hết hạn, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải lưu thông.
- Tuyên truyền, vận động người dân để mọi người hiểu thêm về tác hại của ô nhiễm môi trường không khí.
- Xử lý rác thải đúng cách.
- Hạn chế sử dụng các vật liệu đốt không thân thiện với môi trường
- Sử dụng các thiết bị giúp tiết kiệm điện, không thải độc ra môi trường.
Tham khảo :
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.