K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2016

I. Nước pháp trước cách mạng. 
1. Tình hình kinh tế, xã hội 
a. Kinh tế: 
- Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp. 
+ Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp. 
+ Lãnh chúa, giáo hội bóc lột nông dân nặng nề. 
- Công thương nghiệp phát triển 
+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim) 
+ Công nhân đông, sống tập trung 
+ Buôn bán mở rộng với nhiều nước. 
b.Xã hội: 
- Xã hội chia thành 3 đẳng cấp. 
+ Tăng lữ: Nắm đặc quyền 
+ Quý tộc: Kinh tế, chính trị, giáo hội. 
+ Đẳng cấp thứ ba: Gồm TS, nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế, không được hưởng quyền lợi chính trị. 
- Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế, địa vị chính trị dẫn đến cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc. Nước Pháp đang ở đêm trước của cuộc CM. 
2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng 
- Trào lưu Triết học ánh sáng: Vôn-te, Mông-te-xki-ơ, Rut-xô. 
- Nội dung phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lí lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển, dọn đường cho CM bùng nổ. 
II. Tiến trình của cách mạng 
1. Cách mạng bùng nổ, Nền Quân chủ lập hiến. 
- 5/5/1789 Hội nghị 3 đẳng cấp 
- Ngày 14/7/1789 quần chúng phá ngục Ba -xti, mở đầu CM Pháp. 
- Sau 1789 phái lập hiến thuộc tầng lớp đại TS lên cầm quyền. Những việc làm phái lập hiến: 
+ 8.1789 thông qua tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. 
+ Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển. 
+1791 thông qua Hiến pháp 
+ Tịch thu ruộng đất bán giá cao. 
=> QCND nổi dậy chống chính quyền. 
- Vua Pháp tìm cách chống đối cách mạng: xúi giục phản động trong nước liên kết với PK Áo-Phổi. 
- Tháng 4/1792 chiến tranh giữa Pháp với liên minh PK Áo-Phổ 
- Ngày 11/7/1792 quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước. 
2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hoà được thành lập. 
- Ngày 10/8/1792 quần chúng Pa-ri khởi nghĩa, bắt vua và hoàng hậu, đưa phái Girôngđanh (TS công thương) lên nắm quyền. 
- Ngày 21/9/ 1792 Quốc hội tuyên bố thành lập nền cộng hoà thứ nhất. 
- 21/1/1793 xử tử nhà vua. 
- Đầu năm 1793 nước Pháp đứng trước khó khăn mới: 
+ Trong nước: Bọn phản động nổi dậy, đời sống nhân dân khó khăn. 
+ Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe doạ cách mạng. 
- Ngày 31/5/1793 quần chúng Pa ri nổi dậy lật đổ phái Ghi - rông - đanh, giành chính quyền về tay phái Gia - cô - banh (ngày 2/6). 
3. Nền chuyên chính Giacôbanh - đỉnh cao của cách mạng: 
- Những biện pháp của chính quyền Giacôbanh: 
+ Ra sắc lệnh xoá bỏ hoàn toàn nghĩa vụ PK đối với nông dân 
+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân. 
+ Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ. 
+ Ban hành sắc lệnh "Tổng động viên toàn quốc". 
+ Xoá nạn đầu cơ tích trữ… 
=> Cách mạng đến đỉnh cao. 
- Trong lúc cách mạng đang lên mâu thuẫn nội bộ đã làm cho phái Gia-cô-banh suy yếu. Cuộc đảo chính ngày 27/7/1794 đã đưa chính quyền vào tay bọn phản động, cách mạng Pháp thoái trào. 
4. Thời kỳ thoái trào. 
- Sau đảo chính, uỷ ban Đốc chính ra đời, 
đã thủ tiêu mọi thành quả của cách mạng. 
+ Hiến pháp mới được ban hành bảo vệ lợi ích TS mới. 
+ Xoá bỏ luật giá tối đa 
+ Thủ tiêu các quyền tự do dân chủ. 
+ Khủng bố những người CM. 
- Cuộc đảo chính (11/1799) lật đổ chế độ Đốc chính, đưa Na-pô-lê-ông lên nắm quyền, xây dựng chế độ độc tài. 
- Sau nhiều năm chiến tranh, đế chế I của Na-pô-lê-ông bị suy yếu, thất bại (1815). Chế độ quân chủ ở Pháp được khôi phục. 
III. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII. 
- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình: 
+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó. 
+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân). 
+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển. 
- Mở ra thời thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.

8 tháng 4 2016

Thời kì chuyên chính Gia cô banh được xem là thời kì đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp, vì:

- Ngày 31-5-1793, quần chúng cách mạng Pari đòi bắt và xét xử những người Gi- rông-đanh phản bội Tổ Quốc.

- ngày 2-6-1793, hàng vạn công nhân, thợ thủ công bao vây trụ sở Quốc hội, nhiều đại biểu Gi-rông-đanh bị bắt.

- Chính quyền chuyển sang tay những người Gia cô banh đứng đầu là Rô-xe-xpie, Cách mạng Pháp chuyển sang giai đoạn cao nhất - giai đoạn chuyên chính dân chủ cách mạng.

- Chính phủ Gia cô banh thực hiện nhiều biện pháp kiên quyết để chống thù trong giặc ngoài, ổn định đời sống nhân dân.

- Đạo luật tháng 6-1793, quy định tịch thu ruộng đất của quý tộc phong kiến chia thành nhiều mảnh nhỏ bán theo phương thức trả dần trong 10 năm.

Do đó, mỗi nông dân đều có quyền sở hữu một mảnh ruộng, các đặc quyền và phụ thu phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn và vĩnh viễn.

- Tháng 6-1793, quy định tịch thu ruộng đất của quý tộc phong kiến chia thành nhiều mảnh nhỏ bán theo phương thức trả dần trong 10 năm.

Do đó, mỗi nông dân đều có quyền sở hữu một mảnh ruộng, các đặc quyền và phụ thu phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn và vĩnh viễn.

- Tháng 6-1793, Hiến pháp mới được thông qua tuyên bố chế độ cộng hòa, ban bố quyền dân chủ rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng cấ bị xóa bỏ.

- Ngày 23-8-1793, QUốc hội thông qua sắc lệnh tổng động viên trong toàn quốc để huy động sức mạnh của nhân dân cả nước chống thù trong giặc ngài do đó đến đầu năm 1794 nước Pháp có 14 đạo quân được trang bị đầy đủ.

- Ban hành luật giá tối đa với lương thực, thưc phẩm để chống nạn đầu cơ tích trữ đồng thời ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân.

- Nhờ đó, phái Gia cô banh đã dập tắt được các cuộc nổi loạn trong nước và giành thắng lợi trên chiến trường, đuổi quân xâm lược khỏi biên giới, cách mạnh Pháp đạt đến đỉnh cao.

14 tháng 8 2017

Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (từ tháng 10-1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương đã mở ra thời kì mới trong phong trào cách mạng ở Đông Dương vì nó chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Từ đây, cách mạng Đông Dương được đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn. Cách mạng Đông Dương thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới

Đáp án cần chọn là: A

1 tháng 8 2023

#Tham khảo

Vì:

- Cách mạng tư sản Pháp đã giải quyết triệt để những nhiệm vụ dân tộc và dân chủ đặt ra cho nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII, cụ thể là:

+ Nhiệm vụ dân tộc: Thống nhất lãnh thổ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất, qua đó để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa; đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.

+ Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.

- Thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp không chỉ đưa đến những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử châu Âu (nói riêng) và nhân loại (nói chung). Ví dụ như:

+ Những tư tưởng tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp đã được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới, làm cho thế kỉ XVIII đi vào lịch sử với tên gọi “thế kỉ Ánh sáng”.

+ Cổ vũ phong trào đấu tranh chống phong kiến ở các nước châu Âu; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng ở các nước,…

11 tháng 4 2017

- Phong trào cách mạng Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra rất sôi nổi, dưới nhiều hình thức, theo các khuynh hướng : phong kiến và dân chủ tư sản tuy nhiên các phong trào đều diễn ra lẻ tẻ, không thống nhất và không giành được thắng lợi. Điều đó chứng tỏ cách mạng Việt Nam đang ở giai đoạn bế tắc về đường lối.

- Phong trào cách mạng Việt Nam chưa tìm ra được một giai cấp có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng, tập hợp mọi tầng lớp, giai cấp đưa cách mạng đến thành công. Điều đó phản ánh cách mạng Việt Nam đang bế tắc về giai cấp lãnh đạo.

19 tháng 4 2016

a. Chứng minh: Sau mỗi giai đoạn đi lên, quyền lợi của nông dân được giả quyết thỏa đáng hơn.

* Thời kì quân chủ lập hiến (14-7-1789, 10-8-1792)

- Quyền lợi: xóa bỏ một số nghĩa vụ phong kiến, tịch thu ruộng đất của giáo hội bán cho nông dân với giá cao.

- Nhật xét: Nông dân còn phải làm nhiều nghĩa vụ phong kiến nặng nề; ruộng đất phần lớn nằm trong tay lãnh chúa chưa bị tịch thu, phần tịch thu của giáo hội đã ít lại bán với giá cao, nông dân không thể mua được; nông dân chưa được quyền bầu cử (chỉ dành cho người đóng thuế cao).

* Thời kì tư sản công thương (10-8-1792, 2-6-1793)

- Quyền lợi: Thực hiện phổ thông đầu phiếu, nông dân được tham gia bầu cử; quyền lợi kinh tế của nông dân không được giải quyết gì thêm.

- Nhận xét: Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến Cách mạng Pháp tiếp tục khủng hoảng.

* Thời kì chuyên chính Gia - cô - banh (2-6-1793, 27-7-1794)

- Quyền lơi: chia đất thành lô nhỏ bán trả góp trong 10 năm; trả lại nông dân những đất công bị lãnh chúa chiếm; xóa bỏ hoàn toàn mọi nghĩa vụ phong kiến đối với nông dân.

- Nhận xét: quyền lợi của nông dân được giải quyết thỏa đáng nhất là vấn đề ruộng đất, nông dân hăng hái tham gia cách mạng. Đây là nguyên nhân quan trọng để nước Pháp thắng thù trong giặc ngoài.

b. Lê nin gọi cách mạng tư sản Pháp là một cuộc "Đại cách mạng", vì:

- Cuộc cách mạng được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, được trang bị bởi hệ tư tưởng triết học tiến bộ, góp phần nâng cao trình độ đấu tranh của nhân dân, nhằm thủ tiêu mọi tàn dư của chế độ phong kiến.

- Sự tham gia đông đảo, tích cực, sáng tạo của quần chúng là động lực quan trọng thúc đẩy cách mạng phát triển, thiết lập nền chuyên chính dân chủ.

- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản:

+ Lật đổ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế.

+ Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết,

+ Mọi trở ngại phong kiến trong công thương nghiệp bị thủ tiêu.

+ Những nhiệm vụ dân chủ tư sản được hoàn thành: xây dựng mô hình nhà nước dân chủ tư sản; ban hành Hiến pháp 1791, đặc biệt là Hiến pháp 1793 - hiến pháp dân chủ nhất thời cận đại, chế độ cộng hòa được xác lập thông qua bầu cử.

+ Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.

- Cuộc cách mạng này đã chứng minh: Giai cấp tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một giai cấp tiến bộ, cách mạng; quần chúng tham gia đông đảo và tích cực là lực lượng cách mạng nòng cốt và triệt để.

- Cuộc cách mạng còn có ý nghĩa: để lại dấu ấn và ảnh hưởng sâu đậm trong lịch sử tiến bộ của thế giới; thức tỉnh những lực lượng dân chủ và tiến bộ đứng lên chống chế độ phong kiến và thực dân.

19 tháng 4 2016

Cách mạng tư sản Pháp là 1 cuộc Cách mạng điển hình, triệt để, dân chủ nhất, tiến bộ nhất:

- Điển hình:

+ Đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến
+ Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền nhiều tiến bộ
+ Tập hợp được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân nhân đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao - nên chuyên chính Gia-cô-banh.
+ Mở ra một thời đại mới- thời đại thắng lợi và cũng cố của CNTB ở các nước tiên tiến bấy giờ.

- Triệt để:

+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
+ Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ.
+ Thị trường dân tộc thông nhất được hình thành.

- Dân chủ:

+ Sự tham gia của quần chúng nhân dân đã làm cho cách mạng Pháp mang tính dân chủ rộng rãi và triệt để cách mạng so với những cuộc cách mạng trước nó. Cách mạng Pháp có một ý nghĩa lịch sử quan trọng không những đối với lịch sử nước Pháp mà cả đối với lịch sử châu Âu lúc bấy giờ. Những tư tưởng dân chủ của CM Pháp ảnh hưởng đến các nước châu Âu và làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị lung lay. 

- Tiến bộ:

+ Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp"

3 tháng 1 2020

- Các phong trào đều mang tính tự phát, chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế.

- Chưa đề ra được đường lối đấu tranh lâu dài, cụ thể.

- Có nhiều thành phần giai cấp lãnh đạo

- Nguyên nhân chính là do chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, thiếu sự lãnh đạo thống nhất của một giai cấp tiên phong, đủ sức tập hợp sức mạnh toàn dân tộc để đưa cách mạng đến thành công. Biểu hiện của nó là phong trào diễn ra lẻ tẻ, không thống nhất và cuối cùng đều thất bại.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Chủ nghĩa tư bản đã trải qua 3 thời kì phát triển: 

- Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa: 

+ Từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa cuat chủ nghĩa thực dân đã trải rộng khắp Châu Á, châu Phi và khu vực mỹ La-tinh. 

+ Các nước trong chủ nghĩa đế quốc triển khai chính sách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các quốc gia hay dân tộc yếu hơn: Anh, Pháp, Mỹ,...
+ Ngoài ra các nước khác như Ý và Đức cũng cạnh tranh giành giật thuộc địa, ráo riết thành lập các khối liên minh quân sự, chuẩn bị chiến tranh đế quốc. 

- Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản:

+ Các thành tựu khoa học-kĩ thuật là tiền đề để các nước tư bản mở rộng các hoạt động kinh tế mà đối tượng là  thuộc địa và các nước kém phát triển để mang lại lợi nhuận to lớn. 

- Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:

+ Đầu thế kỉ XVI- giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh trên mặt kinh doanh không có sự can thiệp của nhà nước. 
+ Những năm 60, 70 của thế kỉ XIX, do phát triển cao nên dẫn tới giai đoạn độc quyền mà biểu hiện rõ nhất là sự hình thành các tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức.

1 tháng 8 2023

#Tham khảo

- Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân tấn công ngục Ba-xti, đánh dấu sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp. Sau này, ngày 14/7 được chọn là ngày Quốc khánh của nước Pháp.

- Một số cuộc cách mạng tư sản em đã được học:

+ Cách mạng Nê-đéc-lan (thế kỉ XVI).

+ Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII).

+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII)

+ Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII).

+ Đấu tranh thống nhất nước Đức (thế kỉ XIX)

+ Duy tân Minh Trị (thế kỉ XIX).

+ Cách mạng Tân Hợi (thế kỉ XX).

- Một số điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản:

+ Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ dựa trên những tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.

+ Các cuộc cách mạng tư sản đều nhằm mục tiêu xóa bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Lãnh đạo cách mạng tư sản là giai cấp tư sản và đồng minh của họ (chủ nô, quý tộc phong kiến tư sản hóa,…)

+ Trong cách mạng tư sản, giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân giữ vai trò là động lực quyết định thắng lợi của cách mạng.

11 tháng 3 2016

* Khái quát phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trước và trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam

+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Nguồn gốc chủ yếu của giai cấp công nhân là từ nông dân bị phá sản. Số lượng công nhân không ngừng tăng lên.

+ Trước chiến tranh có khoảng 10 vạn người (1914) với khoảng 5 vạn công nhân chuyên nghiệp. Trong những năm chiến tranh công nhân Việt Nam không ngừng phát triển thêm về số lượng.

- Quá trình đấu tranh của công nhân:

+ Trước chiến tranh: Cả nước có 61 cuộc đấu tranh công nhân với các hình thức bỏ việc, phá giao kèo, đánh bại bọn cai lí, đưa đơn yêu cầu, tham gia khởi nghĩa, bãi công, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của toàn bộ công nhân viên chức của hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương ở Hà Nội (1905); cuộc bãi công của xưởng sửa chứ tàu Ba Son (1912); công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng – 7-1914).

+ Trong chiến tranh: Các cuộc đấu tranh của công nhân tiếp tục diễn ra, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nữ công nhân nhà máy sàng Kế Bào (2-1916); cuộc khởi nghĩa của công nhân mỏ than Phấn Mễ - Na Lương (1917) do Đội  Cấn lãnh đạo; cuộc khởi nghĩa của 700 công nhân mỏ than Hà Tu (1918).

- Ý nghĩa:

+ Phong trào công nhân Việt Nam trước và trong thời  kì Chiến tranh thế giới thứ nhất là sự tiếp nối của phong trào công nhân từ đầu thế kỉ XX.

+ Tuy còn mang tính tự phát song đây là phong trào đấu tranh của một lực lượng xã hội mới, đang trưởng thành nhanh chóng ở Việt nam.

* Ngay từ khi ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam đã đấu tranh chống lại tư bản Pháp, vỉ:

- Giai cấp công nhân Việt Nam được tiếp thu truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc ta.

- Công nhân Việt Nam phải sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, bị tư bản Pháp áp bức, bóc lột nặng nề, giá lao động rẻ mạt, đời sống khó khăn.

- Thời kì trước và trong chiến tranh phong trào đấu tranh của công nhân còn mang tính tự phát, sau chiến tranh công nhân bắt đầu tiếp nhận chủ nghĩa Mác –Leenin và chuyển dần sang đấu tranh tự giác.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Tiền đề chính trị dẫn đến cách mạng tư sản Anh:

+ Đầu thế kỉ XVII, Anh vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Sác-lơ I. Nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán và là chỗ dựa của tầng lớp quý tộc và Giáo hội Anh.

+ Sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế đã gây nên những bất bình sâu sắc trong nhân dân đồng thời cản trở việc kinh doanh làm giàu của tư sản và quý tộc mới.
- Tiền đề chính trị dẫn đến chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:

+ Đến giữa thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ. Chính phủ Anh thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển kinh tế của Bắc Mỹ. Ví dụ như: đạo luật về ruộng đất năm 1763 ngăn cấm dân di cư về phía tây; các sắc luật về thuế mới năm 1764 đánh vào hàng nhập cảng; luật tem thuế năm 1765 đánh vào các hàng nhập khẩu,...

+ Những chính sách cai trị và đạo luật hà khắc của thực dân Anh đã xâm phạm đến quyền tự do và cản trở sự phát triển kinh tế của Bắc Mỹ, làm cho quan hệ giữa chính quốc với nhân dân thuộc địa ngày càng trở nên căng thẳng.

- Tiền đề chính trị dẫn đến cách mạng tư sản Pháp:

+ Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lui XVI. Vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.

+ Sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế đã kìm hãm sự phát triển của đất nước, gây nên những bất bình sâu sắc trong nhân dân đồng thời cản trở việc kinh doanh làm giàu của giai cấp tư sản.