Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”. Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ôm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.
- Chuyện xảy ra ở làng Đông Xá, vào mùa sưu thuế, anh Dậu đượn trả từ đình về như một cái xác không hồn sau khi bị đáh trói vì không nộp tiền sưu. Chị Dậu thấy vậy, vội vã đưõ lấy chồng và nấu cháo cho anh, nhưng anh chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã xồng xộc xông vào đòi tiền sưu. Lúc đầu, chị Dậu nhẫn nhục xin khất nhưng cai lệ không những không nghe mà còn dọa đánh trói anh Dậu. Không thể nhịn thêm, chị Dậu liều mạng cự lại. Tức điên, tên cai lệ đánh chị và sấn đến đòi trói anh Dậu. Sự tức giận đã lên tới đỉnh điểm, chị Dậu không chỉ cự lại bằng lời lẽ đanh thép mà còn bằng những hành động quyết liệt. Cuối cùng, tên cai lệ thất bại thảm hại.
- Nguyên Hồng là nhà văn viết về phụ nữ và nhi đồng. Đây là những con người xuất hiện nhiều trong thế giới nhân vật của ông. Nguyên Hồng dành cho phụ nữ và nhi đồng tấm lòng chan chứa thương yêu và thái độ trân trọng. Nhà văn diễn tả thấm thía nỗi cơ cực, tủi nhục mà phụ nữ và nhi đồng phải gánh chịu thời trước. Nhà văn thấu hiểu và vô cùng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của phụ nữ và nhi đồng. ( Thể hiện qua những chi tiết về nỗi tủi nhục mà mẹ của Hồng phải gánh chịu và cuộc sống đau thương, mất mát của chú bé Hồng).
Nguyên Hồng là cây bút “giàu chất trữ tình”, ông thường viết về những phụ nữ và trẻ em chịu nhiều đau khổ, bất hạnh (như trong các tác phẩm Những ngày ấu thơ, Bi vỏ, Cửa biển…) Qua chương Trong lòng mẹ, ta cũng có thể thấy điều đó. Ở đây, Nguyên Hồng chẳng những đã thể hiện thái độ cảm thông, tôn trọng đối với mẹ Hồng và bé Hồng, mà còn luôn khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của họ ngay trong những tình huống khắc nghiệt của cuộc sống. Trong lòng mẹ thực sự hấp dẫn, gây xúc động đối với người đọc có lẽ bởi trong từng câu chữ đều thấm đẫm tình cảm chân thành, tâm huyết của nhà văn. Câu 6. Nghệ thuật. Lối tự truyện chân thành, truyền cảm, thấm đượm chất trữ tình. Nghệ thuật miêu tả hành động, ngôn ngữ và tâm lí nhân vật một cách chân thực của Nguyên Hồng.
Qua văn bản thấy đc:
+Cần yêu thương những người xung quanh, ko thờ ơ với những j mik nhìn thấy trước mắt
tình yêu thương là sự cho đi và cho đi tới khi cho đi tiếp nữa.Bởi đó là điều miễn phí mà con người cho nhau.Đó là sự thương cảm thầm kín hay bộc trực trước bạn và cho bạn một thứ cảm xúc co đọng và quý mến.Trong câu chuyện:'' cô bé bán diêm'' nỗi buồn tủi cũng sự cô đơn với hoàn cảnh éo lẽ khắc nghiệt đã dẫn họ đi đến những nới tốt đẹp và hạnh phúc hơn là sự chết nhưng cái chết ấy rất đẹp và an nhàn.Cô bé ra đi trên khuôn mặt tươi sáng với đôi môi mỉm cười trong hạnh phúc hay sự hi sinh của cụ bơ mơn là chìa khóa thay đổi cuộc sống của một ai đó nghiêng đậm trên một kiệt tác hoàn hảo , một vật vô tri vô giác nhưng chứa đựng một tình cảm sống.Quy ý nghia của chiếc lá đó cô như thoát khỏi màn đêm trong những mỡ hỗn độn tối đen và nở ra tia sáng làm con người ta tìm thấy kì diệu của cuộc sống . đó là sự thiêng liêng của cuộc sống và có vô cơ hội đang chờ đón bn.hãy nói với mỗi chúng ta răng con người cần yêu thương và con người xứng đáng với tình yêu thương đó.
- Tức nước vỡ bờ theo nghĩa đen chỉ một hiện tượng tự nhiên khi nước quá nhiều sẽ làm cho bờ ngăn nước bị vỡ. Theo nghĩa bóng, nó chỉ một hành động phản kháng của con người do đã quá sức chịu đựng thông thường.
- Dựa vào nội dung đoạn trích để đánh giá tiêu đề của đoạn trích có hợp lí không? Nêu tình cảnh của chị Dậu trong đoạn trích (chị Dậu đứng trước tình cảnh anh Dậu vừa được cứư chừa tỉnh lại thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào).
+ Lúc đầu chị Dậu có ý định chống lại bọn cai lệ và người nhà lí trưởng chưa? .
+ Khi chị Dậu bị đánh, tức quá không chịu được, chị liều mình cự lại bằng cách gì? (bằng lời nói: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!).
+ Khi cai lệ tát vào mặt chị Dậu và vẫn nhảy vào chỗ anh Dậu định trói thì chị Dậu phản kháng như thế nào? (bằng hành động: nghiến hai hàm răng thách thức, ấn dúi tên cai lệ ra cửa, nắm lấy gậy của người nhà lí trưởng giằng co...).
- Hành động phản kháng của chị Dậu có hợp lí không? (Nó hợp lí với tính cách yêu thương chồng của chị Dậu và hợp với tình cảnh lúc đó: phải bảo vệ mạng sống cho anh Dậu).
Hợp lý:
Vì: .'Tức nước" có nghĩa là nước rất đầy , như muốn trào ra . "Bờ" là nơi giới hạn của các con sông hay kênh đào. Hiện tượng "tức nước vỡ bờ" chỉ xảy ra khi nước quá lớn và sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được nên vỡ nước tuôn trào ra . Nói theo nghĩa bóng là : Mỗi con người đều có mức giới hạn chịu đựng cả, vì vậy việc gì trong mức giới hạn thì người ta sẽ nhịn cho qua . Nhưng 1 ngày nào đó nếu chuyện xảy ra quá mức giới hạn cho phép của sức chịu đựng thì người ta sẽ phản kháng lại vô cùng mãnh liệt như chính sức mạnh dữ dội của nước làm cho vỡ bờ. Đó là điều tất yếu trong cuộc sống này. Đừng bao giờ dồn ép người khác tới bước đường cùng hay làm những chuyện quá sức chịu đựng của 1 con người. Bởi dù sao đó cũng chỉ là 1 con người bình thường, sức chịu đựng chỉ có giới hạn mà thôi, đừng để xảy ra chuyện " tức nước vỡ bờ" thì lúc đó không hay tí nào.
Người bạn ấy luôn sống mãi trong lòng tôi. Và có lẽ đến cả khi ý nghĩ của bạn ấy về tôi tệ cỡ nào thì trong tâm tư tôi đó vẫn là người bạn mà tôi yêu quý nhất, Vân.
Tôi và Vân lớn lên cùng nhau, học cùng nhau từ lớp mẫu giáo, nhưng lúc đó thì chúng tôi không thân nhau lắm (thấy Vân người nhỏ nhỏ, gầy gầy lại hay đi luẩn quẩn khu lớp cho những em bé mới 3 tuổi nên tôi cứ tưởng Vân ít tuổi hơn tôi). Đến lúc lên lớp 1 tôi mới biết tôi và bạn ấy sinh cùng năm, 2004 và bạn ấy vẫn bé nhỏ như trước! Từ đó, tôi và Vân thân nhau trong mọi hoàn cảnh, cả học tập lẫn vui chơi, tôi lớp trưởng và Vân lớp phó, cứ coi như "bộ đôi sấm sét" cũng được. Đi đâu cũng có nhau, làm gì cũng đồng loạt, mình chơi gì bạn chơi đấy và đặc biệt ..... mỗi khi được cô khen thì cũng cả hai luôn! Tình bạn của chúng tôi tưởng chừng như không có gì có thể tách ra được.
Nhưng bắt đầu từ năm lớp 4, lớp 5, tôi có cảm giác Vân bắt đầu xa tôi. Vân hay đi với Hà, Hoa thay vì với tôi. Tan học không còn những cảnh trời mưa cả hai ướt như chuột lột vật vã mới về được đến nhà hay những chưa nắng nóng toát mồ hôi loạng choạng đâm vào đống rơm nữa. Thay vào đó, tôi ít thân với các bạn hơn, chỉ hay trò chuyện với một vài bạn mới trong lớp thôi (lớp tôi dồn lớp mà). Đến cấp hai, tôi càng thê thảm hơn. Vân lại làm quen thêm nhiều bạn mới, còn tôi thì cũng chỉ biết mấy bạn. Vân bỏ mặc tôi hẳn, làm tôi buồn lắm! Trò chuyện không, vui chơi cũng không. Đến lớp 7, một biến cố đau lòng xảy ra với tôi. Một số bạn nam trong lớp moi quá khứ không mấy tốt đẹp của tôi ra để kể với những người khác. Nghe họ kể trước mặt mình mà tôi muốn ứa nước mắt, có gì hay ho với họ sao ?! Tôi càng đau hơn khi trong đám đó còn có cả Vân. Cô ấy kể rồi cười ha hả ra vẻ khoái chí lắm, đâu để ý đến cảm xúc của tôi. Và sau đó cuộc sống với tôi thành ra không lối thoát. Vân khinh bỉ tôi, cho rằng những khuyết điểm của tôi quá xấu, không đáng để người khác thương. Bạn ấy không còn là Vân của ngày xưa, Vân mà tôi quen biết. Tôi cũng không rõ có phải do bị lôi kéo hay không, Vân bắt đầu tập tọe chơi facebook. Với một đứa bị coi là cổ hủ, lạc hậu, thiếu hiểu biết về mạng xã hội như tôi thì thế là hơi sớm. Nhưng nếu chỉ có vậy thì tôi nói làm gì. Mấy bạn đi học thêm cùng tôi cũng bộc bạch là Vân ăn chơi, đua đòi, chạy theo thời đại. Vân còn chụp ảnh dìm hàng tôi, vui mỗi khi tôi bị đánh, bị các bạn vứt bỏ. Cậu ấy cho rằng tôi làm xấu mặt của lớp, không đáng ở lớp này. Tôi càng ngày càng lạnh lùng, mất cảm xúc với những thứ xảy ra quanh mình, không khác một đứa tự kỉ. Có những đêm tôi gặp ác mộng, trong đó tôi thấy Vân đứng cười khi tôi đang cận kề cái chết, khi tôi bị sỉ vả. Tôi bật khóc nức nở, tôi lo một ngày chuyện đó xảy ra. Vì càng mong đợi, tôi càng nhận lại nhiều sự thất vọng.
Câu chuyện của tôi là thế đấy. Có thể mông lung, hoặc có thể bạn sẽ nghĩ tôi đi kể tội bạn tôi. Nhưng đó là cảm xúc bộc phát tuôn trào khi đọc đề văn này. Và thông qua câu chuyện này, tôi cũng gửi đến Vân một lời nhắn: Nếu một ngày bạn thay đổi suy nghĩ về mình, hay bị ai bỏ rơi, hãy chia sẻ, tâm sự với mình, ít ra thì mình có thể cho bạn một lời khuyên chân thành vì mình hiểu thấu cảm giác ấy như thế nào, hoặc ở bên bạn trong suốt thời kì khó khăn đó. Và mình luôn mong đợi một ngày nào đó, bạn hãy quay lại, chúng mình sẽ làm lành và tiếp tục viết lên những trang đẹp đẽ thời áo trắng và cả mai sau. Mình muốn nhấm mạnh lần nữa: bạn luôn sống mãi trong trái tim mình.
1. Bố cục
Bố cục: 2 phần
Phần 1: Từ đầu đến “Người ta hỏi đến chứ”
=>Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng
Phần 2: Còn lại
=>Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ
*Hoàn cảnh của bé Hồng:
-Gần đến ngày gỗ đầu của thầy
-Mẹ ở Thanh Hóa chưa về
-Ở với họ hàng
->Hoàn cảnh đáng thương mồ côi bố, sống xa mẹ
* Thái độ của người cô
Gọi tôi đến bên cười hỏi:
-Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa với ****** không?
Giọng ngọt:
-Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu
Vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
-…Bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ
Đổi giọng nghiêm nghị…chập chừng nói tiếp
Thánh tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ
=>Giả dối, mỉa mai, cay độc
*Thái độ của bé Hồng khi nghe câu chuyện của bà cô về mẹ
Toan trả lời…cúi đầu không đáp
Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa ở cằm và ở cổ
Cười dài trong tiếng khóc
Cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng
=>Tâm trạng đau đớn tủi cực
Cảm nhận của bé Hồng về câu chuyện của bà cô
-Nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô
Những rắp tâm tanh bẩn
Những cổ tục
=>Hiểu rõ bản chất của người cô, đó là con người có tính cách hẹp hòi, tâm địa cay độc tàn nhẫn.=> Là nhân vật thể hiện những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn đối với người phụ nữ trong xã hội cũ
Cảm nhận của em về câu văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi
Câu văn dài kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc: So sánh “ những cổ tục… là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ”, điệp từ “Mà” cùng các động từ mạnh:vồ, cắn, nhai, nghiến cùng nằm trong cùng một trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức căm giận của nhân vật về những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn của xã hội cũ đối với người phụ nữ là người mẹ mà chú bé Hồng hết mực yêu thương
b. Tình cảm của bé Hồng với mẹ
Khi nghe những lời cay độc từ bà cô:
-Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến
->Tình yêu thương và sự kiên định trong suy nghĩ về mẹ
-Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách dấu giếm
>Sự trưởng thành trong suy nghĩ
-Giá những cổ tục…..vồ lấy, mà cắn, mà nhai, mà nghiến ->Tình yêu thương và lòng căm phẫn =>mong muốn hành động được đấu tranh bảo vệ cho mẹ
* Khi gặp mẹ:
Tôi chợt thấy thoáng một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối
-Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...
=>Tiếng gọi tha thiết khát khao tình mẹ
“ cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”
=>Đây là một giả thiết mà cậu bé tự đặt ra – giả định là một hình ảnh so sánh độc đáo => hi vọng tột cùng- thất vọng- tuyệt vọng tột cùng
Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân…..òa khóc nức nở
=> Tình yêu thương, nỗi xúc động bàng hoàng, niềm sung sướng và cả sự tủi thân nghẹn ngào vỡ òa trong tiếng khóc nức nở
Trong lòng mẹ:
-Được nhìn thấy mẹ: Gương mặt mẹ…tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn, màu hồng của hai gò má
Được ngồi trong lòng mẹ: đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, cảm giác ấm áp… mơn man khắp da thịt….hơi thở thơm tho
Cảm nhận về tình mẹ: Người mẹ có một êm dịu vô cùng
=> Cảm nhận niềm hạnh phúc, thiêng liêng của tình mẫu tử
Bằng lời văn chân thực giàu cảm xúc, đoạn trích cho ta thấy bé Hồng là chú bé số phận cay đắng đau khổ nhưng có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình. Đoạn trích là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
III.Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
2. Nội dung:
Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng
Không biết làm!
Nguyên Hồng là nhà văn viết về phụ nữ và trẻ em. Đây là những con người xuất hiện nhiều trong thế giới nhân vật của ông. Nguyên Hồng dành cho phụ nữ và trẻ em tấm lòng chan chứa thương yêu và thái độ trân trọng. Nhà văn diễn tả thấm thía nỗi cơ cực, tủi nhục mà phụ nữ và trẻ em phải gánh chịu thời trước. Nhà văn thấu hiểu và vô cùng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của phụ nữ và trẻ em. Điều đó được thể hiện rõ qua những chi tiết về cuộc sống tủi nhục của mẹ chú bé Hồng và cuộc sống đau thương, mất mát của Hồng trong văn bản.