Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Trong trồng trọt, phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh,…) thường được sử dụng để bón lót vì chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ phân hủy chậm thích hợp cho việc cung cấp chất dinh dưỡng với hàm lượng vừa phải cho cây trồng trong thời kì đầu. Ngoài ra, phân hữu cơ có thể làm cho đất tơi xốp, tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
- Các loại phân vô cơ (đạm, kali) được dùng để bón thúc vì các loại phân này chứa các dưỡng chất dễ hấp thu, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu dinh dưỡng cao để thúc đẩy cây sinh trưởng và phát triển mạnh.
Tham khảo:
Cần phải thường xuyên làm cỏ, xới đất và vun gốc, tưới nước và bón phân xung quanh gốc cây là để đất thoáng khí. Trong hô hấp của rễ có sinh ra CO2. CO2 này có sự trao đối với các ion khoáng bám trên bề mặt keo đất. Khi có nồng độ CO2 cao thì sự trao đổi này diễn ra mạnh hơn.
Mặt khác, nồng độ O2 trong đất cao giúp cho hệ rễ hô hấp mạnh hơn nên tạo ra áp suất thẩm thấu cao để nhận nước và các chất dinh dưỡng từ đất.
Đáp án B
* Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa liều lượng phân bón và mức độ sinh trưởng của cây:
* Các ý (1), (2), (3), (5) đúng vì:
- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
- Để cây trồng có năng suất cao cần phải bón phân hợp lí: đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng; đúng nhu cầu của giống, loài cây trồng; phù hợp với thời kì sinh trưởng và phát triển của cây (bón lót, bón thúc) cũng như điều kiện đất đai và thời tiết mùa vụ.
- Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ không chỉ độc hại đối với cây mà còn gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường:
+ Dư lượng phân bón sẽ làm làm tăng nồng độ chất tan trong đất dẫn tới làm tăng áp suất thẩm thấu của đất cho nên gây cản trở sự hút nước của cây dẫn tới cây thiếu nước và bị héo.
+ Dư lượng phân sẽ làm thay đổi độ pH của môi trường đất làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đất và hệ thống keo đất nên gián tiếp làm ảnh hưởng đến cây.
+ Dư lượng phân bón sẽ bị nước mưa cuốn xuống các thủy vực gây ô nhiễm môi trường nước.
Phân bón là nguồn dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng. Tuy nhiên cần phải bón phân hợp lí tùy thuộc vào đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng vì:
- Trong đất cũng đã chứa đựng một phần các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Khi bón lượng phân quá lớn, cây dùng không hết sẽ trở thành lượng dư thừa trong đất. Chúng làm thay đổi tính chất của đất theo hướng bất lợi, giết chết các vi sinh vật có lợi, thấm vào nguồn nước ngầm hoặc bị rửa trôi xuống các ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước.
- Mỗi loại phân bón cần được sử dụng cho đúng loại cây trồng với hàm lượng, thời gian và thời điểm phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Lượng phân bón tồn dư trong cơ thể thực vật sẽ dễ dẫn đến tác dụng không mong muốn và có thẻ gây ngộ độc cho sinh vật sử dụng.
- Mỗi giống cây trồng cũng cần lượng phân bón khác nhau, thời điểm bón phân phải phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, phù hợp với điều kiện thời tiết,… để cây có thể hấp thụ tốt nhất và sử dụng hiệu quả
- Bón phân hợp lí giúp giảm chi phí sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm, đảm bảo hiệu quả kinh tế, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Cần phàì bón phân với liều lượng hợp lí (tối ưu) tùy thuộc vào loại phân bón, giống và loài cây trồng là để cho cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, hiệu quả của phân bón cao nhưng giảm chi phí đầu vào và không gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
Cần phải bón phân với liều lượng hợp lí (tối ưu) tùy thuộc vào loại phân bón, giống và loài cây trồng là để cho cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, hiệu quả của phân bón cao nhưng giảm chi phí đầu vào và không gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
Tham khảo:
Vì bộ rễ của cây lúa ngắn, mọc chùm gần sát đất nên bón sát mặt đất để cây dễ hấp thụ dinh dưỡng và thời gian sinh sống của cây lúa ngắn, theo thời vụ. Còn cây ăn quả đào hố sâu để bón giúp rễ đâm sâu xuống mặt đất, tăng độ bám chắc cho cây.