Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gương mặt của họ ít khi cười
Lúc nào, gương mặt của họ cũng có vẻ rất nghiêm túc. Họ không bao giờ cười, thậm chí không bao giờ thể hiện cảm xúc, mà chỉ lầm lầm lì lì, lạnh tanh như chẳng cần ai. Bạn biết tại sao không? Họ đang xét đoán và tìm hiểu người đối diện họ đấy. Thật ra, họ là một người rất thâm thúy. Mỗi khi có chuyện xảy ra thì họ sẽ là người xuất hiện đầu tiên. Thoạt đầu, khi mới tiếp xúc, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, nhưng ở gần khoảng một thời gian, bạn sẽ hiểu lòng tốt của họ thôi!
Không bao giờ họ trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác
Trờ thành gánh nặng của một ai đó là điều mà họ không bao giờ nghĩ tới. Lúc nào, họ cũng chủ động làm mọi thứ một mình, kể cả khi không có sự giúp đỡ. Nếu làm việc theo nhóm, họ cũng chủ động làm mà chẳng cần ai nhắc nhở. Đôi lúc, họ tạo cho bạn cảm giác thiếu sự gắn kết, nhưng có những người này trong đội thì công việc tính ra cũng sẽ trôi chảy hơn, vì ai cũng tự giác cả rồi.
Không bao giờ hứa hẹn
Cuộc sống này có rất nhiều người hứa thật nhiều, thất hứa thì cũng thật nhiều, nhưng với họ thì tuyệt đối không. Thà là không hứa gì cả, nhưng âm thầm làm, còn hơn những người nói nhiều mà chẳng làm được bao nhiêu.
Không bao giờ làm hài lòng người khác
Những người “đáng ghét” này chẳng bao giờ tỏ ra làm hài lòng những yêu cầu của bạn. Vì họ tự biết bản thân mình chẳng đủ thời gian để làm việc đó. Nếu tính ra thì họ cũng tốt, vì có sao họ làm vậy, còn hơn những người luôn khiến bạn hài lòng ra mặt, nhưng bên trong họ nghĩ những điều xấu xa, và chỉ chờ cơ hội để hãm hại bạn.
Chỉ có một vài người bạn
Thay vì giao du với nhiều người thì họ chỉ tập trung vào một số mối quan hệ chất lượng. Ai làm gì thì họ mặc kệ, họ chỉ biết đến những người quan trọng trong cuộc đời mình. Trông thì có vẻ chẳng có gì là thân thiện, nhưng nếu bạn là người nằm trong danh sách những người quan trọng đó thì hẳn bạn sẽ luôn vui vẻ và hạnh phúc.
Thà nói thật gây tổn thương, còn hơn nói dối để người khác chẳng thể khá lên được
Vì họ biết cái nào là tốt, cái nào là xấu nên khi có vấn đề xảy ra, mà lỗi lầm thuộc về bạn. Họ sẽ trực tiếp nói thẳng, hoặc quát mắng bạn. Có thể bạn sẽ rất tự ái, nhưng bạn biết không, người nào còn nói đến mình có nghĩa là người ta còn chú ý đến bạn , còn những người lúc nào cũng im lặng, và dù bạn sai cũng chẳng bao giờ nói gì, thì đó chính là người chẳng hề quan tâm đến bạn, tệ hơn chính là chẳng muốn bạn khá hơn.
----
Đọc xong bài này, bỗng nhiên, chị lại nhớ câu của ông bà ngày xưa, "đừng nhìn mặt mà bắt hình dong". Câu này quá chuần xác. Mới nhìn sơ bề ngoài thì không thể xác định họ là người như thế nào? Đến khi tiếp xúc nhiều thì chúng ta mới biết rõ. Bởi vậy, mai mốt, chị em thấy ai nghiêm nghị với mình, thì chớ có vội ghét người ta mà cứ từ từ suy xét một chút đã nhé.
Vì tính nết của họ và họ ko ý thức đc bản thân của mk, họ ích kỷ và sống vs 1 đạo đức giả tạo ( vs người xấu xa)
Trong những câu dân gian nói về lao động, em thích nhất câu ca dao:
"Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".
Câu ca dao như một lời nhắn nhủ chứa chan tình nghĩa "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" mà ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo vẫn hàng nhắc nhở chúng ta.
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta được gọi là hạt ngọc, hạt vàng. Bát cơm dẻo thơm ta ăn hằng ngày, các loại bánh như bánh cốm, bánh chưng, bánh giầy, bánh phở... những món ăn ngon đều được chế biến từ hạt gạo. Cốm Vòng dẻo thơm bọc trong lá sen xanh, ai đã được một lần thưởng thức cái thức dâng của Trời, cái ngọt ngon của đồng quê nội cỏ nước Nam.
Ai đã làm ra hạt gạo để mọi người được bưng những bát cơm đầy dẻo thơm, được no ấm? Chính là người dân cày Việt Nam đã một nắng hai sương, quanh năm vất vả cày bừa, cấy hái, làm cỏ, tát nước, bón phân, bắt sâu mới làm nên những mùa vàng. Trời mưa gió, lúc bão táp mưa sa, lúc nắng hạn, đồng khô nứt nẻ, làm ra bát cơm ngon lành, dẻo thơm, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi vật lộn với lo âu vất vả, nếm trải "đắng cay muôn phần".
Câu ca dao đã ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó và tinh thần sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Họ là động lực, là nguồn sống của xã hội. Nhờ họ mà mọi người, mọi nhà được no ấm. Nhờ họ, mà đất nước ta có nhiều triệu tấn gạo xuất khẩu. Nhờ họ mà quê hương ta ngày một giàu có, thịnh vượng.
Câu ca dao còn ca ngợi và khẳng định giá trị của bông lúa, hạt gạo. Nó nhắc nhở mọi người khắc sâu trong trái tim mình lòng biết ơn người dân cày Việt Nam.
Từ câu ca dao, em nghĩ về đất nước, tự hào về nền văn minh sông Hồng, nền văn minh trồng lúa nước. Em nghĩ về nền nông nghiệp nước ta đang trên đà phát triển, hiện đại hóa. Điện và máy móc (máy cày, máy bừa, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nước,...) đã đến với đồng quê. Mỗi năm đất nước ta sẽ sản xuất được 50 triệu, 100 triệu tấn lúa... là mơ ước của cả dân tộc.
Học câu ca dao: "Ai ơi bưng bát cơm đầy - Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần", bài học "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" càng trở nên sâu sắc, thấm thía.
Chúc bạn học tốt!1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm .
Chuồn chuồn bay thấp hay bay cao phụ thuộc vào áp suất của khí quyển. Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí.
Do cánh của chuồn chuồn quá mỏng lại có các nan đặc biệt hút được độ ẩm của không khí. Vậy nên khi trời sắp mưa thì độ ẩm trong không khí tăng cao, không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất.
Khi trời nắng, độ ẩm không khí giảm, cánh của chuồn chuồn khô đi và nhẹ hơn nên sẽ bay được cao hơn.
Vậy nên ông cha ta từ ngày xưa có thể nhìn chuồn chuồn bay mà đoán biết thời tiết trong ngày như thế nào.
2. Nhai kỹ no lâu , cày sâu tốt lúa .
- Đây là câu tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất, cụ thể hơn là sản xuất nông nghiệp, mà trong canh tác nông nghiệp thì cây lúa là cây lương thực số một của người Việt nam ta. Muốn lúa sinh trưởng và phát triển tốt, một trong những điều quan trọng là cần chuẩn bị đất thật kĩ, điều này thể hiện qua vế câu: cày sâu tốt lúa.
- Trong tục ngữ, nhân dân ta hay sử dụng cách nói cân đối, hài hoà, nhiều khi chỉ một vế hay một câu có dụng ý rõ ràng, còn vế (hay câu kia) có tác dụng đưa đẩy. Câu tục ngữ này nằm trong loại đó. Tuy nhiên, vế thứ nhất của câu tục ngữ trên vẫn có ý nghĩa nhất định khi đứng độc lập.
- Câu nhai kĩ no lâu xuất phát từ việc người Việt Nam ta ăn ngũ cốc, mà chủ yếu là ăn ở dạng thô, nấu chín là ăn chứ không phải ăn dạng bột, nên khi ăn, muốn no lâu cần nhai thật kĩ, nghĩa là xay nhuyễn thức ăn trước khi đưa nó đến dạ dày. Và bởi vì dạ dày có sức chứa hạn chế nên nếu nhai trệu trạo, nuốt vội vàng thì rất dễ đầy dạ dày, tạo cảm giác chóng no, nhưng thực ra thì lượng dinh dưỡng lại ít, gây ra sự thiếu hụt nhanh dưỡng chất để nuôi cơ thể. Thêm nữa, nhai kĩ, thức ăn sẽ được dịch vị tiết ra thấm vào, quá trình lên men, hấp thụ diễn ra rất tốt, nên sẽ "no lâu" hơn thôi, kể cả lượng thức ăn như nhau thì người ăn chậm, ăn lâu, nhai kĩ sẽ no lâu hơn người ăn nhanh.
3. Người đẹp vì lụa , lúa tốt vì phân .
Để hiểu hơn về câu tục ngữ này, chúng ta phải biết được giá trị của một miếng lụa. Trong thời xưa, lụa được cho là một món hàng xa xỉ. chỉ dành riêng cho người giàu có mà thôi. Thời nhà Đường, màu sắc của mảnh vải lụa phản ánh địa vị và cấp bậc của người đó trong xã hội. Nghĩa đen khi dịch ra của câu tục ngữ đó là, vẻ đẹp của một con người được quyết định bởi trang phục mà họ mặc trên người. Trong khi đó, hàm ý của câu tục ngữ này lại sâu xa hơn. Có nhiều câu nói trong văn hóa phương Tây nói về việc đánh giá con người qua vẻ bề ngòai; “Never judge a book by its cover” (Đừng đánh giá quyển sách qua chiếc bìa) muốn nhắc nhở người nghe đừng đánh giá chỉ thông qua vẻ ngòai, trong khi “Fake it ‘til you make it” (Cứ giả vờ đi cho đến khi bạn biến nó thành sự thật)lại khuyên nhủ bạn rèn luyện sự tự tin của mình trong khi bạn trau dồi chuyên môn. Câu tục ngữ này là biến thể của cụm từ “dress to impress” (mặc đẹp để gây ấn tượng) trong phương Tây. “Lúa tốt vì phân” nhấn mạnh câu phía trước, và cùng nhau ám chỉ việc cái đẹp ở bất kỳ đâu (con người hay thiên nhiên) cũng đều đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc.
Bố cục của bài văn gồm 3 phần:
+ Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.
+ Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).
+ Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
tại con chó tên Hiện thực bn ak
tại vì đời phải trải qua những chuyện đó mới nên người
^_^...