K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2023

Tham khảo!

Các loài sinh vật ngoại lai như: ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, tôm hùm đất,… có thể gây mất cân bằng tự nhiên và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp vì:

- Các loài sinh vật ngoại lai sinh sản nhanh, thích nghi nhanh với những thay đổi của môi trường dẫn đến tình trạng cạnh tranh nguồn thức ăn và môi trường sống với sinh vật bản địa.

- Nhiều loài sinh vật ngoại lai sử dụng các cây nông nghiệp hoặc các loài sinh vật bản địa làm thức ăn dẫn tới thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, suy giảm nguồn gene.

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Trong nhóm nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống của nhiều loài sinh vật vì: Con người có tư duy, có lao động để phục vụ cho mục đích của mình. Thông qua những hoạt động này, con người đã tác động và làm biến đổi rộng rãi, mạnh mẽ môi trường tự nhiên, dẫn đến tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển của nhiều loài sinh vật.

22 tháng 7 2023

Em xem tham khảo!

- Một số mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài: Cỏ là thức ăn của các loài động vật như thỏ, chuột và châu chấu. Thỏ là thức ăn của cáo, đại bàng; chuột là thức ăn của cáo, cú và đại bàng; châu chấu là thức ăn cho ếch và chim,…

- Loài sinh vật có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài trong quần xã là loài cỏ. Vì nếu số lượng cá thể của loài cỏ suy giảm, số lượng các loài sử dụng cỏ làm thức ăn như thỏ, chuột và châu chấu cũng sẽ giảm, dẫn tới ảnh hưởng đến số lượng của các sinh vật các ở mắt xích phía trên => Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn bị phá vỡ.

22 tháng 7 2023

1) Nguyên nhân : 

Người dân xả rác bừa bãi ở các nơi công cộng 

Nước thải chưa được qua xử lí được thải trực tiếp xuống ao - hồ

Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức ( gỗ , khoáng sản ,..)

khí thải được thải ra từ khác nhà máy công nghiệp , giao thông vận tại

Khói bụi từ các phương tiện giao thông 

...

2 Biện pháp 

Trông nhiều cây xanh 

Bỏ rác đung nơi quy định 

Giảm lượng xe lưu thông trong thành phố , khuyến khích người dân nên đi bộ hoặc xe đạp

Kiểm soát lượng khí được thải ra không khí 

Xử lí nước sinh hoạt và sản xuất trước khi thải ra môi trường 

Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường không khí - môi trường nước để duy trì cân bằng tự nhiên 

22 tháng 7 2023

SV sản xuất: Cỏ bò, cỏ mần trầu, lá cây vông, đậu xanh, đậu đỏ,...

SV tiêu thụ: Thỏ, gà, cá diêu hông, heo, ếch, châu chấu, nhái bén, hươu cao cổ,...

SV phân giải: giun, vi sinh vật phân giải,...

13 tháng 8 2023

Tham khảo :

Câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” thể hiện kinh nghiệm trồng lúa nước nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Trong đó nước là yếu tố quan trọng nhất được đặt lên hàng đầu, tiếp theo là phân bón. Điều đó cho thấy phân bón có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Gợi ý báo cáo thu hoạch:

- Tên môi trường: Môi trường nước.

- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước: Do nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn từ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất vào môi trường nước;…

- Đề xuất một số biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nước: thực hiện các biện pháp xử lí nước thải phù hợp; vứt rác đúng nơi quy định; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường, …

10 tháng 9 2023

Tham khảo!

Một số hoạt động của người dân có thể làm mất cân bằng tự nhiên:

- Chặt phá rừng.

- Săn bắt, tiêu diệt quá mức các loài động vật hoang dã.

- Du nhập vào hệ sinh thái các loài sinh vật lạ.

- Gây ô nhiễm môi trường sống: xả rác bừa bãi, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lí,…

 

10 tháng 9 2023

Một số hoạt động của người dân có thể làm mất cân bằng tự nhiên:

- Du nhập vào hệ sinh thái các loài sinh vật lạ.

- Gây ô nhiễm môi trường sống: xả rác bừa bãi, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lí,…

- Săn bắt, tiêu diệt quá mức các loài động vật hoang dã.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của cây lúa như: nước, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, cỏ dại, các loài động vật, con người,…

Sinh vật lấy ví dụ: con bò

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sinh vật đó: không khí, nhiệt độ, nguồn thức ăn, …

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục có thể gây ra các hậu quả như:

- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bị bệnh: Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như mù lòa, tổn thương tim mạch, tổn thương cơ quan sinh dục dẫn đến vô sinh, tăng nguy cơ ung thư, thậm chí gây tử vong,…

- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí của người bị bệnh và hạnh phúc gia đình: Người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục thường có tâm lí e ngại thăm khám điều trị, ám ảnh tâm lí ngay cả khi đã được chữa khỏi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình.

- Ảnh hưởng đến thai nhi: Phụ nữ mang thai bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ bị sảy thai, sinh non và truyền bệnh cho trẻ sơ sinh khi mang thai, sinh nở hoặc cho con bú.

- Điều trị các bệnh về đường sinh dục gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế.