K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2022

(Vì săn bắn trái phép  chiếm hết chỗ) ở còn biện  pháp nói ngược lại cái ở ngoặc

7 tháng 3 2016

Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh nằm trên địa bàn 2 huyện Nam Giang và Phước Sơn, giáp biên giới nước Lào với diện tích vùng lõi trên 93.000ha và hơn 108.000ha vùng đệm. Nơi đây ngoài hệ thực vật phong phú còn có nhiều loài động vật đa dạng, quý hiếm với danh mục gồm 53 loài thú, hàng trăm loài chim, bò sát, loài lưỡng cư... Vì vậy, vấn đề nâng cao ý thức của người dân địa phương trong việc bảo vệ các loài động vật hoang dã cũng như công tác bảo vệ rừng nói chung là nhiệm vụ cấp bách.

Để tuyên truyền về bảo vệ động vật hoang dã, nhân viên của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thường xuyên lồng ghép vào các buổi sinh hoạt cộng đồng làng. Đối với nhiều người dân tại xã Ta Bhing (Nam Giang), điều kiện sống, tập quán canh tác của người dân luôn gắn liền với rừng, vì vậy việc tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ sự đa dạng sinh học của khu bảo tồn. Cách truyền tải thông tin đơn giản, dễ hiểu; tuyên truyền trực quan bằng các pa nô, tranh ảnh giúp người dân dễ phân biệt và hiểu rõ hơn về hành vi xâm hại rừng, nhất là việc săn bắn các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao. Anh Bling Thạch (thôn Pà Xua, xã Ta Bhing) cho hay: “Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thường xuyên gửi công văn và cắt cử cán bộ kiểm lâm xuống tận thôn, bản để tuyên truyền nâng cao nhận thức về Luật Quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ các động vật hoang dã quý hiếm trong rừng cũng như công tác phòng cháy chữa cháy. Nhờ đó bà con trong bản được nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ rừng tự nhiên, bảo vệ động vật hoang dã sống trong rừng”.

 
 

Ngoài việc tổ chức các buổi tuyên truyền định kỳ đến các thôn, xã nằm sát khu bảo tồn, cán bộ, nhân viên của Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh còn thường xuyên phân công lực lượng tham gia cùng người dân tuần tra, kiểm soát những diện tích rừng tự nhiên mà bà con nhận giao khoán bảo vệ. Trong đó, ngoài việc phát hiện, tháo dỡ bẫy động vật rừng, lực lượng kiểm lâm còn lồng ghép trang bị thêm cho người dân kỹ năng phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi săn bắt, vận chuyển động vật hoang dã. Ông Lê Đức Tuấn - Phó Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh nói: “Bên cạnh công tác phối hợp với các lực lượng chức năng tuần tra bảo vệ rừng, đơn vị chúng tôi đã tăng cường công tác tuyên truyền lưu động với khẩu hiệu “Hãy nói không với động vật hoang dã” ở tất cả thôn, bản trong lâm phận đơn vị quản lý. Những lần họp thôn, họp xã đơn vị thường lồng ghép đưa nội dung bảo vệ động vật hoang dã nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân. Từ đó, người dân cùng phối hợp chặt chẽ với khu bảo tồn bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã”.

7 tháng 3 2016

câu này có trên mạn mà bạn Đinh Tuấn Việt

1. Em có nhận xét gì về sự đa dạng của động vật có xương sống? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đối với tự nhiên và đối với đời sống con người? Em hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển đông vật có xương sống?2. trình bày vai trò của vật nuôi đối với đời sống con người? Cần làm gì để nâng cao lợi ích của vật nuôi mang lại và giảm tác hại của chúng?3. Em có...
Đọc tiếp

1. Em có nhận xét gì về sự đa dạng của động vật có xương sống? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đối với tự nhiên và đối với đời sống con người? Em hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển đông vật có xương sống?

2. trình bày vai trò của vật nuôi đối với đời sống con người? Cần làm gì để nâng cao lợi ích của vật nuôi mang lại và giảm tác hại của chúng?

3. Em có nhận xét gì về sự đa dạng của động vật? Điều đó có lợi hay có hại đối với đời sống con người? Nêu nguyên nhân của sự suy giảm đa dạng động vật và đề ra biện pháp bảo vệ sự đa dạng đó?

4. Đa dạng sinh học là gì? Em hãy cho biết tình hình đa dạng sinh học ở địa phương? Nêu nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học và biện pháp bảo vệ sự đa dạng đó?

Giúp mình với nha!ngaingung

8
8 tháng 5 2016

k giúp nha mọi người okok

8 tháng 5 2016

2. bảo vệ con người, tài sản

+ Cung cấp thực phẩm

+Làm cảnh

+ Đem lại nguồn lợi về kinh tế

+ Cung cấp nguyên liệu cho một số nghành công nghiệp

Trang nguyễn chỉ làm được một câu thôi còn lại để tớ suy nghĩ đã nha

Vì môi trường sống của chúng bị suy giảm => ảnh hưởng đến chúng -> trên đà suy giảm. Cần bảo vệ môi trường-> bảo vệ chúng

7 tháng 5 2016

bạn có chắc không? Theo tớ thấy thì đó ko phải rồi

9 tháng 5 2016

1. Động vật không xương sống ngay tên gọi đã phản ánh đặc trưng của những loài thuộc nhóm này là không có xương sống. Nhóm này chiếm 97% trong tổng số các loài động vật – tất cả động vật trừ các loài động vật trong phân ngành động vật có xương sống, thuộc ngành động vật có dây sống (cá, lưỡng cư, bò sát, chim, và thú).

Các động vật không xương sống hợp thành một nhóm cận ngành. Phát sinh từ một tổ tiên nhân chuẩn đa bào chung, tất cả các ngành trong nhóm này là các động vật không xương sống cùng với 2 trong số 3 phân ngành trong ngành động vật có dây sống là Tunicata vàCephalochordata. Hai phân ngành này cùng với tất cả các loài động vật không dây sống đã biết khác có chung một nhóm Hox gene, trong khi các loài động vật có xương sống có nhiều hơn một cụm Hox gene nguyên thủy.

2. Động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người. Vì vậy mỗi đất nước, mỗi dân tộc và mọi người dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã, tạo môi trường sống cho các loài động vật này được bảo tồn và phát triển.
Nhưng ở nước ta thực trạng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng là nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, đã và đang bị săn bắt, buôn bán, xuất khẩu trái phép, thậm chí giết mổ làm món ăn đặc sản tại các nhà hàng, khách sạn, phục vụ thói quen tiêu xài lãng phí của một số người. Do dễ dàng tiêu thụ với thu nhập cao đã tạo ra việc làm rất nguy hại và kích thích một số người săn bắt, buôn bán trái phép loại hàng này bất chấp các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ và phát triển động vật hoang dã, quý hiếm.
Do việc săn bắt chim, thú rừng tuỳ tiện cùng với nạn đốt phá rừng đã phá hoại nghiêm trọng môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã, làm cho một số loài trở nên hung dữ, gây ra những thảm hoạ đối với con người như: nạn voi dữ, lợn rừng phá hoại sản xuất; nạn chuột, châu chấu phá hoại mùa màng ở nhiều nơi vv... Trước tình hình nghiêm trọng nói trên, dư luận của quần chúng nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng, các nhà khoa học... đã nhiều lần lên tiếng, đòi hỏi phải có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và phát triển động vật hoang dã.
Để bảo vệ tài nguyên đất nước, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái, từng bước lập lại trật tự kỷ cương trong việc bảo vệ và phát triển động vật hoang dã, đặc biệt là những loài động vật quý hiếm, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các ngành, các cấp tập trung giải quyết những biện pháp cấp bách sau đây:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành, các cấp chỉ đạo chặt chẽ việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc săn bắt trái phép động vật hoang dã, quý hiếm, các loại chim cảnh bắt từ tự nhiên, đặc biệt là các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng; Kiểm tra, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu, tàng trữ bất hợp pháp động vật hoang dã, quý hiếm ở các chợ nội địa, chợ đường biên, các trục giao thông, bến cảng, sân bay và các tụ điểm khác.
Tổng cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng hữu quan để kiểm tra, giám sát ngăn chặn việc xuất khẩu bất hợp pháp động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã, quý hiếm.
Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật, từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Đối với số động vật hoang dã, quý hiếm thu giữ được qua kiểm tra phải thả trở lại môi trường sống của chúng. Trước khi thả phải kiểm tra kỹ về tình trạng sức khoẻ, dịch bệnh và đặc điểm sinh thái, bảo đảm con vật sống và phát triển .
Trường hợp cần phải nuôi dưỡng để nhân giống trong các cơ sở của Nhà nước hoặc tại các công viên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường, các cơ quan khoa học, Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng thí điểm một số trung tâm cứu hộ để nuôi dưỡng, theo dõi động vật hoang dã trước khi thả trở lại rừng.
3. Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương chỉ đạo các ngành, các cấp kiểm tra, thu giữ các loại súng quân dụng, súng hơi và các phương tiện dùng để săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã. Nghiêm cấm chế tạo và sử dụng các loại phương tiện này trái với những quy định hiện hành.
4. Nghiêm cấm các nhà hàng, khách sạn kinh doanh những món ăn đặc sản, các cửa hiệu trưng bày quảng cáo, bán các sản phẩm thuộc động vật hoang dã, quý hiếm săn bắt từ tự nhiên, trừ các trường hợp quy định tại điểm 5 của Chỉ thị này.
5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm rà soát, xem xét để cấp đăng ký lại cho những trường hợp đã được cấp giấy phép kinh doanh các mặt hàng đặc sản thuộc động vật hoang dã, quý hiếm. Việc cấp lại giấy phép kinh doanh phải bảo đảm các quy định sau:
Phải đăng ký các loại mặt hàng kinh doanh và đề biển quảng cáo rõ các món ăn đặc sản từ động vật để tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát.
Các cửa hàng phải tự tổ chức gây nuôi lấy những loài động vật hoang dã, quý hiếm để phục vụ kinh doanh các mặt hàng đặc sản và phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 và các quy định hiện hành.
Phải chỉ rõ nơi gây nuôi và nguồn động vật trên để cung cấp cho nhà hàng kinh doanh đặc sản.
Phải cam kết không thu mua những động vật hoang dã, quý hiếm của người săn bắt từ tự nhiên để làm hàng kinh doanh.
6. Khuyến khích tổ chức, cá nhân gây nuôi phát triển các loài động vật hoang dã bao gồm cả động vật quý hiếm để kinh doanh, xuất khẩu và phải thực hiện theo quy định của Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 và các quy định hiện hành, đúng Công ước quốc tế CITES.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Thuỷ sản và các ngành có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 1996 về việc điều chỉnh bổ sung danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ động vật quý hiếm đã nêu trong Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992. Đồng thời phải xây dựng cơ chế quản lý, trong việc gây nuôi phát triển, kinh doanh động vật hoang dã, quý hiếm nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi.
7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản tăng cường quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên đã có, đẩy mạnh công tác điều tra, nghiên cứu xác định về loài và đặc điểm sinh thái của mỗi loài động vật hoang dã đặc biệt là động vật quý, hiếm để lập danh mục động vật quý, hiếm riêng của Việt Nam và bổ sung vào Công ước quốc tế (CITES).
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp và các ngành có liên quan rà soát lại các văn bản pháp quy hiện hành của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Chính phủ điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu mới và tình hình thực tế, khẩn trương xây dựng quy chế, điều lệ về quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi động vật hoang dã, quý hiếm.
9. Các cơ quan thông tin đại chúng phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ và sử dụng hợp lý các loài động vật hoang dã, quý hiếm cho toàn dân biết để thực hiện. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu và đưa vào chương trình giáo dục phổ cập về ý thức trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm.
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

 

9 tháng 5 2016

Các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã:

- Bảo vệ môi trường sống của chúng

- Cấm săn bắn, buôn bán động vật hoang dã

- Tuyên truyền ý thức mọi người cùng bảo vệ động vật hoang dã

Ví dụ để nêu lên tầm quan trọng của động vật không xương sống đối với con người.

- Làm thực phẩm: tôm, cua, mực, vẹm.

- Có giá trị xuất khẩu: tôm, mực.

- Có giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh: ong, mật ong.

- Tuy nhiên, cũng có một sô' động vật không xương sống gây hại cho cây trồng (ốc sên, nhện đỏ, sâu hại...) và một số gây hại cho người và động vật (sán dây, giun đũa, chấy,...).



 

21 tháng 2 2016

Nhìn chung, sự mất mát và sự suy giảm đa dạng sinh vật ở Việt Nam có thể phân biệt bởi 4 nhóm nguyên nhân cơ bản sau: 

- Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư. Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư có thể do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng (kể cả rừng ngập mặn), đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh. 

- Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển. 

- Ô nhiễm môi trường. Một số HST ĐNN bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn. 

- Ô nhiễm sinh học. Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa. 

a. Nguyên nhân trực tiếp 

Khai thác, sử dụng không bền vững tài nguyên sinh vật: 

- Khai thác gỗ: Trong giai đoạn từ 1986-1991, các lâm trường quốc doanh đã khai thác trung bình 3,5 triệu mét khối gỗ mỗi năm. Thêm vào đó, khoảng 1-2 triệu m3 gỗ được khai thác ngoài kế hoạch. Số gỗ này nếu qui ra diện tích thì mỗi năm bị mất đi khoảng 80.000 ha rừng. Ngoài ra,, nạn chặt gỗ trái phép thường xảy ra ở khắp nơi, kể cả ở các trong các khu rừng bảo vệ. Hậu quả là rừng có chất lượng bị cạn kiệt nhanh chóng. 

- Khai thác củi: Theo thống kê, trong phạm vi toàn quốc, hàng năm một lượng củi khoảng 21 triệu tấn được khai thác từ rừng phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong gia đình. Lượng củi này nhiều gấp 6 lần lượng gỗ xuất khẩu hàng năm (Phạm Bình Quyền và nnk, 1999). 

Như vậy, có thể thấy sự khai thác gỗ, củi mà không có kế hoạch trồng mới bù đắp cả về số lượng diện tích cũng như chất lượng rừng với tính chất rừng nhiệt đới nhiều tầng thì diện tích rừng bị suy giảm không chỉ về diện tích mà còn bị suy thoái về chất lượng. Đây là nguyên nhân cơ bản tác động tới ĐDSH, đặc biệt với quần xã động vật có xương sống hoang dã ở các sinh cảnh rừng

- Khai thác động vật hoang dại: đồng thời với nạn phá rừng, nạn săn bắn cũng gây nên tình trạng suy giảm ĐDSH. Theo điều tra, năm 1995 toàn quốc có tới 39.671 khẩu súng các loại hiện đang sử dụng để săn bắn chim thú, bình quân mỗi thôn bản có 12 khẩu (Đỗ Tước, 1997). Với số lượng người đi săn với những thứ vũ khí kể trên chưa kể đến các loại bẫy thường dùng như: bẫy treo, bẫy kẹp, bẫy thòng lọng, bẫy sập, bẫy lồng, lưới...nên số lượng cá thể động vật rừng bị săn bắt khá cao. Chỉ kể 18 loài động vật thuộc diện quí hiếm đã ghi trong sách đỏ Việt Nam, từ năm 1991-1995, đã có tới 8.964 cá thể bị săn bắt, bình quân hàng năm có tới 1.743 cá thể động vật quí hiếm bị săn bắt (Đỗ Tước, 1997). 

8 tháng 4 2016

chịu

16 tháng 3 2016

2. vai trò của dơi: + giúp phát tán cây trồng, thụ phấn cho hoa

                          + ăn sâu bọ có hại cho cây trồng

3. một số động vật có xương sống trên đà suy giảm do săn bắt quá nhiều 

hihi

16 tháng 3 2016

ai giúp vớibucminh

29 tháng 1 2016

chtt

16 tháng 2 2016

giống bọn tui bai này đang học nè tập 2

 

2.

- Động vật có xương sống cung cấp nguồn dược liệu: sừng, nhung của hươu nai, xương của hổ, gấu, mật gấu,.....

- Là nguyên liệu để làm những đồ mĩ nghệ có giá trị cao: da, lông của hổ báo, ngà voi, sừng tê giác,.....

- Làm vật liệu thí nghiệm: chuột nhắt, chuột lang, khỉ,...

- Là nguồn thực phẩm quan trọng: trâu, bò, lợn,....

- Một số loài có vai trò cho sức kéo quan trọng trong sản xuất: trâu, bò, ngựa,...

- Nhiều loài tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp: chồn, cầy, mèo rừng,...

3. 

- Xây dựng khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật.

- Bảo vệ môi trường sống cho các loài động vật trên.

- Khai thác và bảo vệ động vật có giá trị kinh tế cao, có nguy cơ tuyệt chủng.

- Tuyền truyền, giáo dục mọi người bảo vệ động vật có xương sống.

- Ngăn chặn mọi hành vi săn bắt động vật có xương sống một cách trái pháp luật cũng như ngăn chặn việc buôn bán trái phép động vật hoang dã.

- Chăm sóc, bảo vệ cho chúng nếu có thể.

- Không tàng trữ trái phép động vật có xương sống.

8 tháng 4 2021

Bổ sung câu 1:

ĐV có XS sống đa dạng ở các môi trường khác nhau như nước (cá), trên cạn (bò sát, thú), trên không (chim)

9 tháng 5 2016

tra loi giong trang nguyen bay huy sama á bạn

9 tháng 5 2016

câu 1 ko có sushi ơi