Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm :
Bài văn "Thánh Gióng" nếu tác giả để cho tráng sĩ Gióng ở lại mà bay về trời vì nếu như vậy thì ý nghĩa của truyện sẽ khác.Vì ý nghĩa của truyện là: nhân dân ta biết làm đồ sắt( Thánh Gióng cởi áo giáp sắt rồi mới bay về trời) và nếu Thánh Gióng ở lại thì sẽ được vua ban thưởng thì có nghĩa là Thánh Gióng chỉ muốn lấy thưởng vua ban ( giúp dân rồi chỉ có mục đích là lấy lộc vua ban).Nên như vậy thì vua sẽ không lập đền thờ và những dấu tích của Thánh Gióng sẽ không được lưu lại và truyện sẽ có ý nghĩa thay đổi.Nên muốn truyện hay và có ý nghĩa về 'người dũng sĩ' đánh quân xâm lược và không cần trả ơn thì tác giả phải để Thánh Gióng bay về trời.Truyện sẽ có ý nghĩa hay hơn.
Kết truyện như trên là rất có dụng ý, bởi lẽ nó chứng tỏ Gióng coi hoàn thành nhiệm vụ tự nguyện là quan trọng nhất. Gióng không bợn chút công danh. Gióng là con của thần, của trời thì nhất định Gióng phải về Trời, trả lại cho người những quần áo sắt, nón sắt…Hình ảnh chàng trai chiến thắng người làng phù Đổng từ đỉnh núi Sóc:
“Cúi đầu từ biệt mẹ,
Bay khuất giữa mây hồng”
Đẹp như một giấc mơ.
a) Tác giả dân gian để cho tráng sĩ làng Gióng bay về trời sau khi chiến thắng :
+ Là một hình thức thần thánh hóa nhân vật, tô đậm vẻ đẹp kì vĩ của nhân vật...
+ Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về người anh hùng cứu nước (ra đời phi thường, ra đi cũng phi thường: nhẹ nhàng, thanh thản, ung dung bay về miền bất tử, để lại sau lưng dấu tích chiến công, không màng danh lợi...)
b) - Tiếng đàn thần :
+ Thể hiện khát vọng công lí, chính nghĩa.
+ Thể hiện tiếng nói hoà bình, lòng nhân ái, tình yêu.
+ Sức mạnh của tài năng, của cái thiện, của nghệ thuật.
- Niêu cơm thần
+ Thể hiện tiếng nói hoà bình, lòng nhân đạo.
+ Sức mạnh của tài năng, của cái thiện.
+ Khát vọng ấm no, hạnh phúc.
Viết một đoạn văn nói về ý nghĩa của chi tiết '' Tiếng đàn và niêu cơm thần '' trong truyên Thạch Sach
thank you
Vì muốn Gióng sẽ sống mãi trong lòng nhân dân (ở dưới trần gian với mẹ có thể sẽ chết )
ý nghĩa :
tiếng đàn thần : tượng trưng cho tiếng đàn công lí
giúp Thạch Sanh giải oan
Thạch Sanh cưới công chúa
niêu cơm thần : tượng trưng cho sự hòa bình
Thể hiện lòng cao thượng , khoan dung của dân tộc ta
TỪ CÁC Ý TRÊN BẠN LẬP RA 1 ĐOẠN VĂN NHA!
https://toploigiai.vn/soan-van-lop-6-thanh-giong
1.
TL: Đề cao về tinh thần chống giặc không màng danh lợi
2. (mình viết ý thôi nhé ^_^)
https://toploigiai.vn/soan-van-lop-6-thach-sanh
Ý nghĩa chi tiết thần kì:
- Tiếng đàn: Giải oan, vạch trần Lí Thông, khiến quân lính không muốn đánh nhau nữa
--> tượng trưng cho công lí, sức mạnh chính nghĩa.
- Niêu cơm: Lòng khoan dung, nhân đạo, yêu hòa bình.
Vì Gióng là một vi thần xuống để giúp trời trị bọn giặc xâm lược.Thể hiện lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc.
Hình tượng bay bổng diệu kì nhằm kì vĩ hóa, tô đậm chất lãng mạn để bất tử hóa về vẻ đẹp của người anh hùng sinh ra phi thường, ra đi đánh giặc phi thường, bay về trời hóa thành bất tử, sống mãi trong lòng mọi người. Con người vĩ đại không nhận công danh, ơn vua lộc nước, không màng danh lợi, tất cả để lại cho đất nước, cho nhân dân.
CHÚC BẠN HỌC TỐT .
Tham khảo
Dẹp xong giặc Ân, Thánh Gióng lên đỉnh núi Sóc (Sóc Sơn), cởi bỏ giáp sắt, quay nhìn lại làng Phù Đổng rồi cả người và ngựa từ từ bay về trời.
Về đến thiên đình, chàng vội vã vào yết kiến Ngọc Hoàng để tấu trình mọi việc. Trong sân rồng, Ngọc Hoàng và các vị chư tiên đợi chừng đã lâu. Ai cũng sốt ruột lo lắng cho muôn dân trăm họ.
- Ái khanh bình thân. Mau kể cho trẫm và các chư tiên nghe những việc mà khanh đã làm dưới trần trong thời gian qua.
Thế rồi Thánh Gióng bắt đầu kể.
- Từ khi thần được bệ hạ tin tưởng giao cho trọng trách xuống trần giúp nhân dân dẹp giặc, thần đã đi rất nhiều nơi, đến nhiều vùng, gặp không ít bao nhiêu người. Nhưng mãi, thần chưa chọn được gia đình nào thích hợp để đầu thai. Rồi một hôm, thần đến làng Phù Đổng, gặp một đôi vợ chồng ông lão ăn ở hiền lành, chăm chỉ có tiếng là phúc đức. Nhà họ tuy nghèo nhưng hễ gặp ai khó khăn hoạn nạn đều hết lòng giúp đỡ, chẳng kể công bao giờ. Trong làng ngoài xóm, ai cũng yêu mến, kính trọng. Chỉ hiềm nỗi, hai vợ chồng đã già nhưng chưa có một mụn con nào. Hai người buồn lắm. Thấy hợp ý, thần quyết định chọn đôi vợ chồng này để đầu thai làm con. Biết là sớm mai bà lão ra đồng, thần liền biến thành một vết chân to, khác thường. Quả nhiên, bà lào thấy tò mò nên đã đưa chân vào ướm thử xem hơn kém bao nhiêu. Sau buổi ấy, bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé trắng trẻo, bụ bẫm. Cậu bé đó chính là thần. Bố mẹ thần rất sung sướng. Bà con hàng xóm cũng sang chia vui. Nhưng niềm vui không được bao lâu lại chuyển sang buồn. Đã lên ba mà thần không nói, không cười, không đi, đặt đâu nằm đấy. Cha mẹ ai cũng lo buồn nhưng không hề ghét bỏ mà vẫn thương yêu thần như trước.
Bấy giờ, đúng như Ngọc Hoàng dự tính, giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước Việt. Chúng vô cùng hung ác, đi đến đâu là giết hại dân lành, phá hủy nhà cửa đến đấy. Thế giặc mạnh như chẻ tre, quân triều đình khó lòng chống cự nổi. Thấy vậy, nhà vua lo lắng, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi giúp nước. Nghe tiếng rao, thần liền cất tiếng gọi mẹ:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây giúp con!
Mẹ vô cùng ngạc nhiên vì thần tự dưng biết nói. Đoán có sự lạ, mẹ thần vội ra mời sứ giả vào.
Sứ giả vao, thần liền bảo:
- Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt và một chiếc nón sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả kinh ngạc, vừa mừng vừa lo vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật thần đã dặn.Từ ngày sứ giả về, thần lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã chật căng đứt chỉ. Bố mẹ thần dù làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi thần. Thấy vậy, bà con hàng xóm liền quây vào giúp dỡ. Người cho gạo, ngươi cho cà, người cho vải. Ai cũng mong thần lớn mau để giết giặc cứu nước.
Giặc Ân đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Thần bèn vùng dậy, vươn vai biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Thần mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên ngựa sắt tiến thẳng ra trận địa. Ngựa sắt phun lửa đỏ rực, thần ngồi trên dùng roi sắt tiêu diệt từng lớp, từng lớp quân thù. Giặc chết như rạ. Đang giữa trận chiến, bỗng roi sắt gãy. Thần bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Chúng kinh hồn bạt vía, giẫm đạp lên nhau để tháo chạy. Giặc tan. Thần đuổi đến chân núi Sóc thì không còn thấy bóng dáng một tên giặc nào. Duyên phận với trần gian đã hết, nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao đã hoàn thành. Thần bèn cởi bỏ áo giáp sắt, phi ngựa trở về trời bẩm báo Ngọc Hoàng.
Nghe đến đây, Ngọc Hoàng ưng ý lắm. Ngài vuốt râu cười và nói:- Trẫm rất hài lòng trước chiến tích của khanh. Thật quả không phụ lòng mong đợi của ta và các chư tiên. Trầm chuẩn tâu lời thỉnh nguyện của muôn dân, phong ái khanh làm Phù Đổng Thiên Vương, đời đời được nhân dân thờ cúng, cho phép nhân dân cứ đến tháng tư được mở hội mừng công.
Còn bây giờ, trẫm và các ái khanh hãy thưởng thức ngọc tửu, đào tiên đê mừng chiến công của Thánh Gióng!
a) Tác giả dân gian để cho tráng sĩ làng Gióng bay về trời sau khi chiến thắng :
+ Là một hình thức thần thánh hóa nhân vật, tô đậm vẻ đẹp kì vĩ của nhân vật...
+ Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về người anh hùng cứu nước (ra đời phi thường, ra đi cũng phi thường: nhẹ nhàng, thanh thản, ung dung bay về miền bất tử, để lại sau lưng dấu tích chiến công, không màng danh lợi...)
b) - Tiếng đàn thần :
+ Thể hiện khát vọng công lí, chính nghĩa.
+ Thể hiện tiếng nói hoà bình, lòng nhân ái, tình yêu.
+ Sức mạnh của tài năng, của cái thiện, của nghệ thuật.
- Niêu cơm thần
+ Thể hiện tiếng nói hoà bình, lòng nhân đạo.
+ Sức mạnh của tài năng, của cái thiện.
+ Khát vọng ấm no, hạnh phúc.
Tác giả dân gian để cho tráng sĩ làng Gióng bay về trời sau khi chiến thắng :
+ Là một hình thức thần thánh hóa nhân vật, tô đậm vẻ đẹp kì vĩ của nhân vật...
+ Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về người anh hùng cứu nước (ra đời phi thường, ra đi cũng phi thường: nhẹ nhàng, thanh thản, ung dung bay về miền bất tử, để lại sau lưng dấu tích chiến công, không màng danh lợi...)