Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:
- Lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung)
- Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc) chứ không vì mục đích chân chính của việc học.
a. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là nghị luận.
b. Tác giả phê phán lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường.
Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan.
in đậm là Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
Câu hỏi 1. Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?
Tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học bằng một câu châm ngôn dễ hiểu : “Ngọc không mài, không thành đồ vật ; người không học, không biết rõ đạo”. Học để “biết rõ đạo”, nghĩa là học để làm người. Qua việc học, con người được tu dưỡng về đạo đức, có tri thức vừa giúp tự hoàn thiện mình, vừa góp phần phụng sự đất nước.
Câu hỏi 2, Tác giả đà phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào ? Tác hại của lối học ấy là gì ?
Tác giả phê phán lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung), cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc). Tác hại của lối học ấy là : chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà tan”.
Câu hỏi 3. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì ?
Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách sau :
- Mở rộng việc học : học ở mọi nơi (trong tất cả các phủ, huyện, trường tư), học ở mọi đối tượng (“con cháu các nhà văn võ, thuộc lại”...).
- Việc học phải được bắt đầu từ những kiến thức cơ bản để làm nền tảng.
Câu hỏi 4. Bài tấu có đoạn bàn về “phép học”, đó là những “phép học” nào ? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy ? Từ thực tế của việc học của bản thân, em thấy phương pháp học nào là tốt nhất ? Vì sao?
Những phép học mà bài tấu nêu ra là :
- Học phải theo tuần tự từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Phép học này có tác dụng nắm được kiến thức một cách chắc chắn trên nền tảng, cơ sở có trước.
- Học rộng nhưng phải biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yêu (“học rộng rồi tóm lược cho gọn”).
- Học phải kết hợp với hành (“theo điều học mà làm”). Từ những phép học này em liên hệ với thực tế việc học của mình.
3. Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ.
Câu 1: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập 2
Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?
- Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học qua câu: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo" và "Đạo là lẽ đối cử hàng ngày giữa mọi người"
- Như vậy, với Nguyễn Thiếp, mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày.
Tham khảo nha em:
Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:
Lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung)
Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc) chứ không vì mục đích chân chính của việc học.
Tác hại của lối học ấy là : chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà tan”.
tk hơi dài nha bn chọ lọc hộ mình
Trong văn bản "Bàn luận về phép học", tác giả La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đưa ra những biểu hiện học tập lệch lạc sai trái như: học chay, học vẹt, học vì danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Học chay chính là việc học những lý thuyết một cách bài bản nhưng không biết cách áp dụng vào thực tế, học làu làu lý thuyết nhưng chẳng hiểu được nó sẽ áp dụng trong đời sống như thế nào. Học vẹt chính là việc học máy móc thuộc lòng tất cả nhưng ta chẳng hiểu gì về những vấn đề đã học đó mà chỉ học như một con vẹt nhại lại mà thôi. Học vì danh lợi tức là học để có được danh lợi chứ không phải học để có được kiến thức. Theo em, đây đều là biểu hiện của những lối học nông cạn, làm sai lệch đi những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của việc học cũng như làm suy thoái đi những kỷ cương của triều đình, của quốc gia, của hệ thống giáo dục, làm nảy sinh ra những tiêu cực, gian lận trong xã hội. Hay như trong văn bản, tác giả đề cập đến hậu quả là "chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất, nhà tan". Vì nhân tài là xương cốt của quốc gia nên nếu như quốc gia chỉ còn toàn những kẻ dốt nát, nịnh hót thì đất nước chắc chắn sẽ đi đến sự bai vong một sớm một chiều. Tóm lại, tác giả đã chỉ ra những biểu hiện của việc học lệch lạc, sai trái và hậu quả của những biểu hiện đó đối với quốc gia, dân tộc.
b, Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc , sai trai nào ?
=> Học hình thức hòng cầu danh lợi không còn biết đến tam cương, ngũ thường.
Tác hại của lối học đó là gì
=> Mất nước, nhà tan.
C, Bài tấu đề cập đến những " phép học" nào?
=> Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến thứ tư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng, tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.
Em hiểu bản chất của những "phép học" đó là gì ?
=> + Người học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ sở, nền tảng.
+ Học rộng nhưng phải biết thâu tóm cái cốt lõi nhất.
+ Học phải đi đôi với hành thì mới nhớ lâu, mới biết áp dụng.
trên Vietjack có câu trả lời đó bạn , bạn có thể lên đó tham khảo mà
Lối học lệch lạc là một vấn đề đáng lo ngại trong giáo dục hiện nay. Nó xảy ra khi học sinh không được hỗ trợ : đầy đủ để phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong cuộc sống. Thay vì đưa ra các phương pháp học tập đa dạng và phù hợp với từng học sinh, hệ thống giáo dục thường áp đặt một cách học đơn điệu và không phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.
Lối học lệch lạc có tác hại rất lớn đến sự phát triển của học sinh. Nó có thể dẫn đến sự thiếu tự tin, sự chán nản và thậm chí là bỏ học. Học sinh cũng có thể không đạt được tiềm năng của mình và không thể đóng góp cho xã hội một cách tốt nhất.
Do đó, để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phù hợp với nhu cầu của từng học sinh. Giáo viên cần phải tìm hiểu sâu hơn về học sinh của mình và đưa ra các phương pháp học tập phù hợp. Học sinh cũng cần được khuyến khích để tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và tự học để phát triển các kỹ năng mềm và kiến thức bổ ích.
Vì vậy, lối học lệch lạc là một vấn đề cần được giải quyết trong giáo dục hiện nay. Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phù hợp với nhu cầu của từng học sinh để giúp họ phát triển tốt nhất và đóng góp cho xã hội một cách tích cực.
Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau
#Hk_tốt
#Ken'z
Tác giả phê phán những lối học:
+ Học lối học hình thức hòng cầu danh lợi → lối học vì mục đích tầm thường, thực dụng tiến thân- làm quan- cầu danh lợi.
+ Không biết tới tam cương ngũ thường → lối học hình thức, làm mất đi ý nghĩa chân chính của việc học.
+ Tác giả thẳng thắn, trung thực trong lời tâu thực trạng của việc học hình thức, học cầu lợi.
→ Những người theo sự học giả dối nếu làm quan sẽ trở thành "nịnh thần", trở thành kẻ tham quan, làm cho nước mất nhà tan.