Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nhân hóa: Sáng sớm tinh mơ, những chú chim sẻ, cô sáo sậu, bác tu hú........ hót vang chào ngày mới
- So sánh: ông mặt trời đỏ rực như quả cầu lửa
Mình nghĩ nếu 1 bài văn thì ít nhất cx phải có 2-3 câu so sánh nhân hóa, 1 câu thì hơi khó.............. mình chỉ có thể giúp bn là nên tả về 1 buổi sáng đẹp trời nhé. Chúc bn học tốt
a, Nói về bầu trời chuẩn bị mưa
b Không có phép so sánh và nhân hóa
c, Vì không có nên không có tác dụng
( mình không biết là có đúng hay không?)
Tham Khảo:
Ý 1:
+ So sánh: biển như người khổng lồ; biển như trẻ con.
+ Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền.
Ý 2:
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.
+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con.
=> Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển.
Em tham khảo nhé:
Ý 1: Xác định các phép so sánh nhân hoá:+ So sánh: biển như người khổng lồ; biển như trẻ con+ Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền. Ý 2: Nêu tác dụng: + Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con. Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển.sáng đó e thức zậy rất sớm để ngắm cảnh mặt trời mọc-một cảnh tượng tuyệt đẹp trên quê hương.từ sân nhà nhìn về hướng đông,em thấy bầu trời zần chuyển sang màu hồng nhạt.ÔNG MẶT TRỜI vẫn zấu mik sau nh~ đám mây dày nhưng nh~ tia sáng hình rẻ quạt báo hịu ông đã thức zấc.CHỊ gió thổi nhè nhẹ.một lát sau ông mặt trời nhỏ NHƯ một quả bóng lửa khổng lồ đg từ từ nhô lên bầu trời cao .nhuộm chân trời 1 màu hồng rực,quét sạchbóng tối của màn đêm.sương đêm NHƯ những viên kim cương sáng lấp lánh đg nằm im trên những tán lá cây,lấp lánh giữa những ánh mặt trời.tạo thành một khung cảnh 1 buổi sáng mai tuyệt vời.
b, Tác dụng của so sánh, nhân hóa:
- Thể hiện mối quan hệ giữa con người được thể hiện gắn bó hết sức thân thiết, như là chị em, như là con người trong một gia đình, như là con cái với người mẹ.
- Cha ông, tổ tiên của người da đỏ tồn tại trong thiên nhiên, trong những dòng nước, trong âm thanh của côn trùng và nước chảy.
- thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và biểu đạt được một ý trọn vẹn
- so sánh là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
có 2 cách so sánh
-so sánh ngang bằng
- so sánh không ngang bằng
-nhân hóa là gọi hoặc tả con vật , đồ vật , cây cối ... bằng nhưng vốn từ dùng để gọi hoặc tả con người , làm cho thế giới loài vật, đồ vật , cây cối trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
- có 3 cách nhân hóa
- dùng những vốn từ chỉ hoạt động tính chất của con người để chỉ hoạt động tính chất của vật
- dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
- trò chuyện , xưng hô với vật như với người
Em tham khảo :
Ai ai trong cuộc đời chắc hẳn cũng có cho mình một ước mơ để hướng đến. Đối với em thì đó chính là nghề bác sĩ. Nghề ấy là nghề mà con người luôn cố hết sức mình để cứu người. Họ dùng cả kiến thức, kĩ năng và trái tim để chữa trị cho con người. Có những lúc tưởng tượng họ như những vị thần cứu chữa những vết thương cho người dân vậy. Ngay từ khi còn bé, em đã nuôi nấng ước mơ trở thành một bác sĩ để cứu người. Vậy nên em sẽ cố gắng trau dồi tri thức, rèn luyện đức tính trung thực để sau này trở thành một bác sĩ có ích cho nước nhà.
- Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài thơ Vượt thác là:
“Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kip.”
“ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.”
“Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thị cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ."
"Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước."
- Hình ảnh so sánh mà em thích nhất là:
Dường như hình ảnh dượng Hương Thư để lại cho mỗi người và cả tôi một ấn tượng sâu sắc. Đó là một cơ thể “như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào” gợi cho ta liên tưởng đến một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Không những ca ngợi vẻ đẹp kì diệu, cường tráng mà còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong cuộc đấu tranh đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy chính là sự tự hào, là biểu hiện rực rỡ cho tư thế ngẩng cao đầu của con người.
1.So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành
2. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.
Hk tốt
1. So sánh
– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc
– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.
Ví dụ:
+ Trẻ em như búp trên cành
+ Người ta là hoa đất
+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
2. Nhân hóa
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…
– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn
– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…
Ví dụ:
+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”
+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời