Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài: giới thiệu lăng Bác
Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc, Bác đã hi sinh cả đời mình để mang lại độc lập, tự docho dân tộc Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam luôn biết ơn sự hi sinh cao cả của Bác. Chính vì thế mà khi Bác mất, nhà nước đã xây lăng cho Bác gọi là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, Lăng Ba Đình.
II. Thân bài: thuyết minh về lăng Bác
1. Nguồn gốc của lăng:
- Lăng Bác được khỏi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973
- Lăng Bác được xây dựng tại quang trường Ba Đình, nơi Bác đã đưa ra các quyết định và tuyên ngôn.
- Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975
2. Kết cấu của lăng:
- Lăng có chiều cao 21,6m
- Lăng được cấu tạo 3 lớp:
+ Lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp
+ Lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài
+ Lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp
- Quanh bống mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương
3. Miêu tả khái quát lăng Bác:
- Trên đỉnh lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" , dòng chữ này được làm từ đá ngọc màu đỏ thẫm được lấy từ tỉnh Cao Bằng
- Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng.
- 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân và bộ đội miền Trung gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện
- Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại.
- Quanh lăng có 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79 năm trong cuộc đời của Hồ Chủ tịch.
- Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam.
- Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, 1 giờ đổi gác một lần.
4. Thời gian mở cửa:
- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật.
- Hàng năm Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ vào 2 tháng: tháng 10 và tháng 11.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về lăng Bác
- Lăng Bác như tấm lòng của người dân Việt nam dành cho Bác
- Ai vào lăng cũng có một cảm giác bồi hồi khó tả
học tốt
#baohan#
Hồi mình còn bé, nhà ở dọc kênh Bắc thành phố nên chiều nào hai bà cháu cũng thơ thẩn dắt nhau đi dạo dạo bờ kênh hóng gió. Hồi ấy, vị trí “đắc địa” của nhà mình là cả một niềm ao ước đối với bọn bạn cùng lớp. Nhà mặt đường thì bụi bặm, ồn ào; nhà trong ngõ nhỏ thì đường sá chật chội, từ sau chập chiều là ai về nhà nấy khoá cửa kín bưng, buồn hiu. Duy có mình ở dọc bờ đê vừa được nhìn đường phố tấp nập, đông vui nhưng vừa có con kênh là “tấm lá chắn” khỏi những xô bồ thái quá…
Tôi nhớ mùa hè năm tôi vào lớp Một, lần đầu tiên được ra thăm Thủ đô Hà Nội. Đến với nhiều điểm tham quan nhưng ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi là Quảng trường Ba Đình và lăng Bác. Lúc đó, tôi đứng ngẩn ngơ giữa công trình trang nghiêm, vĩ đại thủ thỉ với mẹ: “Giá ở quê mình cũng có quảng trường để chúng ta được thấy Bác hàng ngày như thế này mẹ nhỉ!”. Thế rồi chẳng bao lâu sau, mơ ước của tôi thành hiện thực…
Nhắc đến những địa danh nổi tiếng của người Hà Nội không thể không nhắc đến chùa Một Cột, ngôi chùa có lịch sử lâu đời và có lối kiến trúc vô cùng độc đáo.
Chùa một cột được xây dựng vào mùa đông tháng mười Âm lịch năm 1049, theo truyền thuyết thì chùa đươc xây dựng theo giấc mơ của vua Lí Thái Tông và gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Thời đó, đạo Phật với tư tưởng từ bi hỉ xả hết sức nhân văn đang được trọng dụng. Một đêm, nhà vua nằm mơ thấy được Phật Bà Quan Âm dắt lên tòa sen. Nhà vua bèn vời nhà sư Thiền Tuệ vào triều để hỏi về giấc mộng của mình. Theo gợi ý của nhà sư, vua Lí Thái Tông đã cho xây dựng ngôi chùa này. Ban đầu chùa có tên là Diên Hựu với ý nghĩa lâu dài mãi mãi, sau này chùa mới được đổi theo nhiều tên gọi khác nhau và cái tên Một Cột được giữ lại đến ngày nay là dựa vào đặc điểm hình dáng vô cùng độc đáo, đặc sắc của ngôi chùa.
Chùa Một Cột có lối kiến trúc vô cùng độc đáo, được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền. Chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay để thờ. Bao quanh chùa là một hồ nước nhỏ có tên là Linh Chiểu. Chùa bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong dựng trên cột cao 4m, có đường kính là 1,2m và một cột đá hai khúc chồng lên nhau thành một khối. Chùa có một hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ rất quy mô. Đài Liên Hoa có mái ngói nhà bốn góc uốn cong, trên có hình lưỡng long triều nguyệt. Hình ảnh ngôi chùa nhô lên khỏi mặt nước, khiến cho ta nghĩ đến hình tượng bông hoa sen vươn thẳng lên khỏi ao hình vuông, xung quanh bao bọc bằng hàng lan can làm men với những viên gạch sành tráng men xanh. Trong chiếc hồ nhỏ bao quanh chùa có trồng rất nhiều hoa sen. Vào những dịp xuân về những bông sen đua nhau nở hoa, tỏa hương thơm ngát, làm tăng thêm vẻ đẹp trang nghiêm cho chùa. Kiến trúc đơn giản mà tinh tế ấy đã tạo cho chùa Một Cột nét đẹp giản dị, tao nhã; nó thể hiện cái hồn cốt thanh cao của văn hóa Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Chùa Một Cột nằm trong khu di tích gồm cả Bảo tàng Hồ Chí Minh, khu Lăng của Bác và trở thành điểm nhấn cho quần thể di tích này. Vào những dịp lễ tết mọi người lại đến chùa thắp hương khấn Phật mong điều an lành cho gia đình và bản thân. Chùa Một Cột từ lâu đã trở thành điểm thăm quan của du khách trong và ngoài nước và là một trong những điểm đến quan trọng của khách nước ngoài khi có dịp đến Hà Nội
Chùa Một Cột đã trở thành biểu tượng truyền thống của văn hóa Hà Nội. Với ý nghĩa đó, địa danh này đã được chọn làm biểu tượng cho Thủ đô Hà Nội và đài truyền hình Hà Nội, ngoài ra chùa còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng. Chùa Một Cột đã trở thành một chứng nhân lịch sử của những năm tháng thăng trầm của Hà Nội. Cho dù đã qua nhiều lần trùng tu những chùa vẫn không mất đi vẻ đẹp giản dị và thiêng liêng. Và chắc hẳn dù có đi đến đâu con người Việt Nam cũng sẽ tự hào kể cho bạn bè năm châu được biết về di tích lịch sử này.
Chùa Một Cột không chỉ có danh thắng nổi tiếng, là biểu tượng của thủ đô. Chùa còn là di tích lịch sử lâu đời, chứng kiến những thăng trầm của đất nước. Thế hệ chúng ta cần phải, gìn giữ, bảo tồn và lưu giữ tất cả những gì liên quan đến ngôi chùa. Để sau này con cháu chúng ta nhìn vào nhân chứng đó mà sống cho tốt, cho xứng đáng.
Quảng trường Tây Bắc nằm ở trung tâm thành phố Sơn La, có quy mô xây dựng 24 ha, là điểm kết nối với Khu di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La và Trung tâm hành chính tỉnh. Phía trước Quảng trường là dòng Nậm La uốn lượn, ao cá Bác Hồ, hệ thống đường bàn cờ với 79 ô cỏ tượng trưng cho 79 mùa xuân của Bác. Từ xa đã có thể nhìn thấy lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió; nằm ở vị trí nổi bật giữa Quảng trường Tượng Bác uy nghiêm, phía sau là bức phù điêu lớn với hình tượng cách điệu bông hoa ban 5 cánh của núi rừng Tây Bắc. Nằm trên đồi cảnh quan phía sau bức phù điêu là Đền thờ Bác Hồ, đây là nơi để cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc đến dâng hương tưởng nhớ, tỏ lòng thành kính với Bác. Bức thạch văn khắc lời căn dặn của Bác trong dịp Người về thăm Tây Bắc, được mô phỏng như 6 ngọn núi đứng sát kề nhau, biểu tượng cho tinh thần đoàn kết của đồng bào 6 tỉnh Tây Bắc... Tất cả đã tạo nên một tổng thể trang trọng, hài hòa mang nhiều ý nghĩa, đáp ứng yêu cầu và điều kiện tổ chức các hoạt động chính trị - văn hóa lớn của khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La.
Nhớ về Bác trong những ngày tháng 5 lịch sử, ông Lò Văn Ó, nguyên cán bộ Ban Tuyên huấn Châu ủy Thuận Châu, người được vinh dự phụ trách đoàn thiếu niên, nhi đồng diễu hành đón Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương tham gia Lễ mít tinh kỷ niệm 5 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 4 năm thành lập Khu tự trị Thái - Mèo tại Thuận Châu ngày 7/5/1959, chia sẻ: Mỗi lần ghé thăm Quảng trường Tây Bắc, ngắm nhìn Tượng Bác là nỗi nhớ và hình ảnh chân thực về ngày Bác lên thăm Tây Bắc lại hiện về trong tôi. Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc mang ý nghĩa tinh thần to lớn đối với chúng tôi. Không thể diễn tả hết cảm xúc bằng lời nói, ông Ó mượn lời thơ trong bài thơ “Sáng tháng năm” của nhà thơ Tố Hữu: “Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh... /Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị/ Màu quê hương bền bỉ đậm đà/ Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta.”
Những ngày tháng 5 lịch sử, Quảng trường Tây Bắc là nơi nhiều đơn vị lựa chọn để tổ chức các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Anh Lê Huy Tùng, Bí thư Chi đoàn Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an tỉnh) chia sẻ: Chi đoàn chúng tôi dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ tại Quảng trường Tây Bắc để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ và biết ơn vô hạn với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với thế hệ trẻ chúng tôi, Quảng trưởng Tây Bắc thực sự là “địa chỉ đỏ” để giáo dục về truyền thống cách mạng, lòng tự hào, tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc... Chúng tôi nguyện hứa khắc ghi và thực hiện nghiêm 6 điều Bác dạy Công an nhân dân Việt Nam để hết lòng phụng sự Tổ Quốc, phục vụ nhân dân.
Không chỉ mang những ý nghĩa đặc biệt, Quảng trường Tây Bắc còn là điểm đến không thể thiếu trong hành trình tới Sơn La của nhiều du khách. Lần đầu tiên đến với Sơn La - Tây Bắc, bà Ngô Thị Là, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư (Thái Bình), dù đã ngoài 80 tuổi, nhưng vẫn dành thời gian thăm Quảng trường Tây Bắc, dâng nén hương thơm tại Đền thờ Bác Hồ. Bà Là chia sẻ: Mặc dù đã biết tới Quảng trường Tây Bắc qua các phương tiện thông tin, nhưng khi tới đây, cả gia đình đều bất ngờ trước không gian, cảnh quan đẹp, rộng lớn, các công trình được thiết kế quy mô, độc đáo, để lại ấn tượng sâu sắc về những nét văn hóa truyền thống của vùng Tây Bắc.
Hơn một năm qua, Quảng trường Tây Bắc là nơi tổ chức các sự kiện, hoạt động chính trị, văn hóa lớn của khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La, như: Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La và khánh thành Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc; Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV; Ngày hội An toàn giao thông khu vực miền núi phía Bắc năm 2019; các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân trong dịp Tết Nguyên đán Canh tý 2020..., Quảng trường Tây Bắc còn đón hàng nghìn lượt người tới thăm quan, trải nghiệm, vui chơi, sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao. Ông Đinh Văn Trần Phú, Trưởng Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh Sơn La cho biết: Ngay sau khi được đưa vào sử dụng tháng 5/2019, Ban quản lý đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức tốt các hoạt động, tiếp đón các đoàn khách tại khu vực Quảng trường; thường xuyên kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn, an ninh trong khu vực. Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng ký các hợp đồng dịch vụ, đảm bảo môi trường, cảnh quan xanh - sạch - đẹp; duy trì vận hành hệ thống chiếu sáng, trang trí và các khu vực hạ tầng khác. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân cùng chung tay bảo vệ công trình.
Với những giá trị lịch sử và văn hóa to lớn, Quảng trường Tây Bắc có ý nghĩa đặc biệt trong lòng mỗi người dân Sơn La - Tây Bắc; góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, truyền thống yêu nước của các thế hệ hôm nay và mai sau. Công trình thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và quyết tâm mãi mãi đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, vun đắp tình yêu quê hương, đất nước trong trái tim mỗi người dân.
Nếu tả địa phương thôi thì phải tả ở thành phố nhé . Cảm ơn nhiều!
a) Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rỡ.
b) Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế, ví dụ: Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trô nên nguy nga, đậm nét. / Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. / Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm. / Ánh đèn từ muôn vàn ô cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. / Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. / Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại (Khi nêu những chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế cúa tác giả, học sinh khá, giỏi có thể giải thích thêm vì sao em thấy sự quan sát đó rất tinh tế).
c) Hai câu cuối bài: "Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!" là cầu cảm thán thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
...............,ngày......,tháng........,nam 2017
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
Kính gửi : Ban phụ trách Đội trường Tiểu học .................
Ban chỉ huy Liên Đội
Em tên là : .........................
Sinh ngày : ........./ .........../............
Học sinh lớp : .............,trường Tiểu học ..................
Được học điều lệ Đội , em biet Đội là tổ chức của tuổi thơ tập hợp những thiếu niên tuổi từ 9 đến 14 để rèn luyện trở thành những người tốt có ích cho nhân dân , cho đất nước . Em ước ao mình là một đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh , để được Đội giúp đỡ rèn luyện trở thành đứa con ngoan trò giỏi , lớn lên phục vụ tốt cho đất nước . Em viết đơn này gửi đến tổ chức Đội , tha thiết xin được vào hàng ngũ Đội để thể hiện niềm mong ước của mình .Được vào Đội , em xin hứa :
-Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy .
-Nghiêm chỉnh tuân theo điều lệ Đội.
-Quyên tâm phấn đấu đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ.
Người làm đơn
.......................................
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
.........., ngày...tháng...năm...
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
Kính gửi: | - Ban phụ trách Đội trường ................... - Ban chỉ huy liên đội |
Em tên là ...................................................................................................................
Sinh ngày ..................................................................................................................
Học sinh lớp ................................. Trường ................................................................
Sau khi được học Điều lệ và lịch sử Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em thấy Đội là tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên trở thành những người có ích cho đất nước.
Em làm đơn này xin được vào Đội và xin hứa:
- Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tuân theo Điều lệ Đội.
- Giữ gìn danh dự Đội.
Người làm đơn |
Đặt tại Công viên trung tâm thành phố Vinh, Quảng trường Hồ Chí Minh là nơi hội tụ sắc trời thành Vinh và hương biển Cửa Lò, với gió từ núi Hồng, núi Quyết và sông Lam, Bến Thủy, đồng thời lại tạo được vẻ hài hòa với không gian, kiến trúc của thành phố. Tượng đài Bác Hồ cao 12m bằng đá hoa cương dựng theo mẫu của nhà điêu khắc Đỗ Như Cẩn gây ấn tượng sâu sắc đã được lựa chọn trong nhiều mẫu dự thi. Tượng đài được đặt trên đế, bệ và khán đài cao gần 6m ốp đá hoa cương. Hình ảnh của Bác uy nghi mà giản dị, vẫn phong thái ung dung tự tại, chiếc áo đại cán đã phai màu, đôi dép cao su quen thuộc như ngày nào Bác về thăm quê giữa cánh đồng vàng trĩu bông. Với hai cây hoa đại bên chân tượng, 35 cây cau vua, gần 100 cây cau, 14 cây vạn tuế, 11 chậu hoa sứ, kiến trúc tượng đài càng thêm phần trang trọng, hài hòa, hoành tráng mà gần gũi với nhân dân.Đặc biệt hơn cả, toàn bộ tượng đài dựa lưng vào dãy núi Chung (mô phỏng từ núi Chung ở huyện Nam Đàn), một địa danh đã gắn bó với Bác Hồ từ thuở ấu thơ. Nơi đây, thời niên thiếu, cậu bé Nguyễn Sinh Cung cùng với bạn bè đã từng mải mê với cánh diều trong những chiều hè lộng gió. Ban đầu, việc đắp núi giữa lòng thành phố gặp không ít lời phản đối, nghi ngờ cho là chuyện ảo tưởng, nhưng cuối cùng ý tưởng vừa thiết thực vừa lãng mạn ấy đã được triển khai. Người ta lấy đất từ Nam Đàn để đắp nên thành núi. Cây tre, trúc, cỏ lấy từ 61 tỉnh, thành phố trong cả nước tạo cho núi một màu xanh bao phủ. Du khách có thể dễ dàng lên núi Chung để ngoạn cảnh bằng những lối mòn được lát đá đỏ từ mỏ đá Nghi Thiết (Nghi Lộc - Nghệ An). Đứng trên mỏm núi cao 11m có thể nhìn bao quát cả quảng trường. Sân hành lễ dài 100m, rộng 80m, có sức chứa khoảng 30.000 người được chia thành 99 ô cỏ. Dưới sân hành lễ được bố trí một hệ thống thoát nước, hệ thống ống và vòi phun để tưới nước cho cỏ. Phía ngoài cùng giáp bùng binh là sân bán nguyệt có thể làm một sân khấu khổng lồ. Hồ nước với đài phun nước nghệ thuật nhạc và nước màu hiện đại không chỉ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho người tham quan mà còn làm dịu mát không khí nắng nóng trong những ngày hè.
Tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh từ lâu đã trở thành một điểm sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân xứ Nghệ, một điểm đến của du khách muôn phương mỗi khi hành hương về quê Bác và sẽ là chốn dừng chân thật ý nghĩa vào mỗi dịp sinh nhật của Người khi không gian nơi đây ngập trong hương sen thơm ngát.
Khu nhà của Ban quản lý quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh (BQL) nép mình dưới chân tượng đài, giữa một vườn ươm tốt tươi hoa lá. Anh Thái Huy Phú, trưởng phòng Nghiệp vụ và là một trong số 27 cán bộ BQL, đang “cộng sổ” - không phải là những con số thu - chi mà là số lượng người đã tới thăm quảng trường kể từ ngày khánh thành. Chuyển cho khách bản báo cáo kết quả hoạt động của BQL trong năm 2003 và 4 tháng đầu năm 2004, anh nói: “Ngay cả chúng tôi cũng không ngờ được số lượng người đến dâng hoa, thăm tượng đài nhiều đến vậy. Anh tưởng tượng xem, không tính số khách lẻ thì 7 tháng cuối năm 2003 đã có khoảng 3.500 đoàn tới đây, trong đó có 11 đoàn nguyên thủ quốc gia và hàng chục đoàn của lãnh đạo các bộ, ngành. Chúng tôi cũng đã được đón nhiều đoàn khách quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài”. Nếu tính chi li, kể từ ngày Quảng trường Hồ Chí Minh khánh thành tới hết năm 2003, BQL đã phục vụ gần nửa triệu khách từ xa tới, chưa kể 2,5 triệu lượt người Vinh tối tối tới quảng trường vui chơi thư giãn. Còn trong 4 tháng đầu năm 2004, người ta tính được đã có 1.500 đoàn khách (200.000 lượt người) và hơn 1 triệu lượt khách lẻ đã tới thăm tượng đài Bác - một con số ấn tượng bởi đó là khoảng thời gian mà mùa du lịch ở Nghệ An chưa bắt đầu.
Đối với nhân dân thành phố Vinh, Quảng trường Hồ Chí Minh là một công trình văn hóa - kiến trúc đáng tự hào. Ý tưởng xây dựng quảng trường hình thành cách nay 7 năm. Công trình được khởi công từ năm 2000 và hoàn thành sau 3 năm thi công - khoảng thời gian không dài lắm so với tầm cỡ một công trình văn hóa cấp quốc gia có vốn đầu tư hơn 50 tỷ đồng và tính sơ sơ có tới 30 hạng mục lớn nhỏ. Những người theo sát quá trình thi công Quảng trường giờ vẫn còn nhớ cảnh tượng hàng đoàn xe tải nặng vận chuyển 180.000 khối đất từ ngọn núi Dơi ở Nam Đàn (gần khu mộ bà Hoàng Thị Loan) về Vinh để tạo ra ngọn núi Chung mô phỏng. Người Vinh nhận xét rằng ngọn núi ấy không chỉ là điểm tựa cho dáng đứng tượng đài Hồ Chí Minh thêm vững chãi, mà còn thể hiện vòng tay yêu thương ôm ấp cả dân tộc của Người. ở Quảng trường Hồ Chí Minh, ngoài núi Chung thì sân hành lễ rộng mênh mông với 99 ô cỏ và đài phun nước nhạc màu là những hạng mục gây ấn tượng đặc biệt.
Sau lễ khánh thành quảng trường tổ chức vào ngày 19-5-2003, có khoảng 5 vạn người tới dự, một năm nay, người dân địa phương thực sự coi Quảng trường Hồ Chí Minh là “điểm đến” của mình. Họ đến đây dâng hoa trước tượng đài Bác, thả bộ thư giãn giữa 79 ngọn đèn nến thắp sáng hằng đêm trên ngọn núi Chung mô phỏng. Vào những ngày lễ tết, quảng trường là cả một biển người.
Quảng trường Hồ Chí Minh không chỉ là một trong những biểu tượng văn hóa của nhân dân Nghệ An, mà còn là địa chỉ quan trọng của du khách trong và ngoài nước trên Con đường di sản miền Trung.
Xây dựng cùng bức tượng là quảng trường Hồ Chí Minh với tổng diện tích trên 11 ha, kể cả khu vực 4 ha mô phỏng Núi Chung nằm phía sau.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng bí thư ghi nhận những cố gắng của Nghệ An trong việc giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước và cao hơn mức bình quân của cả nước. Các lĩnh vực xã hội, khoa học, giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao đã có bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, Tổng bí thư nhấn mạnh: "Nghệ An vẫn đang là một trong những tỉnh nghèo, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Kinh tế phát triển chưa mạnh, thu ngân sách chưa đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên. Lao động thiếu việc làm còn nhiều. Các tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, chưa được ngăn chặn và đẩy lùi một cách cơ bản...".
Tổng bí thư lưu ý lãnh đạo và nhân dân tỉnh Nghệ An cần tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất của quê hương phong trào Xô Viết, khai thác có hiệu quả tiềm năng, nguồn lực tự nhiên và xã hội của địa phương. Tỉnh cần đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhanh chóng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo bước đột phá trong phát triển sản xuất để có tốc độ tăng trưởng cao hơn...
(TỰ KẾT BÀI NHA)
__________________