Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xóm làng hàng ngày yên lặng là thế. Nhưng cứ mỗi độ Tết đến, xuân về lại náo nhiệt đến lạ thường. Thanh niên trong làng ở đâu mà nhiều thế. Cứ đến 28 Tết là gọi nhau í ới đi chợ Tết.
Chợ- hàng ngày đã náo nhiệt rồi, Tết về có lẽ nó lại càng náo nhiệt hơn…
Hầu như năm nào tôi cũng đi chợ Tết. Hồi bé, mẹ cho năm đến mười nghìn, rồi mượn anh trai -đi học xa về , cái xe mini để đi chợ. Hồi đó, tiền chưa mất giá nên đi chợ mua được bao nhiêu thứ: mua bánh kẹo ăn, rồi mua nhiều bóng bay nữa chứ. Háo hức lắm vì được đi chợ với mấy đứa bạn, đi cả ngày mới về mà mẹ không mắng vì Tết mà.
Giữa chiều về nhà thì đã thấy bố gói bánh chưng sắp xong, đang chuẩn bị cho bánh vào nồi. “Bố ơi! Làm cho con cái bánh cóc, nhiều thịt, nhiều đỗ nha bố?”. Rôi quay sang dặn anh trai :“Lúc bánh chín anh không được ăn mất phần em đâu đấy???”. Tôi có 2 chị gái, 2 anh trai. 2 chị thì lấy chồng. Tôi là út trong nhà nên được cả nhà cưng chiều.
Tết năm nào cũng thế. Giữa hiên nhà tôi là cây đào hoặc cây quất. Trong nhà thì tôi và mẹ hay trang trí thêm 1 chậu hoa cúc, thêm 1 lọ hoa lay ơn nữa.
Tôi không chỉ rất thích Tết – vì tôi sinh ra vào mùa xuân, mà tôi còn rất thích không khí những ngày gần Tết. Nó thật khó tả. Trong lòng tôi luôn lâng lâng, vui vui, hồi hộp. Tôi rất thích được ngồi canh nồi bánh chưng với anh trai tôi (anh giáp tôi). Ngửi mùi thơm của bánh phả ra. Chao ôi! Thơm ơi là thơm… Ngồi ăn hạt dưa, nghe anh kể chuyện. Rồi cứ như thế cho đến lúc ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Chỉ biết khi tỉnh dậy thì bánh đã chín và đang được ép cho cứng bánh.
Rối tôi cũng rất thích không khí đêm 30 Tết… Cả nhà chuẩn bị đồ ăn. Bữa cơm ngày Tết thịnh soạn. Chắc chắn không thể thiếu món dưa hành- mấy hôm trước tôi đã phải chảy bao nhiêu là nước mắt khi bóc hành. Mọi người ngồi quây quần bên nhau. Bữa cơm Tất niên. Tôi thấy vui lắm vì có đầy đủ thành viên trong nhà.
Gia đình tôi theo Đạo nên hầu như năm nào cũng vậy. Khi gần đến thời khắc Giao thừa thì cả nhà tôi đến nhà thờ đọc kinh. Lúc này mọi người trong xóm đã tụ họp đông đủ, nhất là thanh niên xóm. Xem bắn pháo hoa. Rồi chuông nhà thờ được kéo trong hồi dài.Tôi rất thích ngắm pháo hoa, đủ sắc màu. Chúng tôi reo hò mỗi khi thấy pháo hoa đẹp rồi cùng hô to: “ Happy New Year!!” Hay “Chúc mừng năm mới”. Nói chung những câu đại loại như thế. Sau đó, chúng tôi vào nhà thờ cầu nguyện- cầu mong năm mới nhà nhà mạnh khỏe,an vui, hạnh phúc. Còn tôi? Tôi cầu mong cho gia đình tôi luôn yêu thương, đoàn kết, mong bố mẹ luôn mạnh khỏe, anh em tôi học hành giỏi giang…
Sau khi cầu nguyện xong thì thanh niên xóm chúng tôi tổ chức liên hoan, hát hò… Cú như thế đến 2 hoặc 3 giờ sáng mới xong. Ngày Tết của quê tôi thật vui.
Sáng ngày mùng 1, cả nhà tôi chuẩn bị quần áo thật đẹp đi chúc Tết ông bà. Tôi được mọi người mừng tuổi. Vui lắm. Đơn giản vì tôi thêm 1 tuổi.
Bây giờ, tôi đang là sinh viên. Mỗi năm về nhà 2 hoặc 3 lần. Có lẽ xã hội phát triển nên bây giờ muốn ăn bánh chưng lúc nào là có lúc đấy. Và có lẽ đi chợ Tết với 5 đến 10 nghìn như tôi ngày xưa thật hiếm. Thế nhưng, với gia đình thì tôi vẫn là cô út ngày nào, còn trẻ con, vẫn hay nũng nịu đòi bố gói cho cái bánh cóc, vẫn đòi anh cho được canh nồi bánh chưng cùng, vẫn cùng mẹ đi chợ mua hoa cúc. Và gia đình tôi vẫn cùng nhau chuẩn bị bữa cơm Tất niên ấm cúng như ngày xưa…
chưa đến tết nên mik k bit tả sao nữa lên mạng mà coi nhìu lém
Mùa xuân là một mùa rất đặc biệt trong năm. Mùa xuân cho chúng ta tuổi trẻ cho chúng ta một khởi đầu mới cho chúng ta sức sống niềm vui. Mùa xuân là mùa của hoa lá của cây cối tốt tươi là mùa của những lễ hội. Và nhắc đến màu xuân ta cũng không thể không nhắc đến những cơn mưa xuân. Những cơn mưa xuân báo hiệu mùa xuân đang đến luôn gợi cho chúng ta rất nhiều những cảm xúc đặc biệt .
Khi mùa xuân đến là khi những đàn chim én đua nhau gọi bầy báo hiệu mùa xuân đang đến khi ấy cũng lúc những cánh hoa xuân đang trào dâng những sức sống những mầm non và cả những cành lộc trên những cây quất cây đào. Mùa xuân không chỉ đặc biệt ở đó mà dường như mùa xuân khiến người ta nhớ người ta thương người ta cảm nhận nhiều về nó có nhiều cảm xúc về nó là còn bởi vì nó còn là mùa của những cơn mưa xuân. Chính vì lẽ đó mà mưa xuân đã vào trong thơ văn của rất nhiều nhà thơ nổi tiếng trong đó có Nguyễn Bính.
Bữa ấy, mưa xuân phơi phới bay,
Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy.
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”.
Ngắm một cơn mưa xuân thật khiến cho chúng ta trào dâng những cảm xúc đặc biệt. Mưa xuân không dầm dề nát đất thối cỏ như mưa thu cũng không ồn ào và náo nhiệt như mưa mùa hạ mà nó như chính cái tên của nó nhẹ nhàng êm đềm. Mưa xuân không rơi không đổ ào ào mà bay giống như bụi vậy. Đứng từ hin nhà cảm nhận những hạt mưa xuân đang phơi phới bay tôi cứ nghĩ đây đâu gọi là mưa mưa gì mà không thấy mưa chỉ thấy bụi. Khẽ lấy bàn tay ra hứng mưa,từng hạt mưa bé xíu chạm nhẹ vào tay như những hạt bong bóng vậy nhưng không vì thế mưa xuân không làm cho ta ướt áo không làm cho ta cảm lạnh sau mỗi lần chạ
Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.
Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.
Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.
Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.
Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.
Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.
Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.
Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.
Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...
Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.
Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.
Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.
Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.
Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.
Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.
Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.
Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.
Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.
Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...
Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.
dàn ý tả chợ hoa những ngày giáp tết
1-Mở bài :
giới thiệu cảnh chợ hoa được tả tại thành phố em.
2-thân bài
-bao quát: nhìn từ xa trông trợ như thế nào?
-tả chi tiết:
+không khí, quang cảnh chung của chợ hoa............
+cảnh thiên nhiên: nắng, trời,gió................
+các loại hoa được trừng bày, cắt tỉa ra làm sao?
+đặc điểm riêng của từng loại.VD:mùi thơm,màu sắc,hình dạng,có ích như thế nào
-hoạt động của con người:
+bác bán hàng như thế nào
+mọi người đi lại nói chuện ra làm sao
+người xem hoa,chiêm ngưỡng ntn
3-kết bài
cảm nghỉ của em về chợ hoa có thể đưa ra 1 lời bài hát,bình luận,1 câu thơ,1 câu triết lí
Vào những ngày này, làng xóm như thay đổi. Những ngôi nhà thơm nức mùi vôi mới. Đường xá không lúc nào ngớt người qua lại. Trẻ con thì tươi cười hớn hở, thanh niên diện những bộ đồ thật bảnh, còn người lớn thì người vui, người buồn, đủ vẻ. Sáng hôm nay, em cùng ba dọn dẹp sửa sang nhà cửa, lau dọn lại bàn thờ của tổ tiên. Mẹ đi chợ về, đem theo một giỏ đồ ăn. Nào là giò chả, bánh, kẹo, mứt và cả một con gà mái mơ béo xù để dành cúng tất niên. Em nghe mẹ nói với bố:
- Anh đưa thêm tiền đi. Tết đến, bao nhiêu thứ phải mua, có mấy đồng tiêu sao đủ.
Bố chắt lưỡi một cái rồi rút ví ra. Tết đến, em cảm nhận được một cái gì đó vui vẻ, hối hả, đợm vẻ lo toan mà ngày thường không thể nào có được. Thế rồi ngày cuối năm cũng đến, mọi người ai cũng đều dự trữ thức ăn cho ba ngày Tết. Nhà em cũng chuẩn bị lọ hoa, bình đẹp,… Bữa cúng tất niên được cả nhà quây quần, sum họp đông đủ và vui. Loay hoay mãi cũng đến đêm giao thừa. Em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa, vô số loại hoa đua nhau khoe sắc làm em như có cảm tưởng như mình bị lạc vào xứ sở của mùa xuân. Em ngắm hoa mãi tới mười giờ đêm, chỉ còn hai tiếng nữa là có màn pháo hoa ngọn mục mà em đã trông chờ cả một năm. Mọi người từ khắp các ngõ tuôn ra đường, Con đường trước kia rộng thênh thang, vậy mà bây giờ không nhích nổi một bước chân. Thấy thế, bố em liền gởi xe vào một nhà trông tre với giá mười nghìn đồng rồi cố gắng len lỏi giữa đám đông để được thấy pháo nổ thật rõ. Bỗng “Đoàng” pháo hoa tưng bừng nổ báo hiệu một năm mới an khang thịnh vượng đã hiện diện trong từng ngôi nhà trên khắp đất nước Việt Nam thân yêu này.
Mỗi năm, những ngày giáp Tết là những ngày vui nhất. Cuộc sống dù hiện đại đến đâu thì bản sắc dân tộc vẫn là nền tảng để con người tốt đẹp hơn. Tết Nguyên Đán là cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đối với chúng em đây là những ngày vui nhất.
Nha Trang ơi quê tôi đang gọi
Về đây mau biển gọi Nha Trang
Như con người bơi suốt biển Đông
Là nơi biển Nha Trang đó
Là nơi tôm cá đi lại hằng ngày
Nơi con sóng lớn chạy nhanh vào bờ
Nơi tôi đã từng đến thăm
Từng cơn sóng nhỏ xô vàò chân tôi
Ngày mai tôi xa nơi này
Không biết biển còn nhớ tôi
Tôi đi biệt xứ không về
Mong biển nhớ mai người này năm xưa.
Thiên thần phép thuật
Chúc bạn học tốt
Hạ Long đâu tôi không tìm thấy
Chỉ thấy mỗi vẻ đẹp Hạ Long
Hạ Long mênh mông muôn trùng.
Khi ông mặt trời vừa thức dậy
Tôi đã nghe tiếng sóng thầm thì
Từng chiếc thuyền đi trên biển biếc
Ngàn dãy núi chắn biển Hạ Long
Vẫn thanh thản bơi mãi suốt đời.
Khi mặt trời đã lặn lâu rồi
Hạ Long thêm yên tĩnh
Cảnh vật thêm sinh động
Hàng dặng rừa theo gió đu đưa.
Khi hoàng hôn bắt đầu mở mắt
Hạ Long mặc chiếc váy vàng rực
Khi mọi người đang chơi trên biển
Hạ Long như người mẹ hiền hòa
Dang tay đón chúng em vào lòng.
Khi mặt trăng bắt đầu ló rạng
Soi bóng xuống làn nước trong xanh
Biển trăng hiện ra trước mắt em
Lung linh như hàng ngàn viên ngọc.
Khi mặt trăng hình như sắp tàn
Em vẫn nghe biển Hạ Long hát
Trong lời hát có lời mẹ ru
Muôn vật chìm vào trong giấc ngủ
Hạ Long vẫn thức canh cho mọi người.
Thiên thần phép thuật
Chúc bạn học tốt
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi.
Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sang tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Một nhân vật tác giả gửi gắm nhiều điều tốt đẹp nhất.
Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sang tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.
Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ
Tạ DUy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,
Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.
Dể Mèn phiêu lưu ký là một truyện đồng thoại đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Trong đó con Dế Mèn được hình tượng hoá thành nhân vật chính. Đọc truyện này, đặc biệt là các đoạn trích Tôi sống độc lập từ bé và Một sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời đã khiến em hết sức thú vị.
Dế Mèn ở đây ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay.
Dế Mèn được em yêu thích trước hết vì chú có ý chí muốn sống độc lập từ thuở bé. Chú đã tìm thấy niềm vui và lòng quyết tâm khi được mẹ cho ở riêng. Rất tháo vát, chú biến ngay cái hang cũ nông choèn của mình thành một nơi cư trú rộng rãi, có đủ phòng trước, phòng sau, tầng trên, tầng dưới. Vừa sinh hoạt được thoải mái, vừa đề phòng được khi nguy hiểm. Chú đào hang chăm chỉ. Ban ngày cần cù làm việc, tối đến chú ca hát và uống sương đêm. Đáng yêu biết mấy hình ảnh chú dế cường tráng, tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh chắc khỏe. Được như vậy là nhờ chú ăn uống điều độ và luôn luôn cố gắng rèn luyện thân thể.
Tuy vậy, dù yêu mến chú đến dường nào đi nữa, chúng ta khó có thể chấp nhận được việc chú ưa gây gổ, cà khịa với mọi người, nhất là hay bắt nạt kẻ yếu. Đáng trách làm sao hành động của chú khi gặp chị Cốc: trêu chọc chị Cốc nhưng chú lại hèn nhát lẩn vào trong hang để mặc tai hoạ đến với Dế Choắt. Chính trò nghịch ngợm vô trách nhiệm của Dế Mèn đã khiến Dế Choắt phái trả nợ oan bằng chính tính mạng của mình.
Có điều đáng mừng là bản chất Dế Mèn không phải là độc ác. Các thói hư tật xấu đã nói ở trên chỉ là những biểu hiện non yếu nhất thời của tuồi trẻ. Do đó, cái chết của Dế Choắt đã khiến Dế Mèn tỉnh ngộ, hội hận và đau xót. Có lẽ mọi người đọc truyện cũng giống như em, tuy căm giận Dế Mèn nhưng cũng đồng tình với Dế Choắt mà dung tha cho chú một lần để chú xem đây là một bài học nhớ đời mà quyết tâm thay đổi chính mình.
Tiếp theo là cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn khởi sự. Đây cũng là quá trình trưởng thành của chú dế mới lớn. Em dõi theo từng chặng mà lo âu, giận dữ trước những tai nạn đến với chú. Có lúc chú lọt vào tay một cậu bé để trở thành Dế Chọi. Một lần khác, tưởng là chú đã khép lại cuộc đời trôi nổi của mình trong chiêc hang u tối của anh chim Bói Cá. Thế nhưng chính qua những bước đường gian khó hiểm nguy ấy mà chú đã trưởng thành thực sự với những bài học xương máu vừa kể.
Ai không mừng rỡ và xúc động khi gặp lại Dế Mèn ở tổng Châu Thất. Không còn nữa một Dế Mèn hung hăng ngổ ngáo. Chỉ thấy bấy giờ, một Dế Mèn khiêm cung, độ lượng, biết trọng danh dự của mình. Khi ấy trước anh chàng Bọ Ngựa kiêu căng, Dế Mèn đã chiến thắng trong tiếng hoan hô cuồng nhiệt, vang rền nhưng chú không hề kiêu ngạo chút nào. Chú đã từ chối chức thủ lĩnh nhưng cuối cùng cũng đành phải chịu trách nhiệm hướng dẫn đoàn tìm nơi ẩn trú ẩn tránh cái giá rét dữ dội mùa đông đang đến.
Đặc biệt hơn, trong cuộc đọ sức với đàn Châu Chấu Voi đã làm ngời sáng lên hình ảnh một Dế Mèn thủy chung trong tình bạn. Đẹp đẽ biết bao hình ảnh Dế Mèn một mình lặn lội giữa cảnh trời đông: gió bấc lạnh buốt, đồng ruộng khô nẻ, khăn gói gió đưa đi tìm Dế Trũi. Xúc động biết bao là tình bạn ấy, thứ tình bạn sướng khổ có nhau, nguy nan không rời bỏ nhau là như vậy.
Tuy nhiên, hình ảnh đẹp đẽ nhất gây xúc động lớn nhất đối với người đọc là Dế Mèn sau cuộc phiêu lưu đầy gian khổ đã trở thành một người chiến sĩ đấu tranh cho hoà bình. Sau cuộc hành trình của mình, Dế Mèn hiểu thêm ra: Tất cả mọi người lao động chân chính hưởng thiện trên mặt đất này đều khao khát cuộc sống hoà bình và hữu nghị. Vậy thì việc gì lại phải có chiến tranh. Sở dĩ như thế là do không hiểu nhau cùng bạn bè của mình, Dế Mèn đã dấn thân đi vào xứ Kiến để bàn bạc giải thích làm ra Kiến chúa hiểu ra mà gác lại những cuộc tân công dồn dập vì hiểu lầm. Việc làm của Dế Mèn đã có kết quả mĩ mãn. Hình ảnh vô cùng cao cả và đẹp đẽ đó là Dế Mèn tay giơ cao chiếc lá tre như nhành ô liu hoà bình ung dung dấn thân vào xứ Kiến, gửi tư tưởng vững chắc của mình vào chính nghĩa, vào việc của mình làm.
Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này.
“Xuân xuân ơi xuân đã về, có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến”. Đó là bài hát mà mỗi dịp xuân nào em cũng được nghe. Một mùa đông lạnh giá nữa lại qua, mùa xuân với bao hy vọng mới, cây cối đâm chồi nảy lộc lại tới. Phố phường tấp nập, nhộn nhịp hẳn, một chiếc áo mới đang khoác lên từng con đường, ngõ phố của làng quê em.
Sau giấc ngủ dài của mùa đông, ánh mặt trời rực rỡ của mùa xuân chiếu sáng khắp mọi nơi. Mọi người dường như ai cũng tất bật hơn với công việc của mình. Những bác nông dân chăm chỉ ra đồng với vụ mùa mới để có thể kiếm thêm chút tiền lo sắm sửa cho một cái Tết đủ đầy hơn, con đường làng bỗng chốc vui hơn, tiếng người vác cuốc ra đồng, tiếng nói chuyện rôm rả cả một góc trời. Mùi vôi của những ngôi nhà mới được quét lại, mùi của sự nhộn nhịp nơi đường làng, ngõ xóm thật là lạ biết bao.
Tả đường phố ngày giáp Tết – văn lớp 6
Tụi trẻ con chúng em chỉ mong sớm được nghỉ Tết để được đi chơi, được ăn uống thoải mái và được mua sắm quần áo mới nữa. Những bức tường cạnh trường học với ủy ban được quét vôi lại trắng tinh và viết lên đó những câu khẩu hiệu như “Chúc mừng năm mới” hay “Mừng Đảng mừng xuân”, … Những câu khẩu hiệu này cũng được viết lên băng rôn treo lên khắp mọi nơi trên các con đường làng. Đây là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu Tết về rõ rệt nhất mà chúng em có thể nhìn thấy được. Các câu khẩu hiệu màu đỏ chói in trên nền vôi trắng làm bừng sáng cả một khoảng trời. Đi dọc con đường lên phố huyện, những cửa hàng tạp hóa bán lèo tèo mấy loại quà ăn vặt cho trẻ con trước đây giờ trông khác hẳn. Đủ loại bánh kẹo, nào túi nào hộp, đủ màu sắc sặc sỡ, những giỏ quà bảy sắc cầu vồng được gói một cách tỉ mỉ được trưng ở mặt ngoài làm cho lũ trẻ chúng em bị thu hút. Bà chủ quán bữa nay cũng có vẻ vui tươi lạ thường. Con đường như trở nên bận rộn hơn cùng với mọi người, với nhịp thời gian đang hối hả. Từ khi trời còn tối om, gà chưa cất tiếng gáy nữa, những người buôn bán đã dậy nhanh chóng chuẩn bị đồ chở đi chợ mong tìm được chỗ ngồi tốt nhất để có thể bán đắt hàng kiếm thiêm ít tiền mua quần áo mới cho lũ trẻ ở nhà.
Sáng nay em cũng được mẹ cho đi chợ. Ôi! Chợ Tết, em được đi chợ Tết. Thật là vui biết bao, mẹ chở em trên chiếc xe đạp quen thuộc, trên con đường cũng quen thuộc, nhưng hôm nay cảm giác của em lại khang khác. Mới tới gần chợ thôi mà nào tiếng xe cộ, tiếng cười nói của người buôn người bán cùng tiếng gà việt đang kêu tạo thành một bản nhạc sôi động của ngày Tết. Hai bên đường ngày trước bị cấm buôn bán nhưng nay đã được cho phép bán các loại cây cảnh, hoa lá. Những cành đào vẫn e lệ ngại ngùng nép mình trong những đài hoa duyên dáng, số khác vì không cưỡng lại được cái rực rỡ của ánh nắng xuân nên bung nở để khoe cái sắc hồng ngọt ngào quyến rũ của mình. Những chậu mai mang cái nắng vàng ruộm và lung linh của miền Nam ra đây trông thật bắt mắt. Tới mấy chị bán bông, nào hoa hồng, hoa cúc, cho tới hoa cẩm chướng, cát tường, … tất cả chưa bao giờ hội tụ đầy đủ đến thế. Em thích quá cứ đứng nhìn mải mê mà không bước đi được, tới khi mẹ gọi em mới như vừa tỉnh mộng sau một chuyến du ngoạn dài. Con đường dường như nhỏ hẹp hơn với bao nhiêu là cây cảnh, hoa lá, xe cộ và người mua kẻ bán nữa. Bên kia đường là những chậu quất sai trĩu quả lủng lẳng đưa qua đưa lại, những cây mía dài ngoằng dựng kín cả vỉa hè. Em nhanh chân theo mẹ vào chợ, trước mặt em toàn là người, đông nghẹt, không thể tưởng tượng nổi. Những em bé theo mẹ đi chợ Tết lần đầu tiên vì một chút sợ hãi pha lẫn kinh ngạc, chắc hẳn đây là lần đẩu tiên các em thấy nhiều người như vậy. Khu chợ rộng lớn trống trải trước đây khác hẳn, bây giờ đến lối đi nhỏ cũng rất khó khăn, bởi đủ loại hàng hóa được bày bán la liệt. Bên khu này là hoa quả, nào chuối, xoài, dưa hấu, đủ đủ. Bên kia thì bầy la liệt những loại hoa giả được những người thợ thủ công làm rất tỉ mỉ và xinh xắn cũng với những bức tranh ý nghĩa, những câu đối hay. Một khu khác thì bán bánh kẹo, đồ ăn, khu còn lại bán quần áo, người bán người mua tíu tít trò chuyện, cười đùa, làm cho khu chợ trở nen ồn ào, náo nhiệt hơn bao giờ hết. Khu chợ bỗng chốc bừng sáng lên như một bức tranh tuyệt vời có đủ cả thanh âm lẫn sắc màu. Các con đường ngõ phố thì được mọi người phân công chia nhau ra quét rác, làm sạch cỏ, con đường bỗng chốc trở nên tươi mới tràn đầy sức sống. Ở trong nhà không khí Tết vẫn chưa rõ rệt lắm nhưng khi vừa bước chân ra các con đường làng ngõ xóm thì khác hẳn. Mọi người ai cũng lo lắng mình sẽ không kịp làm hết công việc để đón một năm mới tươm tất nên ai cũng tất bật tranh thủ mọi lúc mọi nơi. Người này thì mới mua được cành đào, người kia thì cay quất, người khác nữa lại bánh trái, hay quần áo mới cho lũ trẻ nhà mình.
Tụi trẻ con như chúng em chỉ mong Tết nhanh về để được mặc quần áo mới, được ăn nhiều bánh kẹo, tha hồ đi chơi thoải mái mà không sợ bố mẹ la mắng, quan trọng hơn là không phải đi học, không phải học bài. Người lớn thì mong một năm mới với thật nhiều may mắn, sức khỏe, hạnh phúc. Còn những con đường quanh làng xóm em thì Tết đến dường như nó được đánh thức dậy để cùng chia sẻ niềm vui hân hoan với mọi người.
P/S : ĐÂY CHỈ LÀ 1 BÀI VĂN THAM KHẢO , BN DỰA VÀO NHÉ ^^
MÌNH CHÚC BN HỌC TỐT ^^
tham khảo thui nha!
Bài làm
Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.
Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.
Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.
Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.
Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.
Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.
Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.
Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.
Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...
Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.
Vào những ngày này, làng xóm như thay đổi. Những ngôi nhà thơm nức mùi vôi mới. Đường xá không lúc nào ngớt người qua lại. Trẻ con thì tươi cười hớn hở, thanh niên diện những bộ đồ thật bảnh, còn người lớn thì người vui, người buồn, đủ vẻ. Sáng hôm nay, em cùng ba dọn dẹp sửa sang nhà cửa, lau dọn lại bàn thờ của tổ tiên. Mẹ đi chợ về, đem theo một giỏ đồ ăn. Nào là giò chả, bánh, kẹo, mứt và cả một con gà mái mơ béo xù để dành cúng tất niên. Em nghe mẹ nói với bố:
- Anh đưa thêm tiền đi. Tết đến, bao nhiêu thứ phải mua, có mấy đồng tiêu sao đủ.
Bố chắt lưỡi một cái rồi rút ví ra. Tết đến, em cảm nhận được một cái gì đó vui vẻ, hối hả, đợm vẻ lo toan mà ngày thường không thể nào có được. Thế rồi ngày cuối năm cũng đến, mọi người ai cũng đều dự trữ thức ăn cho ba ngày Tết. Nhà em cũng chuẩn bị lọ hoa, bình đẹp,… Bữa cúng tất niên được cả nhà quây quần, sum họp đông đủ và vui. Loay hoay mãi cũng đến đêm giao thừa. Em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa, vô số loại hoa đua nhau khoe sắc làm em như có cảm tưởng như mình bị lạc vào xứ sở của mùa xuân. Em ngắm hoa mãi tới mười giờ đêm, chỉ còn hai tiếng nữa là có màn pháo hoa ngọn mục mà em đã trông chờ cả một năm. Mọi người từ khắp các ngõ tuôn ra đường, Con đường trước kia rộng thênh thang, vậy mà bây giờ không nhích nổi một bước chân. Thấy thế, bố em liền gởi xe vào một nhà trông tre với giá mười nghìn đồng rồi cố gắng len lỏi giữa đám đông để được thấy pháo nổ thật rõ. Bỗng “Đoàng” pháo hoa tưng bừng nổ báo hiệu một năm mới an khang thịnh vượng đã hiện diện trong từng ngôi nhà trên khắp đất nước Việt Nam thân yêu này.
Mỗi năm, những ngày giáp Tết là những ngày vui nhất. Cuộc sống dù hiện đại đến đâu thì bản sắc dân tộc vẫn là nền tảng để con người tốt đẹp hơn. Tết Nguyên Đán là cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đối với chúng em đây là những ngày vui nhất.
Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.
Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.
Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.
Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.
Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.
Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.
Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.
Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.
Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...
Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.