K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2019

Bạn lên trên mạng mà tim 

chúc bạn làm bài thành công

5 tháng 1 2024

Vào giờ ra chơi,mỗi bạn đều chọn cho minhf những thú vui sau 1 buổi học mệt mỏi,bạn thì nhảy dậy, bạn đá cầu, bạn ngồi nói chuyện. Còn với em thích nhất là xuống thư viện trường ngồi đọc sách.

   Bước vào thư viện, em đi ngay lại quầy truyện tranh để mượn đọc rồi tìm chỗ ngồi gần cửa sổ. Ngồi đọc chăm chú 1 hồi, em cảm thấy mỏi và đứng dậy để vươn vai. Thì nhìn thấy trước mắt, 1 bạn nữ đang ngồi đối diện em cũng đọc cuốn truyện em đang cầm trên tay. Em ngồi xuống và nhìn bạn, hình như bạn ý học lớp bên canh em thì phải. Dáng người nhỏ, da trắng, khi cười có má lúm đồng tiền, đôi môi chúm chím hình trái tim. Đôi mắt tròn, to, đen láy. Bạn ngồi rất nghiêm túc! Tay lật trang truyện, 1 tay giữ mép. Ánh sáng hắt vào từ khun của sổ làm bạn ấy toát lên 1 vẻ đẹp rữ rỡ.

    Mải nhìn bạn thì tiếng trống đánh vào học tiết tiếp theo vang lên.B ạn ấy đứng dậy, bất chợt nhìn em nở 1 nụ cười mỉm và cất tiếng chào. Em ngây người ra và chào lại, vội vàng đi vào lớp học

4 tháng 1 2018

đứng dậy đi tiếp

30 tháng 3 2018

 Quả dưa hấu là truyện cố dân gian đặc sắc, không những nhằm giải thích nguồn gốc của thứ quả quý mà còn đề cao sức lao động làm ra của cải vật chất và những giá trị tinh thần quý báu của con người. Đặc biệt, truyện đề cao An Tiêm, con nuôi của vua Hùng Vương thứ mười bảy. Nhận lộc vua ban, chàng trai này bảo: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ" nên bị đày cùng vợ con ra một hòn đảo hoang vu ngoài biển khơi. Năm tháng đằng đẵng trôi qua cho đến một ngày kia, đột nhiên vua cha lại cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm về đất liền. Hạnh phúc ấy thật bất ngờ và to lớn nhưng do đâu mà có được nếu không phải là do nhân cách tốt đẹp của chàng trai này tạo ra.

Nói như thế là làm nảy sinh một câu hỏi: An Tiêm là người như thế nào? Đọc truyện này, gặp chàng trai trên trang sách, không ai lại không mến phục ý chí muốn sống tự lập dựa vào tài sức chính mình của An Tiêm. Vì muốn sống tự lập mà chàng trai này đã không màng bổng lộc vua ban, xem thường của ngon vật quý vua tái đãi. Cùng chính vì tính tự lập mà đã thốt lên câu nói mà phần mở bài đề cập đó chính là nguyên nhân tai họa của chàng: An Tiêm cùng vợ con bị đày ra hòn đảo hoang vu mênh mông trời nước mà chỉ được mang theò một cái gươm cùn, một chiếc nỗi và năm ngày lương thực.

Thế nhưng nghị lực lớn lao của An Tiêm và gia đình đã không cho phép họ chịu khoanh tay ngồi chờ chết hay bất lực cúi đầu trước số phận. Chàng đã luôn luôn tìm cách vươn lên để tồn tại. Chàng đã cắp gươm đi thăm dò đảo hoang để tìm ra một con đường sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy.

Mượn hốc đá làm nhà ở, lấy trái chua, rau dại làm nguồn sống ban đầu. Bàn tay và khối óc của chàng cùng gia đình đã tự cứu mình: trồng rau dại thành rau nhà, mò ngao, bắt hến, làm bẫy đánh chim. Đời tuy cơ cực nhưng khí phách và lòng tin khó có gì lay chuyển được.

Một hôm, An Tiêm ra ngoài bài, một con chim đang ăn mồi, thấy động vội cất cánh bay, bỏ lại một miếng quả nhỏ màu đỏ. Đâu ngờ miếng mồi nhỏ ấy lại mở đầu cho câu chuyện hạnh phúc của một con người thòng minh sáng tạo. An Tiêm thầm nghĩ chim đã ăn được hẳn người cũng ăn được. Chàng liền cầm lên nếm thử, thây có vị ngọt và ăn hết miếng quả ấy nhận ra đã đỡ đói lòng. Cách suy nghĩ ấy ngày nay có thể chúng ta cho là đơn sơ thê nhưng vào thời bấy giờ đó chính là luồng ánh sáng trí tuệ, luồng ánh sáng dẫn tới nông nghiệp trồng trọt, nuôi sỗng xã hội.

Cũng chính với ánh sáng trí tuệ vừa nói mà mồi lần thu hoạch dưa, chàng trai này đã chọn một số quả, kiên trì, nhẫn nại đánh dấu thả trôi trên biển làm nhịp cầu bồng bềnh mong nối liền với đất liền. Quả nhiên, một hôm có chiếc thuyền ghé đến hỏi mua dưa. Do đó, dưa được đưa về đất liền vua ăn ngon, hỏi thăm tung tích, biết được đứa con nuôi yêu dấu của mình còn sống liền vội cho thuyền ra đón cả gia đình về.

Ngày về của An Tiêm và gia đình cũng là ngày bắt tay với hạnh phúc. Hạnh phúc to lớn bất ngờ nhưng không bất ngờ đối với một người xứng đáng được hưởng như chàng trai này. Chàng đã gieo hạt, ươm trồng lòng tin, hạnh phúc trong đời như đã trồng dưa ngoài đảo hoang với tất cả bàn tay cần cù và khôi óc thông minh sáng tạo của mình. Nhưng đáng quý nhất là An Tiêm đã gieo trồng vào tâm trí thanh thiêu niên muôn thế hệ sau những hạt giống đẹp của nhân cách của chàng.

CÁCH VIẾT BÀI GIỚI THIỆU MỘT CUỐN SÁCH

09 Tháng Tám 201720744 lượt đọc

Sách không chỉ là nguồn tri thức vô tận đối với mỗi người mà ngày càng có nhiều minh chứng khoa học cho thấy những tác động rất tốt của việc đọc sách đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ và tâm hồn của trẻ. Để thúc đẩy phong trào đọc sách trong giới trẻ đặc biệt là việc hình thành thói quen đọc sách từ những lứa tuổi nhỏ, rất nhiều hoạt động, cuộc thi giới thiệu sách đã được tổ chức.

Để giúp cho các em học sinh (lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở) có những kỹ năng cơ bản khi viết một bài giới thiệu sách, Contuhoc xin giới thiệu đến các em và các bậc phụ huynh bài viết "Cách viết bài giới thiệu một cuốn sách”.

Bài viết giới thiệu về một cuốn sách thường mang tính chất mô tả, cung cấp thông tin cần thiết về cuốn sách đó. Loại bài viết này được thực hiện bằng cách người viết nêu rõ các ý tưởng, thông điệp hay mục đích của tác giả muốn truyền tải đến người đọc mà mình cảm nhận được khi đọc sách, trong đó có trích dẫn những đoạn nổi bật (có trong sách).

Một bài giới thiệu sách tốt là bài viết truyền tải được đầy đủ thông điệp của tác giả đến độc giả, hình thành và nâng cao tình yêu với sách, khuyến khích được mọi người tìm mua/mượn và 

CÁCH VIẾT BÀI GIỚI THIỆU MỘT CUỐN SÁCH

09 Tháng Tám 201720744 lượt đọc

Sách không chỉ là nguồn tri thức vô tận đối với mỗi người mà ngày càng có nhiều minh chứng khoa học cho thấy những tác động rất tốt của việc đọc sách đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ và tâm hồn của trẻ. Để thúc đẩy phong trào đọc sách trong giới trẻ đặc biệt là việc hình thành thói quen đọc sách từ những lứa tuổi nhỏ, rất nhiều hoạt động, cuộc thi giới thiệu sách đã được tổ chức.

Để giúp cho các em học sinh (lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở) có những kỹ năng cơ bản khi viết một bài giới thiệu sách, Contuhoc xin giới thiệu đến các em và các bậc phụ huynh bài viết "Cách viết bài giới thiệu một cuốn sách”.

Bài viết giới thiệu về một cuốn sách thường mang tính chất mô tả, cung cấp thông tin cần thiết về cuốn sách đó. Loại bài viết này được thực hiện bằng cách người viết nêu rõ các ý tưởng, thông điệp hay mục đích của tác giả muốn truyền tải đến người đọc mà mình cảm nhận được khi đọc sách, trong đó có trích dẫn những đoạn nổi bật (có trong sách).

Một bài giới thiệu sách tốt là bài viết truyền tải được đầy đủ thông điệp của tác giả đến độc giả, hình thành và nâng cao tình yêu với sách, khuyến khích được mọi người tìm mua/mượn và 

2 tháng 5 2019

Em và Thanh cùng nhóm, nhà lại ở gần nhau nên buổi chiều nào chúng em cùng học với nhau tại nhà Thanh.
Chiều nay, cũng như mọi chiềụ khác, ba má Thanh đều đến cơ quan làm việc, ở nhà chỉ có em và Thanh và con Vàng tám tháng tuổi. Con Vàng thường nằm canh ở ngoài ngõ, coi chừng khách lạ để báo hiệu cho Thanh ra mở cổng đón khách. Thanh là cô bé chăm chỉ, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn và rất nghiêm túc. Mấy năm nay học chung với nhau, Thanh đã truyền cho em cái phẩm chất đáng quý ấy. 
Cả hai đứa chúng em, có thể nói là thân nhau như hai chị em ruột thịt.
Thanh có dáng người cao ráo, thanh thanh, nhỏ bề ngang hơn em một chút nhưng lại cao hơn em một vài phân, dáng đi nhẹ nhàng, uyển chuyển. Tính tình Thanh cởi mở, ôn hòa nên hễ ai tiếp xúc với bạn dù chỉ một lần đầu thôi cũng không thể nào quên được. Năm nay, Thanh vừa tròn mười một, cùng tuổi với em nhưng trong cuộc sống nhiều lúc em cảm thấy Thanh lớn hơn mình đến vài tuổi. Làm việc gì, bao giờ Thanh cũng giành phần khó về mình. Trong học tập phải công nhận Thanh là một cô bé nghiêm túc, mẫu mực nề nếp. Chiều nay, ngồi học với Thanh .
Đúng hai giờ, Thanh đã ngồi vào vị trí học tập của mình, chăm chú giải các bài toán về nhà. Em bước vào chỉ chậm có năm, mười phút thôi mà Thanh đã nhắc ngay: “Lần sau Yến hãy đi sớm hơn một chút, tập cho mình một thói quen giờ nào việc ấy”. Em xin lỗi Thanh rồi nhẹ nhàng ngồi vào vị trí của mình. Nhìn Thanh ngồi trong một tư thế hết sức thoải mái. Tay trái cầm quyển sách toán, tay phải cầm bút đặt lên tập giấy nháp, mắt đăm đắm nhìn vào trang sách, miệng lẩm nhẩm đọc. Em biết là Thanh đang tập trung toàn bộ tâm trí vào đề ra. Thỉnh thoảng, đôi mắt Thanh, nhíu lại, khuôn mặt hiện lên vẻ trầm tư. Và có lúc, cái mệng nho nhỏ xinh xinh ấy nở một nụ cười kín đáo. Có lẽ đó là lúc Thanh đã tìm ra lời giải bài toán. Bàn tay phải hí hoáy ghi nhanh lời giải và các phép tính vừa nghĩ ra. Tiếng bút chạy trên trang giấy nghe rõ mồn một. Sau bốn mươi phút, đến giờ nghỉ giải lao, Thanh mới quay sang em hỏi nhỏ:
– Bài toán sao số 5, Yến đã làm xong chưa?
– Mình mới làm đến bài tập số 4!
Em nói xong thì Thanh đề nghị nghỉ giải lao, rồi vào làm tiếp các bài toán ba mươi phút nữa, sau đó chuyển sang làm các bài tập Tiếng Việt. Tính Thanh là vậy. Bài toán nào Thanh làm rồi, không bao giờ Thanh nói ra trước, chờ em làm xong thì yêu cầu mỗi đứa trình bày cách giải của mình. Bởi vậy mà cả em và Thanh thường có những cách giải riêng mà cô giáo em khen là thông minh và độc đáo.
Tính chăm chỉ, nghiêm túc trong học tập của Thanh là một tấm gương cho em và cả lớp học tập. Thanh thật xứng đáng là một con ngoan, trò giỏi.

17 tháng 11 2017

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh yêu quý! Món quà mà cô mang đến cho các thầy cô giáo và các em hôm nay là tập thơ “GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, người vẫn được các nghệ sĩ ngưỡng mộ gọi tên một

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh yêu quý!
Món quà mà cô mang đến cho các thầy cô giáo và các em hôm nay là tập thơ “GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, người vẫn được các nghệ sĩ ngưỡng mộ gọi tên một cách trìu mến là cậu bé Khoa. Cuốn sách dày 204 trang, gọn nhẹ in trên khổ giấy 13x19cm do NXB Văn hóa thông tin ấn hành. Bìa sách được họa sĩ Huyền Linh thể hiện chủ yếu bằng mảng màu hài hòa, như một khoảng trời với mặt trăng con và một góc làng quê của vùng Đồng bằng bắc bộ, có cây tre và con trâu quen thuộc với làng quê Việt Nam yêu dấu, và nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng là một người con của vùng Đồng bằng bắc bộ, ông sinh năm 1958 ở xã Quốc Tiến, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, nơi có con sông Kinh Thày đã đi vào lịch sử  với những chiến công của anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi.

      Đọc Góc sân và khoảng trời, chúng ta sẽ thấy hiện lên cả một thế giới con người và sự vật mà trong đó con người nào cũng đều để lại một dấu ấn tốt đẹp trong con mắt của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa. Đó là com bướm vàng, cái sân, dòng sông Kinh Thày và nhất là ánh trăng của làng quê. Với tuổi thơ trong Góc sân và Khoảng trời của Trần Đăng Khoa, ông trăng cũng ngây thơ như trẻ con, cũng thích khoe khuôn mặt tròn, cũng nhoẻn miệng cười khi nhìn thấy chuối thấy xôi. Chúng ta hãy đọc những câu thơ như thế trong bài Trông trăng:

    Trăng như cái mâm còn 
Ai treo ông cao thế

                                                Ông nhìn đàn em bé

   Muốn khoe có mặt tròn

       Thơ trong Góc sân và khoảng trời là thơ viết về tuổi thơ. Nhưng đó là tuổi thơ của một thời mà đất nước ta đang trong chiến tranh chống xâm lăng. Đó là cái thời mà từ những anh trai làng đến các sinh viên Đại Học và cả những người thầy của tác giả Trần Đăng Khoa cũng đều lên đường ra trận. Trong bài con chim hay hót, tác giả đã miêu tả hình ảnh những chú chim non nhìn dãy phi lao các anh bộ đội trồng ngày ra đi đánh Mỹ mà nhớ đến các anh và mong mỏi ngày các anh sẽ trở về.

Con chim nó đỗ cành tre

Bay ra cành chè nó hót hay hay

Hót rằng cây phi lao này

Mấy anh bộ đội trồng ngày ra đi

Phi lao mới nói rầm rì

Rằng anh bộ đội mai kia lại về

        Nếu lấy con mắt của người đọc là trẻ em hôm nay để nói thì đấy là tập thơ của một chú bé già trước tuổi. Hay nói cách khác là Trần Đăng Khoa đã thành người lớn tuổi từ khi còn là trẻ con. Nhưng vấn đề là chúng ta phải đặt tập thơ khi nó ra đời vào hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ của đất nước, một đất nước đang chiến tranh người người đi ra trận, đến cả chú chó vàng thân yêu của tác giả cũng bị chết vì bom Mỹ thì sự ra đời của những bài thơ như trong Góc sân và khoảng trời là điều tất yếu.

      Chính những bài thơ được tập hợp trong Góc sân và khoảng trời đã làm nên một thần đồng thơ Trần Đăng khoa ngày nào. Năm 2002, Góc sân và khoảng trời là một trong ba tập thơ của ông được trao giải thưởng nhà nước về Văn hoá nghệ thuật

 
21 tháng 10 2018

1. Mở bài:

- Giới thiệu địa điểm ngôi nhà

- Giới thiệu những đặc điểm dễ nhận biết nhất của ngôi nhà

2- Thân bài

* Miêu tả đặc điểm bên ngoài của ngôi nhà

- Nhà lớn hay nhỏ? Cũ hay mới? Được làm bằng gì? (Xây kiên cố bằng gạch hay được làm bằng gỗ, bằng tre?)

- Hình dáng của nó? (Chữ nhật, hình hộp, hình chữ L hay chữ T...)

* Miêu tả đặc điểm của ngôi nhà:

(Miêu tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.)

- Cổng nhà, cửa vào nhà, các cửa sổ... làm bằng gì?

- Mái nhà lợp bằng gì? Màu vôi trần, tường? Nền nhà?...

- Các phòng trong nhà: Mấy phòng? Những phòng nào? Cách bài trí trong từng phòng ra sao? Gắn bó với các sinh hoạt cùa gia đình và bản thân em như thế nào?

3. Kết bài:

Nêu tình cảm của em đối với ngôi nhà ấy.

21 tháng 10 2018

I. Mở bài

Giới thiệu chung vị trí ngôi nhà, cảm giác chung về ngôi nhà?

II. Thân bài

1. Những nét chung

- Nhà có hàng rào, có vườn, có sân không? (Hàng rào bằng chất liệu gì? Có gì đặc biệt? Trong sân, vườn, có cây cối, hoa cảnh gì?... ).

- Nhà rộng hay hẹp? Bằng vật liệu gì?

- Nhà có bao nhiêu phòng? sắp xếp ra sao?

2. Đặc tả một số chi tiết

- Phòng đầu tiên (hoặc phòng khách) được trang hoàng như thế nào? Có nét gì đặc biệt?

- Phòng em học ở đâu? Phòng được sắp xếp như thế nào? Có gì thuận tiện hay trở ngại cho việc học tập của em?

III. Kết luận

Cảm nghĩ của em về ngôi nhà.

15 tháng 4 2018

Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Là ngôi làng cổ có đền thờ Đức Vua Bà, thuỷ tổ quan họ, từ lâu nơi đây đã trở thành điểm hẹn của du khách gần xa mỗi khi muốn lắng nghe và tìm hiểu câu ca quan họ. Nhưng không chỉ có vậy, những ai có dịp đến đây, tất thảy đều không thể quên được món bánh khúc bình dị, thảo thơm của vùng quê Kinh Bắc.

Rau khúc có hình dáng bên ngoài như cỏ dại với màu lá xanh bàng bạc, phủ lớp phấn trắng bên trên. Để làm nên những chiếc bánh có hương khúc đặc trưng, cây được chọn phải nhỏ bản, dày bụ và đã ra hoa. Có nơi người ta phơi khô lá khúc, nghiền bột để dùng khi hết mùa rau, tuy nhiên, thơm hơn cả là rau khúc tươi.Chẳng thể nhớ bánh khúc làng Diềm có từ khi nào, chỉ biết vào những ngày lễ tết, hội hè, rằm hay mùng một, bánh mới được làm để mời họ hàng, quan khách. Tên bánh xuất phát từ chính loại cây làm nên nó – rau khúc. Có điều lạ là người làng Diềm không trồng mà thu hái rau khúc tự mọc ven các bãi đất trống, đất bồi ven sông, ven ruộng, bởi muốn trồng thì rau cũng tự lụi, không thu hoạch được.

Hiện là đầu mùa rau khúc nên vào thời gian này bạn đến với làng Diềm sẽ được người dân ở đây thiết đãi những chiếc bánh khúc thơm hương nóng hổi. Quy trình làm một chiếc bánh khúc không mất quá nhiều thời gian nên mỗi khi khách đến nhà, người làng Diềm mới bắt tay vào làm bánh.

 

Rau khúc sau khi hái về được rửa sạch, băm nhỏ rồi luộc sôi, bỏ nước, chỉ lấy phần rau chín. Sau đó đem giã nhuyễn với bột gạo tẻ Kháng Dân để làm vỏ bánh. Sở dĩ người làng Diềm sử dụng loại gạo này vì nó đủ độ kết dính và không quá dẻo. Từ hai màu trắng – xanh của bột và rau khúc, theo nhịp giã nhịp nhàng nắm bột mịn chuyển màu xanh nhạt đều mịn.

Nhân bánh khúc làng Diềm có nhiều nét giống với bánh chưng như đỗ xanh đồ chín giã nhỏ, hạt tiêu thơm phức và thịt ba chỉ thái nhỏ, chỉ khác cho thêm chút tóp mỡ băm nhỏ trộn đỗ xanh để tăng vị béo ngậy khi ăn. Công đoạn gây hứng thú nhất với du khách có lẽ là tham gia nặn bánh. Bạn sẽ được các cô các chị ở đây hướng dẫn véo nắm bột nhỏ, dàn đều và mỏng rồi gắp nhân bỏ vào giữa, nặn tròn hoặc hình tai voi tùy thích. Dù nặn thế nào thì quan trọng nhất vẫn là vỏ phải mỏng đều và không bị lộ nhân.

Bánh nặn xong được xếp ra mâm, chờ nước sôi rồi bỏ vào nồi hấp như đồ xôi, nếu thích lúc này có thể rắc lớp gạo nếp đã ngâm kỹ thành lớp áo bánh bên ngoài. Tuy nhiên, bánh khúc làng Diềm mời khách đến chơi thường hấp không để thấy được lớp áo màu xanh thẫm đặc trưng rau khúc.

Thưởng thức bánh khi còn nóng hổi là thơm ngon nhất. Lúc này lớp vỏ bánh bóng mọng bốc hơi nghi ngút, khách vừa thổi vừa ăn để cảm nhận hương thơm, bùi của lá khúc cùng vị ngậy béo của nhân đỗ thịt. Chiếc bánh khúc dường như là sự kết hợp hoàn hảo các sản vật đặc trưng của làng Diềm, mang đến hương vị độc đáo, hấp dẫn không dễ gì trộn lẫn.

Với nhiều loại bánh khác, người ăn có thể dùng một hai cái đã cảm thấy ngán nhưng với bánh khúc làng Diềm, ăn đến 4-5 chiếc mà vẫn thòm thèm, luyến tiếc. Bởi thế, không ít người ăn xong phải mua thêm để làm quà và ăn dần khi nhớ. Bánh hấp xong để nguội có thể cất trong tủ lạnh trong vòng một tháng, khi ăn đem hấp lại hương thơm như vẫn nguyên vẹn

27 tháng 12 2018

ban minh ko co dua nao them vao thu vien.

het