Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Một số bản đồ khu vực, thế giới
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Bản đồ dân cư thế giới.
- Bản đồ tự nhiên và khoáng sản Đông Nam Á.
- Bản đồ tự nhiên châu Á,…
* Một số bản đố tự nhiên
- Bản đồ hệ thống sông Việt Nam.
- Bản đồ khí hậu Việt Nam.
- Bản đồ đất Việt Nam.
* Một số bản đồ kinh tế, dân cư Việt Nam
- Bản đồ dân cư Việt Nam.
- Bản đồ kinh tế Việt Nam.
- Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản,…
* Một số bản đồ địa phương
- Bản đồ hành chính của một tỉnh/thành: Hà Nội, Yên Bái, Hải Dương, Quảng Ninh,...
- Bản đồ du lịch Hà Nội.
- Bản đồ dân cư của một tỉnh/thành,…
Ví dụ: Giới thiệu bản đồ hành chính Hà Nội
Gợi ý một số khía cạnh cần giới thiệu:
- Bản đồ thể hiện nội dung gì? (nội dung chính, nội dung phụ,…).
- Những đối tượng nào được thể hiện trên bản đồ?
- Tiếp giáp với các tỉnh/thành nào?
- Bao gồm bao nhiêu quận, huyện, thị xã (liệt kê, đọc tên).
Thông tin - đặc điểm Trái Đất
-Bên trong Trái Đất có 3 lớp : lớp vỏ , lớp trung gian , lõi .
- lớp vỏ là lớp quan trọng vì nó là nơi tồn tại các sinh vật , không khí , nước , ... là nơi mà con người sinh sống
số thông tin của hệ Mặt Trời
- chủ yếu là Mặt trời nằm ở trung tâm và các hành tinh khác trong hệ mặt trời quay xung quanh mặt trời
- hệ mặt trời có 9 hành tinh di chuyển quanh nó : Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Sao Thiên Vương - Sao Hải Vương - Sao Diêm Vương
Học sinh tìm kiếm thông tin từ sách, báo, internet,…
MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Những loài thực vật ở vườn quốc gia Cúc phương bao gồm:
- Ngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài.
- Ngành hạt trần có 3 họ, 3 chi và 3 loài.
- Ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài.
Sự phong phú về sinh vật, động vật gồm có
- 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á).
- 313 loài chim.
- 76 loài bò sát.
- 46 loài lưỡng cư.
- 11 loài cá.
- Hàng ngàn loài côn trùng.
Đây cũng là nơi sinh sống của một số loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng cao như Voọc đùi trắng, Cầy vằn, Báo hoa mai,…
a. Khai thác năng lượng từ sóng biển:
- Sóng biển là nguồn năng lượng sạch để sản xuất điện, giúp tiết kiệm năng lượng.
- Phát triển du lịch, nhiều bãi biển đẹp, trò chơi thú vị.
- Điều hòa khí hậu.
- Đưa chất dinh dưỡng từ sâu dưới đáy đại dương lên mặt nước.
- Giữ vững cân bằng sinh học trong cả đại dương và lục địa.
- Tham gia một phần vào tuần hoàn nước và trao đổi nước giữa các đại dương.
- Một phần nào đó đóng góp vào lịch sử loài người qua các cuộc di dân bằng đường biển (VD như dẫn người ĐNA đến các quần đảo trên Thái Bình Dương).
b. Khai thác năng lượng từ thủy triều:
- Thủy triều đóng góp phần lớn làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán và năm 1288 của nhà Trần trước quân Nguyên-Mông.
- Hiện nay, thủy triều còn phục vụ cho công nghiệp (như sản xuất điện), ngư nghiệp, như trong đánh bắt hải sản, và khoa học, như nghiên cứu thủy văn.
Tham khảo
Vương quốc Phù Nam
Phù Nam là tên gọi được đặt cho một quốc gia cổ của Campuchia trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện khoảng đầu Công Nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. Theo nhiều thư tịch cổ Trung Quốc, thì trong thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), về phía Tây đến Thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phía Bắc bán đảo Mã Lai.
Quốc gia này tồn tại cho đến khoảng nửa thế kỷ 7(sau năm 627) thì bị sáp nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp(Campuchia). Mãi đến thế kỷ 17-thế kỷ 18, 1 phần lãnh thổ xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam, tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay.
Yếu tố sắc tộc-ngôn ngữ của cư dân Phù Nam vẫn còn đang được tranh luận, chưa thể đưa ra được kết luận cụ thể từ các bằng chứng hiện có. Một số giả thuyết cho rằng đa phần dân cư Phù Nam nói các tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, giả thuyết khác cho rằng Phù Nam là một xã hội đa sắc tộc.