Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Vấn đề ô nhiễm chuồng nuôi trong chăn nuôi lợn công nghiệp:
Phân của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, asen, niken(kim loại nặng)… và các vi sinh vật gây hại khác không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất, làm rối loạn độ phì đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm.
- Biện pháp xử lí:
+ Quy hoạch chăn nuôi
+ Xử lí chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas
+ Xử lí chất thải bằng men sinh học
Quy trình bảo quản sản phẩm chăn nuôi bằng phương pháp bảo quản lạnh:
- Bước 1: Thịt gia súc, gia cầm sau khi giết mổ, làm sạch đưa vào phòng lạnh. Tuỳ theo kích thước con vật mà xé nhỏ hoặc để nguyên. Gia cầm để cả con và bao gói trước khi bảo quản.
- Bước 2: Các súc thịt được treo trên các móc sắt hay đóng hòm và xếp thành từng khối.
- Bước 3: Làm lạnh sản phẩm, thời gian làm lạnh phụ thuộc vào tính chất và khối lượng thịt.
- Bước 4: Sau khi làm lạnh, sản phẩm đưa sang phòng bảo quản. Nhiệt độ trong phòng bảo quản từ 0oC đến 20oC, độ ẩm thấp hơn 85%.
Bảo quản thịt lợn 17 ngày, thịt bò 28 ngày, thịt bê 14 ngày, thịt gà 15 ngày.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn bổ sung nhằm bảo vệ môi trường chăn nuôi:
- Sản suất chế phẩm vi sinh cho vật nuôi
- Công nghệ sinh học sản xuất các enzyme, amino acid
- Cân đối khẩu phần sử dụng thức ăn ủ chua; bổ sung lipid, acid hữu cơ cho vật nuôi nhai lại.
Biện pháp ủ kiềm hóa rơm:
a) Chuẩn bị nguyên vật liệu: Rơm khô, đạm urea + nước sạch, găng tay, ô doa, vôi, muối ăn, cào, xẻng, bể, bao tải…
b) Phương pháp ủ:
Công thức:
- Rơm khô: 100 kg, urea: 2,5 kg; vôi: 0,5 kg; muối ăn: 0,5 kg; nước sạch: 70 - 80 lít.
- Urea, vôi, muối được hoà tan vào 70 - 80 lít nước cho tan đều; sau đó, tưới vào 100 kg rơm cho tất cả rơm được thấm nước hỗn hợp urea, vôi, muối.
Cách ủ: Dùng sân sạch, nilon rộng khoảng 2 - 3 m2, trải từng lớp rơm dày khoảng 15 - 20 cm; sau đó, tưới nước đã hòa tan urea, vôi, muối cho thấm đều tất cả lớp rơm rồi lại cho lớp khác và tưới đều. Lần lượt như vậy, tưới cho ẩm hết lượng rơm. Các lớp dưới nên tưới ít, các lớp trên tưới nhiều hơn, phần dư thừa sẽ thấm xuống các lớp dưới không gây lãng phí. Sau khi rơm được tưới đều, ta cho chúng vào các bao tải có bao nilon, nén thật chặt. Buộc chặt để giữ cho rơm chế biến sạch sẽ, tránh nắng mưa, ẩm ướt.
Các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:
- Đúng điều kiện vệ sinh: đây là một yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi, các trang trại nuôi cần có đầy đủ các trang thiết bị vệ sinh, tiêu độc, khử trùng cũng như các quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong quá trình nuôi để đảm bảo ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập, lây lan, cũng như tiêu diệt các mầm bệnh.
- Đúng loại: nghĩa là loại thuốc thú y, kháng sinh, vắc xin và thức ăn sử dụng trong chăn nuôi phải trong danh mục được phép sử dụng, được phép lưu hành, không sử dụng các loại bị cấm sử dụng hoặc sử dụng không đúng đối tượng cho vật nuôi;
- Đúng cách: nghĩa là việc sử dụng vắc xin, kháng sinh, thuốc thú y phải theo đúng liều lượng và đúng lúc. Việc sử dụng kháng sinh, thuốc cần theo hướng dẫn của kỹ sư chăn nuôi thú y và của nhà sản xuất và sử sụng theo đúng thời điểm để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa và điều trị bệnh động vật.
Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải chăn nuôi:
- Sản xuất chế phẩm vi sinh (probiotics) cho vật nuôi nhằm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
- Công nghệ sinh học sản xuất các enzyme, amino acid bổ sung vào khẩu phần ăn cho vật nuôi.
- Chăn nuôi có đẹm lót vi sinh.
- Sử dụng các chế phẩm vi sinh trong xử lí chất thải chăn nuôi.
Lựa chọn biện pháp phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em: địa phương nên áp dụng công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh (probiotics) để nâng cao tỉ lệ tiêu hóa thức ăn và giảm lượng phát sinh chất thải. Ngoài ra có thể áp dụng chăn nuôi có đệm lót vi sinh. Lớp đệm có ủ với men vi sinh có lợi. Các loại vi sinh vật có lợi sinh trưởng, sinh sản trong lớp đệm lót sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân, do đó làm giảm đáng kể mùi hôi thối, giảm ruồi muỗi.
Quy trình bảo quản sản phẩm chăn nuôi bằng phương pháp bảo quản lạnh:
Bước 1: Thịt gia súc, gia cầm sau khi giết mổ, làm sạch đưa vào phòng lạnh. Tuỳ theo kích thước con vật mà xé nhỏ hoặc để nguyên. Gia cầm để cả con và bao gói trước khi bảo quản.
Bước 2: Các súc thịt được treo trên các móc sắt hay đóng hòm và xếp thành từng khối.
Bước 3: Làm lạnh sản phẩm, thời gian làm lạnh phụ thuộc vào tính chất và khối lượng thịt.
Bước 4: Sau khi làm lạnh, sản phẩm đưa sang phòng bảo quản. Nhiệt độ trong phòng bảo quản từ 0oC đến 20oC, độ ẩm thấp hơn 85%.
Bảo quản thịt lợn 17 ngày, thịt bò 28 ngày, thịt bê 14 ngày, thịt gà 15 ngày.
Biện pháp khí sinh học và hố sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:
Chất thải chăn nuôi được đưa về hầm, túi hoặc hố lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí, giúp phân giải chất hữu cơ thành khí sinh học, tiêu diệt các sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi.