K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2022

tham khảo khi cảm thấy nó phù hợp 
https://loga.vn/hoi-dap/trinh-bay-nhung-bien-doi-cua-ha-noi-cuoi-the-ki-i-trinh-bay-nhung-bien-doi-cua-ha-noi-cuoi-the-k-34593

8 tháng 5 2018

Do mục tiêu của giai cấp cũ làm người dân ghét nên phải lập nên giai cấp mới khác để chống lại.

11 tháng 4 2017

Đến giữa thế kỉ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản, đứng đầu là Sôgun (Tướng quân), đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiế Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

Tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu có, song các nhà tư sản công thương lại không có quyền lực về chính trị. Nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và những người cho vay lãi bóc lột.

Về chính trị, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sô gun dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).

Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật bản phải “mở cửa”.

Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề.

Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

21 tháng 4 2017

Lạc đề....

2 tháng 10 2018

- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… Chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Phong trào đấu tranh vào giai đoạn sau có sự ra đời của các tổ chức chính trị. Thể hiện bước phát triển của phong trào.

- Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh đều thất bại vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.

22 tháng 9 2018

Đáp án C

21 tháng 4 2020

Trung Quốc

Bối cảnh: Trung Quốc là một trong những con mồi của những nước tư bản phương Tây. Các nước tìm mọi cách để bắt chính quyền mở cửa và tự do buôn bán. Sau sự kiện chiến tranh thuốc phiện, triều đình phải kí Hiệp ước Nam Kinh theo các điều khoản của Anh. Từ đây thì TQ từ 1 nước phong kiến độc lập trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

- Phong trào đấu tranh của nhân dân giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX như phong trào Thái bình Thiên quốc (1851 - 1864), phong trào Duy tân 1898, phong trào Nghĩa hòa đoàn (1899-1901).

- Đồng minh hội do Tôn Trung Sơ thành lập với chủ nghĩa tam dân đã lãnh đạo cách mạng Tân Hội (1911) dành được thắng lợi:

+ Vua Thanh thoái vị, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải lên làm Tổng thống. Các thế lực phong kiến lên nắm quyền.

(Tuy nhiên, cuộc cách mạng này không triệu để khi không thủ tiêu hoàn toàn được giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho dân.

21 tháng 4 2020

Câu này thực sự dài, Cô sẽ làm ngắn gọn 2 nước là Nhật Bản và Trung Quốc. Các bạn sẽ dựa vào đó để tổng hợp cho cô kiến thức của Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á nhé. Vì là một câu hỏi tổng hợp kiến thức nên bạn nào trả lời chính xác và nhanh sẽ được tặng 2GP nhé.

Cuộc cách mạng tư sản Âu - Mỹ diễn ra từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII. Hệ quả lớn nhất khi thực hiện thành công đó là các nước tiến hành bành chướng thuộc địa. Mà con mồi chúng hướng đến là Châu Á, Châu Phi.

- Nhật Bản:

+ Trong bối cảnh chế độ mạc phủ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Các nước Âu- Mỹ nhòm ngó, Mạc phủ kí các hiệp ước bất bình đảng. 1/1868, Sogun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền thực hiện 1 loạt cải cách.

+ Nội dung của cải cách: Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới theo chế độ quân chủ lập hiến.

Kinh tế: Thống nhất tiền tệ thị trường , xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Quân sự: Tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí.

Giáo dục: Chính sách giáo dục bắt buốc, chú trọng khoa học - kĩ thuật.

+ Kết quả: Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược. Và chuyển sang thời kì đế quốc chủ nghĩa.