K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chim và thú là đv hằng nhiệt vì nhiệt độ cơ thể của chúng  ổn định khi nhiệt độ môi trường thay đổi

Thiếu thiếu thì phải:))

4 tháng 3 2020

quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ an. lai lịch thật chưa rõ.

Thể thơ 'thất ngôn tứ tuyệt'

hình anh: ngon

1) Mk sẽ lại chụp hình và hôn anh Đường . 

2) BIas của mk là Suga .Vì anh ấy ngầu và rất đẹp trai (COOl ngầu )

3) Mk Fake love nhất.

4) Suga , V, Jungkook,Jimin, Jin , RM,J-hope.

# LTH

11 tháng 8 2018

Không 

   đăng 

       câu

           hỏi 

               linh

                  tinh 

9 tháng 5 2019

Vi chim canh cut va nhung loai dong vat o day co lop mo day ,long ram co the cach nhiet ,ko tham nuoc nen song duoc o nhiet do -40 va dac diem co the thich nghi voi doi song va moi truong nen co the ton tai o noi cuc lanh nay

9 tháng 5 2019

Châu nam cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo lại có nhiều chim và động vật sinh sống vì chim cánh cụt và những loài vật sinh sống ở đây có lớp mỡ dày, lông rậm có thể cách nhiệt, không thấm nước nên sống được ở nhiệt độ -40 và đặt điểm cơ thể thích nghi với đời sống và môi trường nên có thể tồn tại ở nơi cực lạnh này. 

10 tháng 8 2018

1.13/06/2013.

2. 7 thành viên

3. BLOOD SWEET AND TEARS” (WINGS, 2016).

NO MORE DREAMS” (2 COOL 4 SKOOL, 2013).

CYPHER PT. 3: KILLER” (DARK & WILD, 2014).

SAVE ME” (THE MOST BEAUTIFUL MOMENT IN LIFE: YOUNG FOREVER, 2016).

BOY IN LUV” (SKOOL LUV AFFAIR, 2014).

SILVER SPOON” (THE MOST BEAUTIFUL MOMENT IN LIFE, PART 2, 2015)

RUN” (THE MOST BEAUTIFUL MOMENT IN LIFE PT. 2, 2015).

ATTACK ON BANGTAN” (O!RUL8,2? 2013).

DOPE” (THE MOST BEAUTIFUL MOMENT IN LIFE PT. 1, 2015).

“I NEED U”  (THE MOST BEAUTIFUL MOMENT IN LIFE PT. 1, 2015).

10 tháng 8 2018

Bn lm tiếp cho hết ik

cuộc  khởi nghĩa chàng Lía gặp thất bại vì 

- cuộc khởi nghỉa diễn ra nhỏ lẻ,đơn độc

- vũ khí còn thô sơ

- quân triều đình quá mạnh: đông về dân số và cả vũ khí

Bài làm

Khánh Hoà chủ yếu là lao động sản xuât nông nghiệp và ngư nghiệp. Vì vậy, những yếu tố tự nhiên như mưa nắng, gió bão lũ lụt, hạn hán có liên quan và tác động trực tiếp đến  quá trình và năng suất lao động. Quan sát, nhận biết những biểu hiện của thời tiết, khí hậu là việc làm tự nhiên và cần thiết của người lao động. 

– “ Bao giờ trời kéo vảy tê

Sắp gồng, sắp gánh ta  về kẻo mưa”

Hoặc:

– “Thế gian chẳng biết thì nhầm

Trời sấm ầm ầm là trời chưa mưa”

Cái mưa, cái gió ở Khánh Hoà cũng đặc biệt, cũng “thành danh”. Bởi hiện tượng tự nhiên ấy có khi gắn với một vùng đất, một tên địa danh cụ thể.

– “Mưa đồng Cọ, gió Tu Bông”

Tu Bông là vùng quê phía Nam Đèo Cả. Từ xưa nơi đây đã được gọi là Tụ Phong, nơi tích tụ gió. Gió Tu Bông dữ dội và khắc nghiệt, góp phần kết dọng nên trầm hương, kỳ nam, nhưng không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Ngày nay người nông dân đã cải vụ để tránh mùa gió, cho năng suất cao hơn. 

– “Ông tha mà bà không tha

Liền cho cây lụt hăm ba tháng mười”

Câu tục ngữ phản ánh hiện tượng lũ lụt xảy ra có qui luật, trở thành “định kỳ” hàng năm ở Khánh Hoà mà đỉnh điểm là ngày hai ba tháng mười âm lịch. Hiện tượng thiên nhiên này từ xa xưa đã được nhân dân giải thích bằng truyền thuyết về Ngọc Bà Thiên-Y-a-na. Vì nhớ quê hương xứ sở nơi mình sinh ra, bà Thiên-Y-a-na từ biệt chồng con trở về núi Đại An (Diên Khánh). Chồng bà là Thái tử Bắc Hải cho quân theo cản trở. Bà nổi giận dâng nước lên để chống lại. Cơn giận đã gây ra nạn lụt hàng năm ở Khánh Hoà.

Nhiều câu tục ngữ ghi lại những đặc điểm, địa hình, địa vật của vùng đất Khánh Hoà: núi cao biển rộng nhiều thác hiểm, nhiều thú rừng, sản vật.

– “Ngựa Lồng, Trâu Đụng, Giàng Xay

Khỏi ba thác ấy khoanh tay mà ngồi”

“Cọp Khánh Hoà, ma Bình Thuận”

“Mây Hòn Hèo, heo Đất Đỏ”

Những kinh nghiệm về thực tiễn lao động, về thời vụ, mùa màng, thu hoạch… cũng  được nhân dân đúc kết bằng những câu nói giản dị, rất dễ nhớ, dễ vận dụng vào đời sống sản xuất:

– “Được mùa lúa, úa mùa cau”

– “Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông”

– “Một lần mà tởn đến già

Không đi nước mặn nữa hà ăn chân”.

Chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong kho tàng tục ngữ Khánh Hoà là phần tục ngữ về gia đình và xã hội. Đó là những câu tục ngữ chứa đựng nội dung răn dạy giáo dục ứng xử, đề cao những mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, giữa  người và người, giữa cá nhân với cộng đồng…

Yếu tố truyền thống, gia đình, dòng tộc, nòi giống được xem là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách con người.

– “Giọt mưa trước nhỏ đâu, giọt mưa sau nhỏ đó”

– “Con khôn cha mẹ nao răn

Ví như trái bưởi ai lăn nó tròn”

– “Gà nòi không tập cũng hay

Con nòi không tập cũng tày thế gian”

Quan hệ gia đình với xã hội luôn là mối quan hệ gắn bó, trong đó những chuẩn mực đạo đức truyền thống luôn được đề cao. Nhiều câu tục ngữ vượt lên cả sự khuyên răn giáo dục, lên tiếng phê phán những biểu hiện suy  đồi về đạo đức.

– “Trời sinh trái mít có gai

Con hư tại mẹ dẫn trai vô nhà”

Hoặc phê phán những cách sống , lối ứng xử, và tình yêu hôn nhân trái với lẽ thường: 

– “Trai tơ lấy phải nạ dòng

Tổ tông khiến mạt chớ  tơ hồng nào xe”

– “Ăn sao cho được của người

Thương sao cho được vợ người mà thương

Tục ngữ Khánh Hoà có nhiều câu đúc kết những kinh nghiệm đời sống xã hội sâu sắc, thể hiện sự nhận thức rạch ròi, đúng đắn giữa cái nội dung và hình thức, giữa hiện tượng và bản chất, đồng thời đề cao những giá trị đích thực:

– “Vô duyên dù bận áo sa

Áo ra đằng áo người ra đằng người

Có duyên dù bận áo tơi

Đầu đội nón cời duyên vẫn hoàn duyên”.

 Hoặc:                           

– “Rượu ngon bất luận bè sành

Áo rách khéo vá hơn lành vụng may”

– “Dó lâu năm dó thành kỳ

Đá kia lăn lóc có khi thành vàng”

Nhân tình thế thái, mối quan hệ giữa người và người, là những vấn đề được  nói đến nhiều trong tục ngữ Khánh Hoà. Đó là kinh nghiệm chua chát về sự ngăn trở giàu nghèo, về thái độ và sự lựa chọn của con người đối với tiền bạc và tình nghĩa.

– “Giàu cha giàu mẹ thì ham

giàu cô chú bác ai làm nấy ăn”

– “Giàu sang nhiều kẻ đến nhà

Khó khăn  đến phải ruột rà xa nhau”.

Và cả những kinh nghiệm cay đắng của con người khi sa cơ thất thế.

– “Người khôn thất thế cũng khờ

Ba mươi đời cọp dữ sa cơ cũng hèn”

Tục ngữ Khánh Hoà còn phê phán những thói hư tật xấu của con người như thói a dua, dậu đổ bìm leo, phản bội, tham lam, tranh giành…

– “Trời gầm cóc nhái gầm theo

Rồng đi lấy nước, trùn leo miệng vò”

– “Sá gì một nải chuối xanh

Xúm lại mà giành cho mủ dính tay”

 Hoặc phê phán thói ham vui, ham chơi sa đà quá trớn.

– “Hát bội làm khổ người ta

Đàn ông bỏ vợ, đàn bà bỏ con” 

Những kinh nghiệm trong đời sống sinh hoạt ứng xử, giao tiếp, nói năng… cũng được tục ngữ ghi lại, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

– “Vàng sa đáy nước vàng chìm

Anh sa lời nói kiếm tìm không ra” 

Một số đức tính tốt trong sinh hoạt như chăm chỉ siêng năng, tiết kiệm, căn cơ  được tục ngữ đề cao:

– “Nợ quá gia tài đắp chiếu dài mà ngủ”

– “Làm ra ăn nhịn có dư

Làm nhiều ăn dữ cũng như không làm”

– “Đói thì đầu gối phải bò

Cái chân phải chạy, cái giò phải đi” 

Trên đây là phần giới thiệu khái quát những đặc điểm về nội dung tục ngữ của người Kinh ở Khánh Hoà.

Khánh Hoà có các dân tộc ít người sinh sống lâu đời như Raglai, T’ Ring, Eâđê… trong đó có dân tộc Raglai sống tập trung đông đảo hơn cả.

Các dân tộc ít người ở Khánh Hoà cũng đúc kết những kinh nghiệm sống, lao động và đấu tranh bằng những câu tục ngữ ngắn gọn mà nhiều nghĩa. Qua đó có thể thấy được nếp sống sinh hoạt phong tục tập quán, tín ngưỡng… ứng xử gia đình và cộng đồng.

– “Đốt cây lồ ô vướng cây le”

– “Khôn nhìn mặt, dại nhìn gan”

– “Nói nhiều lỏng lạt, nói ít nắm chặt”

– “Lội nước ướt chân, uống rượu xỉn mặt…” 

# Chúc bạn học tốt #

15 tháng 10 2019

Câu 1.

  • Bài làm 1 :

     Cốm - nhắc tới món ăn thanh nhã mang đậm những hương vị đồng quê như thế này chúng ta không thể không nghĩ tới hình ảnh của Hà Nội với những ngọn gió heo may mỗi khi thu về.

   Còn gì vui và hạnh phúc hơn khi được cầm trên tay những thứ quà quý giá ấy ngày còn nhỏ xíu, mỗi lần đi chợ, tôi thường bảo mẹ phải mua cho mình những gói cốm được bọc bằng lá sen.

    Lúc đó chưa biết được những ý nghĩa thực sự của những chiếc lá sen bọc bên ngoài những hạt cốm xanh mướt mà chỉ biết rằng nếu như cốm mà được đượm hương thơm của những lá sen thì không còn gì tuyệt với bằng Có lẽ vì cũng hiểu được điều đó mà nhà văn Thạch Lam đã viết lên tác phẩm Hà Nội băm sáu phố phường và nổi bật trong tác phẩm là đoạn trích” một thứ quà của lúa non – cốm”.

    “Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bong lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. ”

    Chỉ với một số những câu văn mở đầu mà chúng ta đã cảm nhận được cái nét thanh nhã của những hạt gạo, rồi qua biết bao những bàn tay làm ra, mới có thể thành những hạt cốm xanh mượt như ngày hôm nay. Những hạt cốm được tạo nên bởi những tinh hoa của đất, của trời. Tất cả nhưng điều đó càng làm cho những hạt cốm tuy nhỏ bé nhưng chúng lại mang trong mình rất nhiều giá trị mà chinh bản thân chúng ta cũng không thể ngờ tới. Những cơn gió mang theo những hương thơm nồng nàn với những nét thanh tao và dịu nhẹ của đất trời Hà Nội. Những cơn gió ấy mang theo những nét đặc trưng đượm mùi hương sen của Hà nội. 

    Và nhắc tới món Cốm - một trong những đặc trưng văn hóa của Hà Nội thì tại nơi đây Cốm làng Vòng có thể coi là một trong những món ăn mang nhiều tinh hoa của văn hóa nghệ thuật nhất. Cốm làng Vòng không những mang tới cho những người đam mê ẩm thực bằng màu sắc tinh tế với những sắc xanh dịu nhẹ mà còn gây đam mê bởi mùi hương quyện cùng mùi lá sen. Chúng ta phải cảm nhận một cách cẩn thận mới thấy mùi hương ấy lan tỏa trong không gian, một mùi hương đặc trưng mà chúng ta chỉ cần được thưởng thức một lần là sẽ nhớ mãi không quên.

    Để làm ra được những hạt cốm tinh tế, người làm cốm - cũng có thể được coi là những nghệ nhân làm cốm đa bỏ vào đó rất nhiều những công sức mà không phải ai cũng có thể làm ra được những hạt cốm. Cốm chia làm hai loại là cốm dẻo và cốm giòn. Mỗi loại cốm lại có những cách thưởng thức khác nhau. Nhưng nếu như là người Hà Nội thì chúng ta sẽ biết ăn cốm là một nghệ thuật. nếu như chỉ ăn cốm một mình thì sẽ không thể cảm nhận được hết những hương vị nồng nàn lúa non của cốm. Nhưng chỉ cần kết hợp cốm với những loại quả như hồng chín hay  những quả chuối ngự thì lập tức hương vị sẽ trở nên khác biệt. Những hương vị ấy không chỉ làm cho con người có được những sắc hương mà còn làm cho lòng người cảm thấy ấm áp- đó là những hương vị của quà quê. Cách ăn này không chỉ có ít người biết mà đó đã trở thành một thói quen của nhưng người hay ăn cốm. Có thể tưởng tượng ra cảnh mỗi buổi sớm đầy sương mai và gió lạnh, chúng ta lại được cầm trên tay những gói cốm vẫn còn ấm nóng, vừa mới được lấy ra rồi bọc vào trong những  chiếc lá sen to bản, xanh thẫm. Mùa hương lúa mới, mùi dừa nồng đượm lại  hòa cùng với mùi của lá sen tại thành mùi thơm rất đặc biệt- mùi Cốm làng Vòng. Và người ta cùng không dùng thìa, dùng đũa để xúc cốm và phải dùng tay, bốc từng vốc nhỏ. Có như vậy thì hương vị có mới được tròn vẹn.

   Cuộc sống ngày nay nhiều những bộn bề công việc gia đình. Để tìm được những gánh hàng rong mang những gói cốm cũng là một việc không phải dễ dàng. Thế nên, chúng ta cần phải có những biện pháp để bảo tồn những đặc sản mang cả ý nghĩa văn hóa một thời như Cốm để tất cả chúng ta có thể tìm được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.

  • Bài làm 2 : 

    Hà Nội mảnh đất văn hóa, với nhiều sản vật quý hiếm làm nên hồn cốt ngàn năm của mảnh đất này. Với Hà Nội ta có thể nhắc đến Phở, chả cá Lã Vọng,… và không thể không nhắc đến cốm làng Vòng. Đây là giá trị văn hóa truyền thống được chắt lọc qua sản vật và con người, là niềm tự hào của mỗi địa phương. Vẻ đẹp, sự tinh túy của cốm cũng như con người Hà Thành đã được phản ánh một cách đầy tinh tế qua tùy bút “Một thứ quà của lúa non: cốm” của nhà văn Thạch Lam.

 
   Bằng vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc, Thạch Lam đã nói về nguồn gốc của Cốm. Cảm xúc được khơi gợi từ hương sen thanh nhã trên hồ, hương lá sen như báo trước một thứ quà “thanh nhã và tinh khiết” – cốm. Cốm được làm bằng thứ thóc nếp còn non, tức là trong vỏ xanh có “một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị của cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại” và khi bông lúa non ấy chính là nguyên liệu làm nên những hạt cốm thơm ngon. Cốm chính là sự kết tinh những gì thanh nhã và tinh khiết nhất của đất trời. Đoạn văn nói về nguồn gốc của cốm sử dụng ngôn từ hết sức tinh tế, giàu sức biểu cảm, thấm đượm cảm xúc trữ tình. Đọc từng câu văn của Thạch Lam ta có cảm tưởng như đang được hít hà mùi hương tinh khiết của cốm.

    Cách chế biến cốm cũng thật cầu kì, khe khắt. Để làm ra những hạt cốm thơm ngon, dẻo mềm phải đợi đến “lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được người ta gặt mang về”, cùng với những bí kíp gia truyền để tạo ra cốm. Một thức ăn dân dã những tưởng được chế biến đơn giản mà hóa ra lại cầu kì, công phu đến như vậy. Và cốm chỉ ngon nhất khi làm ở làng Vòng, cốm ở đây nổi tiếng gần xa:

Kẻ Đô làm kẹo mạch nha

Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua.

    Cách thức cốm đến với mọi người cũng thật duyên dáng, lịch thiệp, gắn liền với những “cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng…”. Vẻ đẹp của con người đã tôn lên vẻ đẹp của cốm.

    Bởi vậy mà cách thức thưởng thức cốm cũng thật đặc biệt. Ăn cốm phải cảm thụ bằng nhiều giác quan, phải ăn thong thả mà ngẫm nghĩ để cảm nhận được mùi thơm phức của lúa (thính giác), chất ngọt dịu dàng, thanh khiết của cốm (vị giác) và màu xanh non của cốm (thị giác). Cốm là thức ăn chơi không giành cho những người vội vã. Cốm vốn là thứ quà bình dị, không có gì cầu kì, ấy vậy mà bằng cái nhìn thấu đáo, tác giả có thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm.

    Cốm không chỉ là một thứ quà đơn thuần mà qua những dòng bình luận của Thạch Lam ta còn thấy được những giá trị, ý nghĩa sâu sắc của cốm trong văn hóa dân tộc. Cốm làm quà sêu tết, làm đồ lễ trong các lễ cưới. Sự hài hòa màu sắc giữa cốm và màu đỏ của hồng còn gì đẹp đẽ và ý nghĩa hơn trong những ngày này: “màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già” “không bao giờ có hai màu lại hoài hợp hơn được nữa”. Cốm góp phần làm nên nhân duyên tốt đẹp cho con người. Cốm là một món quà thiêng liêng, một điểm rất khác biệt của quê hương, đất nước, mang giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam.

    Trong bài tùy bút Thạch Lam đã sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh. Lời văn giàu chất thơ, nhẹ nhàng, êm ái mà sâu sắc, tinh tế, nhạy cảm và trân trọng.

   Bài tùy bút đã cho thấy cốm là đặc sản của dân tộc, là món quà của đồng quê mà trời đất ban tặng cho con người. Qua đó ta còn thấy được tấm lòng trân trọng, đau đáu giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc của Thạch Lam.

  • Bài làm 3 :

      Trong những năm 30 của thế kỉ XX, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một hiện tượng mới lạ của văn học: Thạch Lam. Là thành viên của Tự sự văn đoàn nhưng khác với những người anh của mình, Thạch Lam không khai thác đề tài từ những tình yêu trai gái lãng mạn, mà hướng ngòi bút của mình vào thế giới của những điều bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống con người. Là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người.

     Từ một cây bút sở trường về truyện ngắn, vốn đã nổi tiếng trên văn đàn bởi những truyện ngắn giàu chất thơ, Thạch Lam đặt chân lên một miền đất mới của văn chương và gặt hái được nhiều thành công vang dội bằng tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường.

    Tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về những nét sinh hoạt, những thứ quà bình dị, những phố phường, cửa hiệu., ở Hà Nội trước năm 1945. Đây là một sáng tác có giá trị rất lớn về văn hoá, phong tục và chứa đựng cả tấm lòng yêu mến quê hương đất nước, những quan niệm cần trân trọng. “Một thứ quà của lúa non: Cốm” là một sáng tác trong tập tuỳ bút ấy.

    Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tinh tường và sự cảm nhận sâu sắc đến thế.

    Mạch cảm xúc của bài văn bắt đầu từ hương thơm của lá sen, trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Một cảm giác thật tinh tế. Cảm giác ấy càng tinh tế hơn khi nhà văn mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả hương vị nồng nàn và thanh khiết của cánh đồng lúa, của lúa non:

    Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, nhủ báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của lúa non không. Trong cái vỏ xanh kín, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.

    Một đoạn văn thật hay và thấm đượm cảm xúc trữ tình, gợi lên cho người đọc cái tình quê bâng khuâng, man mác.

    Cốm là một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Nhưng để có thứ quà ấy, còn nhờ đến bàn tay khéo léo của con người. Ngòi bút Thạch Lam đã khéo dẫn dắt người đọc đến chiêm ngưỡng tài hoa của những người làm cốm. Nhà văn không đi sâu miêu tả công việc làm cốm, mà chỉ lưu ý rằng đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn. Trong cảm xúc của Thạch Lam, hình ảnh những cô gái hàng cốm làng Vòng hiện ra xiết bao thân thương, trìu mến.

    Từ cái cảm nhận về hương cốm và sự hình thành hạt cốm từ những gì tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người, mạch cảm xúc của Thạch Lam chuyển sang ca ngợi giá trị của Cốm:

    Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dăng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

    Một giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường mà không phải ai cũng nhận thấy. Phải yêu quê hương đất nước, yêu những sản vật của quê hương đất nước nhiều như Thạch Lam mới có thể phát hiện ra cái chân giá trị ấy của cốm.

    Những dòng bình luận của Thạch Lam về giá trị của việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết đem đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, giúp ta hiểu ra được cái ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong tục lệ giản dị này. Một nét đẹp văn hoá cần phải giữ gìn. Chỉ tiếc cho những kẻ không có học, học đòi bắt chước người ngoài. Một sự phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía.

    Ở đoạn cuối cùng của bài tuỳ bút, Thạch Lam chuyển sang bàn luận về sự thưởng thức cốm. Trong chúng ta mấy ai đã nghĩ tới việc phải ăn món quà bình dị đó như thế nào? Với Thạch Lam, ăn Cốm vốn là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế: Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu cả lại trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.

    Chao ôi, cảm quan nghệ thuật của Thạch Lam mới tinh nhạy làm sao, khiến ta không thể không ngẫm suy.

    Bài tuỳ bút kết thúc bằng một lời đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.

    Một lời đề nghị thật đẹp, thật thiết tha của một ân tình sâu nặng với thứ quà của lúa non.

    Để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc, Thạch Lam rất chú ý tới việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn giàu nhịp điệu, những hình ảnh giàu chất thơ. Vì thế bài tuỳ bút trở thành một sáng tác nghệ thuật khá đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình.

    Văn Thạch Lam quả là làm cho tâm hồn người ta phong phú và thanh sạch hơn.

Câu 2. ( Bn tự vt )

#Ứng Lân

9 tháng 2 2020

1. Xét về cấu tạo câu tục ngữ thuộc kiểu câu ghép vì nó có 3 cụm C-V làm nòng cốt trong câu.

9 tháng 2 2020

3. Chuyển câu tục ngữ này từ tiếng Hán Việt sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là: thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. Thứ tự nhất, nhị, tam cũng là thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm vườn, trồng lúa mang lại cho người nông dân.

   Trong các nghề kể trên, đem lại nhiều lợi ích nhất là nuôi cá (canh trì), tiếp theo là nghề làm vườn (canh viên), sau đó là làm ruộng (canh điền).

   Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là: Muốn làm giàu, cần phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong thực tế, bài học này đã được áp dụng triệt để. Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển, thu lợi nhuận lớn gấp nhiều lần trồng lúa.

   Nhưng không phải thứ tự trong câu tục ngữ áp dụng nơi nào cũng đúng mà chúng phụ thuộc vào đặc điểm địa lí tự nhiên của từng vùng. Ở vùng nào có đặc điểm địa lí phong phú thì cách sắp xếp theo trật tự đó là hợp lí nhưng đối với những nơi chỉ thuận lợi cho một nghề phát triển, chẳng hạn nghề làm vườn hay làm ruộng, thì vấn đề lại không như vậy. Nói tóm lại, con người phải linh hoạt, sáng tạo trong công việc để tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.