K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 8 2020

a) Khuôn mặt của cô gái (không bắt buộc)

b) Lòng tin của nhân dân (bắt buộc)

c) Cái tủ bằng gỗ anh vừa mới mua (không bắt buộc)

d) Nó đến trường bằng xe đạp (bắt buộc)

e) Giỏi về toán (không bắt buộc)

g) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây (bắt buộc)

h) Làm việc nhà (bắt buộc)

i) Quyển sách đặt trên bàn (không bắt buộc)

4 tháng 8 2020

Trả lời :

Các trường hợp không bắt buộc có quan hệ từ là : a , c , e , i .

Các trường hợp còn lại bắt buộc phải có quan hệ từ .

Học tốt

28 tháng 6 2018

Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ: a, c, e, h, i

Bài 1: Chỉ ra thành phần được rút gọn trong câu in đậm và nêu tác dụng của việc rút gọn câu trong các trường hợp đó:a. Thương người như thể thương thân.(Tục ngữ)b. Các cháu ngoan. Học thuộc bài. Vâng lời cha mẹ. Đừng đánh con chó nhỏ Ma-ri-uýt của các cháu. (Nguyễn Ái Quốc)c. - Lúc nào chúng ta được nghỉ hè?    - Có lẽ hai tuần nữa.d. - Hằng ngày, ai đưa em đi học?    - Mẹ em...
Đọc tiếp

Bài 1: Chỉ ra thành phần được rút gọn trong câu in đậm và nêu tác dụng của việc rút gọn câu trong các trường hợp đó:

a. Thương người như thể thương thân.(Tục ngữ)

b. Các cháu ngoan. Học thuộc bài. Vâng lời cha mẹ. Đừng đánh con chó nhỏ Ma-ri-uýt của các cháu. (Nguyễn Ái Quốc)

c. - Lúc nào chúng ta được nghỉ hè?

    - Có lẽ hai tuần nữa.

d. - Hằng ngày, ai đưa em đi học?

    - Mẹ em ạ.

Bài 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có chứa câu rút gọn? Chỉ rõ thành phần được rút gọn trong những câu đó.

a. Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn. (Nam Cao)

b. Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. (Ca dao)

c. Tóm lại là phải học, phải học tập vốn văn hóa văn nghệ của dân tộc ta và cả thế giới (Phạm Văn Đồng)

d. Đêm. Thành phố lên đèn như sao xa. (Hà Ánh Minh)

e. Bà ấy mệt quá. Không lê được một bước. Không kêu được một tiếng. Cơ chừng tiếc của. Cơ chừng hết sức. Cơ chừng hết hơi. (Nguyễn Công Hoan)

Bài 3: Hãy tìm ít nhất năm câu khẩu hiệu là câu rút gọn. Cho biết vì sao trong khẩu hiệu thường có nhiều câu rút gọn như vậy?

Bài 4: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào nên, trường hợp nào không nên dùng câu rút gọn? Vì sao?

a. Mẹ: Con ăn cơm hay ăn phở?

Con: Cơm (1)

b. Nam: An ơi, cho tớ hỏi bức tranh sơn dầu "Hoa mười giờ" là do ai vẽ nhỉ?

An: Họa sĩ Vũ Kim Thanh (2)

c. Cô giáo: Mai đã mời bố mẹ ngày mai đi họp phụ huynh chưa?

Học sinh: Mời rồi (3)

Bài 5: Viết một đoạn văn từ 7-10 câu kêu gọi mọi người phòng chống virus Corona, trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn. Cho biết tác dụng của câu rút gọn mà em đã sử dụng trong đoạn văn

(Các bạn làm giúp mình nhá! giúp một bài cũng được)

2
13 tháng 2 2020

Bài 1: 

a. Rút gọn chủ ngữ - Để bài học, kinh nghiệm trong câu tục ngữ đúng với mọi người.

b. Rút gọn chủ ngữ - Ngắn gọn, không bị lặp với câu đầu.

c. Rút gọn cụm chủ - vị - Ngắn gọn, không dài, thừa, lặp.

d. Rút gọn cụm chủ - vị - Ngắn gọn, không dài, thừa, lặp.

Bài 2: 

a. Ông giáo ạ! - Rút gọn cụm C-V

b. Rút gọn chủ ngữ - Nỗi niềm chung của người phụ nữ.

c. Rút gọn chủ ngữ - Nhiệm vụ của cả dân tộc.

d. Đêm. - Xác định thời gian.

e. Không lê được ... cơ chừng hết hơi - rút gọn chủ ngữ "bà ấy" -> tạo nhịp điệu cho câu văn, tránh lặp, thừa.

Bài 3:

- Học, học nữa, học mãi.

- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

- Mỗi gia đình chỉ nên có một hoặc hai con.

- Bảo vệ môi trường.

- Giữ gìn vệ sinh chung.

=> Rút gọn thành phần chủ ngữ để mọi người cùng ra sức thực hiện, chấp hành theo khẩu hiệu ấy.

Bài 4:

a. Không nên dùng câu rút gọn vì trong trường hợp trả lời người lớn như vậy là bất kính, vô lễ.

b. Dùng được câu rút gọn để ngắn gọn, tránh thừa, lặp, dài dòng.

c. Không nên dùng câu rút gọn vì gây cảm giác thiếu tôn trọng.

13 tháng 2 2020

Cảm ơn Nguyễn Thị Vân nhá

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang xuân thủy tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ...
Đọc tiếp

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. 

0
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang xuân thủy tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ...
Đọc tiếp

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. 

0
28 tháng 4 2019

a)                         Sông núi nước Nam

Nguyên bản : Nam quốc sơn hà Nam đế cư.

                    Tiệt nhiên định phần tại thiên thư.

                    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ?

                    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !

Dịch           :  Sông núi nước Nam vua Nam ở.

                    Rành rành định phận tại sách trời

                    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?

                    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời !

#) Chúc bn học tốt :D

cần thiết bảo mk viết thêm cg đc !

28 tháng 4 2019

                                                       (BÁNH TRÔI NƯỚC)

                                            Thân em vừa trắng lại vừa tròn

​                                            Bảy nổi ba chim với nước non

​                                            Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

                                           Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Đọc đề văn và nội dung bên dưới để trả lời các câu hỏi  Hãy kể lại câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” trong đó nhân vật chính là hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ.Với đề bài trên một bạn đã xác định các ý như sau:-         Giới thiệu lai lịch con búp bê-         Trước đây hai con búp bê vẫn luôn ở bên nhau, cũng như hai anh em cô chủ và cậu chủ.-        ...
Đọc tiếp

Đọc đề văn và nội dung bên dưới để trả lời các câu hỏi 

Hãy kể lại câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” trong đó nhân vật chính là hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ.

Với đề bài trên một bạn đã xác định các ý như sau:

-         Giới thiệu lai lịch con búp bê

-         Trước đây hai con búp bê vẫn luôn ở bên nhau, cũng như hai anh em cô chủ và cậu chủ.

-         Nhưng rồi chúng buộc phải chia tay vì cô chủ cậu chủ của chúng phải chia tay nhau.

-         Trước khi chia tay, hai anh em đưa nhau đến trường chào thầy cô và bè bạn.

-         Cũng chính nhờ tình cảm của hai anh em mà hai con búp bê đã không phải chia tay.

a.     Các ý trên đã được sắp xếp theo trình tự hợp lý chưa?

b.     Các ý này có làm nổi bật được chủ đề của truyện không?

c.      Nếu không thì em hãy bổ sung và sắp xếp lại cho hợp lý và nêu rõ chủ đề của câu chuyện.

0
1 tháng 1 2019

- sinh động-chủ động

-uy nghi- oai nghiêm ( ko chắc)

-chỉ đạo - chỉ dạy

-thính giả- khán giả

-theo dõi- dõi theo

B.

Harry Potter, Hoàng tử bé, ...

Văn học nước ngoài cũng hay lắm á

19 tháng 3 2021

TRẢ LỜI:

B. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !

29 tháng 10 2021
Bài thơ trên là bài gì