Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK
1. Giáo dục
Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.
- Nhà Mạc: tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi Hương, Hội để tuyển chọn nhân tài.
- Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.
- Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên. Nội dung Nho học sơ lược.
- Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.
* Nhận xét:
- Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút.
- Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, vẫn học sách Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế.
Mục 2
2. Văn học
- Nho giáo suy thoái:
+ Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.
+ Ở Đàng Trong xuất hiện một số nhà thơ và hội thơ; các nhà nghiên cứu biên soạn, sưu tập thơ văn, một số người viết truyện kí,... => Văn học thêm phong phú.
- Văn học chữ Nôm: phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan,...
- Văn học dân gian:
+ Nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.
+ Nói lên tâm tư, nguyện vọng về cuộc sống tự do, thoát khỏi những lễ giáo phong kiến, ca ngợi quê hương, phản ánh phong tục tập quán,...
- Thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ...
* Điểm mới trong văn học thế kỷ XVI - XVIII:
- Văn học dân gian rất phát triển trong khi văn học chữ Hán suy giảm.
- Phản ánh thực tế Nho giáo ngày càng mất uy tín đồng thời chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú, đa dạng.
- Thế kỷ XVIII, chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
Alexandre De Rhodes đã dùng ký tự Latinh ghi lại giọng nói của người Việt
Trong lúc đó, văn học chữ Nôm ngày càng phong phú và hoàn thiện. Xuất hiện những tác phẩm văn học chữ Nôm xuất sắc như Truyện Kiều của Nguyễn Du, các bài thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...
Quốc sử quán được thành lập, chuyên sưu tầm, lưu trữ sử sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống. Nhiều nhà sử học cho ra đời các bộ sử, sách chuyên khảo như Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Lịch triều tạp kì của Ngô Cao Lãng, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức v.v... Nhiều tập địa chí địa phương được biên soạn.
Trong lúc đó, văn học chữ Nôm ngày càng phong phú và hoàn thiện. Xuất hiện những tác phẩm văn học chữ Nôm xuất sắc như Truyện Kiều của Nguyễn Du, các bài thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...
Quốc sử quán được thành lập, chuyên sưu tầm, lưu trữ sử sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống. Nhiều nhà sử học cho ra đời các bộ sử, sách chuyên khảo như Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Lịch triều tạp kì của Ngô Cao Lãng, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức v.v... Nhiều tập địa chí địa phương được biên soạn.
- Giáo dục: Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỉ trước.
- Tôn giáo: Độc tôn Nho học, hạn chế Thiên Chúa giáo, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển.
- Văn học: Văn học chữ Nôm phát triển với nhiều tên tuổi: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du.
- Sử học: Quốc sử quán thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều Hiến chương loại chí, Gia Định thành thông chí,...
- Kiến trúc: Kinh đô Huế, lăng tẩm, cột cờ Hà Nội,...
- Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển.
Tham khảo:
Câu 1:
a. Những tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta từ thế kỉ X-XV:
- Đất nước độc lập thống nhất
- Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp
- Quyết tâm của cả nhà nước và nhân dân trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
b. Chính sách khuyến nông
- Chính sách khai hoang
+ Từ thời ĐInh - Tiền Lê, nhà nước và nhân dân chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng diện tích canh tác
+ Nhà Lý - Trần không ngừng khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Do vậy, nhiều vùng châu thổ các con sông lớn và vùng ven biển, nhiều xóm làng mới được thành lập.
+ Nhà nước còn khuyến khích các vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang lập điền trang.
- Phát triển thủy lợi
+ Nhà Tiền Lê cho dân đào vét mương máng
+ Nhà Lý huy động nhân dân cho đắp đê sông Như Nguyệt, sông Hồng.
+ Nhà Trần huy động nhân dân đắp đê "quai vạc".
+ Nhà Lê, cho nhà nước đắp đê ngăn biển, đặt chức quan Hà đê sứ trông coi cho công trình thủy lợi.
- Bảo vệ sức kéo
+ Các triều đại đều chăm lo bảo vệ sức kéo trâu bò.
+ Xuống chiếu phạt nặng kẻ trộm trâu bò hoặc mổ trộm trâu bò. Vua Lê ra lệnh cấm giết thịt trâu bò.
- Đảm bảo sức sản xuất
+ Đảm bảo sức lao động thể hiện qua chính sách "Ngụ binh ư nông".
+ Nhà Hồ đặt phép hạn điền, hạn nô nhằm hạn chế ruộng đất tư hữu
+ Nhà Lê sơ ban hành chính sách quân điền, quy định phân chia ruộng đất công làng xã.
- Đánh giá
+ Những chính sách trên không những đảm bảo sức sản xuất mà còn có tác dụng tích cực cho vấn đề an ninh quốc phòng, đảm bảo lực lượng quân đội thường trực.
+ Những chính sách khuyến nông trên của các triều đại phong kiến thời độc lập tự chủ mang tính toàn diện tích cực. Tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
c. Tác dụng của sự phát triển kinh tế nông nghiệp
- Xây dựng một nền kinh tế tự chủ toàn diện. Đời sống nhân dân ổn đinh.
- Là cơ sở cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
Câu 2:
1. Nho giáo
- Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị (những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ), chi phối nội dung giáo dục thi cử. Nho giáo không phổ biến trong nhân dân.
- Thời Lê sơ:
+ Nho giáo chính thức được nâng lên vị trí độc tôn đến cuối thế kỉ XIX, số người theo Phật giáo và Đạo giáo giảm bớt.
+ Nhà nước ban hành nhiều điều lệnh nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, thiết lập tôn ti trật tự xã hội Nho giáo trong nhân dân.
+ Sự phát triển của giáo dục Nho học củng cố sự phát triển của Nho giáo.
Mục 2
2. Đạo Phật
- Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi và giữ vị trí đặc biệt quan trọng.
+ Các nhà sư được triều đình tôn trọng và có lúc đã tham gia bàn việc nước.
+ Vua quan nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí Phật.
+ Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.
Mục 3
3. Đạo giáo:
- Không phổ cập, hòa lẫn trong tín ngưỡng dân gian.
- Một đạo quán được xây dựng.
- Cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy dần.
Những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo, giáo dục và văn học của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX
- Tư tưởng - tôn giáo:
+ Nho giáo: Nhà Nguyễn tìm cách khôi phục và thi hành chính sách độc tôn Nho giáo.
+ Phật giáo và Đạo giáo bị nhà Nguyễn tìm cách hạn chế nhưng vẫn phát triển nhất là ở nông thôn (mặc dù không phát triển thịnh đạt như thời Lý – Trần). Chùa chiền, tượng phật được sửa sang, xây dựng mới.
+ Thiên chúa giáo: dù các vua nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo gắt gao, thẳng tay đàn áp nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền bá sâu rộng vào các làng, xã, số lượng người theo đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.
+ Các tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, anh hùng có công, thần linh vẫn tiếp tục phát triển và phổ biến.
- Giáo dục
+ Nhà Nguyễn rất coi trọng giáo dục, khoa cử với quan niệm: nhà nước cầu nhân tài tất do đường khoa mục. 1807, Gia Long ban hành quy chế thi hương, thi hội. 1822, Minh Mạng khôi phục kì thi hội, thi đình. Việc học tập, thi cử được chấn chỉnh và đi vào nề nếp.
+ 1803, Gia Long cho dựng trường Quốc học (sau đổi thành Quốc tử giám) ở kinh đô Phú Xuân. 1808 Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử, 1822. Văn Miếu Quốc Tử giám bắt đầu dựng bia đề danh Tiến sĩ. Đến 1851, nhà Nguyễn đã tổ chức 14 khoa thi hội, lấy được 136 Tiến sĩ, nhiều nhân tài đỗ đạt trở thành các nhà văn hóa lớn hoặc quan lại cao cấp góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Văn học
+ Văn học chữ Hán: vẫn tiếp tục phát triển: Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Minh Mạng, Tự Đức… Văn học dân gian tiếp tục phát triển: ca dao, hò vè, tục ngữ… phong phú.
+ Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ đạt đỉnh cao: tác giả kiệt xuất là Nguyễn Du (Truyện Kiều) và Hồ Xuân Hương.
* Thành tựu nghệ thuật dưới thời nhà Nguyễn được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới:
-Quần thể cố đô Huế - văn hóa vật thể
- Nhã nhạc cung đình Huế - văn hóa phi vật thể.