Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Buổi sáng đầu thu. Nhĩ bị bệnh nặng nằm bên cửa sổ để Liên – vợ anh săn sóc. Anh nghĩ suốt đời mình đã làm vợ khổ. Nhĩ nhìn qua cửa sổ đã phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà anh và trong anh bỗng bừng lên khao khát được đặt chân lên vùng đất ấy, anh cũng biết rằng sẽ không bao giờ thực hiện được điều ấy. Anh sai thằng Tuấn (con trai) thay anh sang bên kia sông chơi loanh quanh một lúc. Chàng trai vâng lời nhưng lại ham vui nên muộn chuyến đò. Bọn trẻ hàng xóm sang giúp anh. Cụ giáo Khuyến ghé vào hỏi thăm. Nhĩ cố sức giơ tay ra ngoài cửa sổ như ra hiệu khẩn thiết cho một người nào đó.
Năm Gia Tĩnh triều Minh, ở Bắc Kinh bên Trung Quốc có một người con gái tài sắc tuyệt vời là Thúy Kiều. Khi đi Thanh Minh Thúy Kiều đã gặp một chàng trai tài hoa là Kim Trọng . Hai người đã yêu thương và thế thốt với nhau. Khi Kim Trọng về hộ tang chú, vì thằng bán tơ vu oan , Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha và cho em trai là Vương Ông và Vương Quan. Thúy Kiều đã phải nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng để giữ vẹn lời thề . Người mua Thúy Kiều là Mã Giám Sinh, một tên buôn người cho Tú Bà ở Lâm Truy . Bị Tú Bà đánh đập ép làm nghề ô nhục, Kiều đã tự tử. Tú Bà tạm thời nhượng bộ , cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích, rồi dùng Sở Khanh lừa Kiều , đánh đập dã man ép Kiều phải tiếp khách . Kiều được Thúc Sinh chuộc ra, nhưng lại bị cha của Thúc Sinh là Thúc Ông thưa đến cửa công , bi vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư nhờ mẹ là Hoạn Bà cho bọn đầy tớ là Khuyển Ưng, Khuyển Phệ bắt cóc, rồi biến thành đầy tớ nhà Hoạn Bà , Hoạn Thư . Thúc Sinh tuy có gặp lại Kiều nhưng không dám nhận . Cuối cùng Kiều đã bị Hoạn Thư ép phải đi tu tại Quan Âm Các. Lâm bước đường cùng , Kiều phải ăn cắp chuông vàng , khánh bạc rồi trốn khỏi nhà Hoạn Thư, gặp vãi Giác Duyên , nương náu ở Chiêu An Am. Sợ bị gia đình Hoạn Thư biết được, vãi Giác Duyên phải gửi Kiều ở nhà Bạc Bà . Cháu của Bạc Bà là Bạc Hãnh giả danh lấy Kiều rồi bán Kiều vào thanh lâu ở Châu Thai . Nơi đây Kiều gặp Từ Hải , được Từ Hải chuộc ra rồi giúp Kiều báo ân , báo oán. Nhưng Kiều lại bị Hồ Tôn Hiến lừa , khiến Từ Hải bị tử trận còn Kiều thì bị bi gả cho Thổ quan . Quá tủi nhục, Kiều đã nhảy xuống sông Tiền Đường tự trầm , nhưng được vãi Giác Duyên cứu sống ,rồi về tu chung với vãi Giác Duyên.. Tình cờ, vãi Giác Duyên gặp được gia đình của Kiều tưởng Kiều đã chết , khi đang lập đàn cầu siêu cho Kiều , nên Kiều lại được đoàn tụ với gia đình . Trước áp lực của cả gia đình , Kiều phải làm lễ thành hôn với Kim Trọng, nhưng trong thực tế Kiều đã xin với Kim Trọng không phải làm vợ mà chỉ làm bạn với chàng
Ông sáu đi kháng chiến khi bé Thu chưa đầy 1 tuổi để rồi khi 8 năm sau trở về bé Thu đã không chịu nhận ông là cha bởi vết thẹo trên mặt của ông, ông sáu rất buồn vì điều này, mấy ngày ông ở nhà bé Thu đều rất bướng bỉnh không chịu gọi ông 1 tiếng ba và cái ngày ông sáu ra đi, lúc ông đang chuẩn bị đi thì bé Thu bỗng nhiên gọi ba...a...a... thắm thiết rồi chạy tới ôm ông, nó hôn lên khắp người ông, hôn lên má, hôn lên cả vết thẹo dài trên má, nó không cho ông sáu đi, rồi lúc ông chia tay nó, nó dặn ông sáu mua cho nó 1 chiếc lược ngà, về chiến trường ông sáu cất công làm cho nó chiếc lược bằng ngà ông nhặt đc ngoài chiến trường, ít lâu sau đó trong 1 trận chiến, ông sáu đã hi sinh, trước lúc nhắm mắt, ông rút từ trong người ra chiếc lược ngà nhờ bác Ba_ bạn của ông đưa về cho đứa con gái yêu quý của mình. Và khi chiếc lược ngà đến tay bé Thu thì cô đã trở thành 1 cô giao liên dũng cảm.
Truyện ngắn Chiếc lược ngà là lời kể của anh Ba về câu chuyện cảm động về tình cha con sâu sắc giữa ông Sáu và bé Thu. Ông Sáu xa nhà đi lính khi con gái ông mới tròn một tuổi. Bé Thu chưa từng một lần gặp ba mà chỉ biết về ba qua tấm ảnh ba chụp chung với má. Khi trở về nhà thăm gia đình, vì ông Sáu có vết thẹo trên mặt nên bé Thu không nhận ba. Bé cư xử vô lễ và lạnh nhạt với ông Sáu vì nghĩ đây không phải ba của mình. Cho đến một lần, bé Thu đã hất cái trứng cá trong bữa ăn, khiến ông Sáu tức giận và đánh con - điều làm ông hối hận rất nhiều khi trở về chiến khu. Ngày hôm sau, trước lúc ông Sáu đi, bé Thu đã chạy đến ôm ba và bày tỏ tình cảm với ba. Hai cha con hàn gắn lại tình cảm sau nhiều năm xa cách. Sau này, ở chiến khu, ông Sáu luôn nghĩ về con gái và đã làm chiếc lược ngà với hy vọng sau này khi trở về thăm con, ông sẽ trao nó cho bé Thu. Nhưng không may, ông đã hi sinh khi chưa kịp làm điều ấy. Anh Ba thay ông Sáu trao chiếc lược cho bé Thu, dù ông Sáu đã hy sinh nhưng với anh Ba thì "Dường như chỉ có tình cha con là không thể chết."
húy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và 2 em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau.
Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cúư khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải trốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ 2. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên thổ quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, Được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa Phật lần thứ 2.
Kim Trọng trở lại, kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.
Năm Gia Tĩnh triều Minh, ở Bắc Kinh bên Trung Quốc có một người con gái tài sắc tuyệt vời là Thúy Kiều. Khi đi Thanh Minh Thúy Kiều đã gặp một chàng trai tài hoa là Kim Trọng . Hai người đã yêu thương và thế thốt với nhau. Khi Kim Trọng về hộ tang chú, vì thằng bán tơ vu oan , Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha và cho em trai là Vương Ông và Vương Quan. Thúy Kiều đã phải nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng để giữ vẹn lời thề . Người mua Thúy Kiều là Mã Giám Sinh, một tên buôn người cho Tú Bà ở Lâm Truy . Bị Tú Bà đánh đập ép làm nghề ô nhục, Kiều đã tự tử. Tú Bà tạm thời nhượng bộ , cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích, rồi dùng Sở Khanh lừa Kiều , đánh đập dã man ép Kiều phải tiếp khách . Kiều được Thúc Sinh chuộc ra, nhưng lại bị cha của Thúc Sinh là Thúc Ông thưa đến cửa công , bi vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư nhờ mẹ là Hoạn Bà cho bọn đầy tớ là Khuyển Ưng, Khuyển Phệ bắt cóc, rồi biến thành đầy tớ nhà Hoạn Bà , Hoạn Thư . Thúc Sinh tuy có gặp lại Kiều nhưng không dám nhận . Cuối cùng Kiều đã bị Hoạn Thư ép phải đi tu tại Quan Âm Các. Lâm bước đường cùng , Kiều phải ăn cắp chuông vàng , khánh bạc rồi trốn khỏi nhà Hoạn Thư, gặp vãi Giác Duyên , nương náu ở Chiêu An Am. Sợ bị gia đình Hoạn Thư biết được, vãi Giác Duyên phải gửi Kiều ở nhà Bạc Bà . Cháu của Bạc Bà là Bạc Hãnh giả danh lấy Kiều rồi bán Kiều vào thanh lâu ở Châu Thai . Nơi đây Kiều gặp Từ Hải , được Từ Hải chuộc ra rồi giúp Kiều báo ân , báo oán. Nhưng Kiều lại bị Hồ Tôn Hiến lừa , khiến Từ Hải bị tử trận còn Kiều thì bị bi gả cho Thổ quan . Quá tủi nhục, Kiều đã nhảy xuống sông Tiền Đường tự trầm , nhưng được vãi Giác Duyên cứu sống ,rồi về tu chung với vãi Giác Duyên.. Tình cờ, vãi Giác Duyên gặp được gia đình của Kiều tưởng Kiều đã chết , khi đang lập đàn cầu siêu cho Kiều , nên Kiều lại được đoàn tụ với gia đình . Trước áp lực của cả gia đình , Kiều phải làm lễ thành hôn với Kim Trọng, nhưng trong thực tế Kiều đã xin với Kim Trọng không phải làm vợ mà chỉ làm bạn với chàng
Truyện ngắn 1. Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng.
- Tình huống của truyện ngắn Chiếc lược ngà thật éo le. Anh Sáu sau tám năm xa nhà đi làm kháng chiến, chuyến nghỉ phép thăm quê trước khi chuyển đơn vị này với anh thật ý nghĩa bởi anh sẽ được gặp con - đứa con gái duy nhất anh chưa từng gặp mặt. Nhưng bé Thu đã không nhận ra anh là cha. Ngày anh ra đi cũng là lúc bé Thu nhận ra anh là cha.
- Ở chiến khu lúc nào anh cũng nhớ về con, anh dồn hết tâm lực vào việc tạo ra cây lược ngà để tặng con. Nhưng anh chưa kịp trao chiếc lược cho con thì anh đã hy sinh trong một trận càn của giặc Mỹ.
- Tạo tình huống như vậy Nguyễn Quang Sáng muốn ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng của anh sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le, vừa là lời lên án tố cáo tội ác của chiến tranh đã gây ra cho bao gia đình Việt Nam.
Truyện ngắn 2. Bến quê - Nguyễn Minh Châu
- Tình huống của truyện ngắn đầy trớ trêu nghịch lí: Nhĩ làm một công việc đã tạo điều kiện cho anh đi khắp mọi nơi ntrên trái đất. Nhưng về cuối đời, anh mắc phải một căn bệnh quái ác - liệt toàn thân. Bệnh tật đã hành hạ anh hàng năm trời, tất cả mọi sinh hoạt của anh dều phải nhờ vào vợ con và những đứa trẻ hàng xóm. Nằm trên giường bệnh, qua ô cửa sổ nhà mình, Nhĩ đã nhận ra được vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông, nhận ra được gia đình là chỗ dựa chính của cuộc đời mỗi co người. Anh nảy ra một khao khát được đặt chân sang bãi bồi bên kia sông, nhưing anh không thể thực hiện được. Anh đã nhờ Tuând - con trai anh sang thực hiện thay mình. Nhưng đứa con không hiểu và đã để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.
- Qua nhân vật Nhĩ, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã rút ra một quy luật mang tính triết lí về con người, cuộc đời: "Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình...", thức tỉnh mọi người về những giá trị bền vững bình thường và sâu xa của cuộc sống - những giá trị thường bị người ta bỏ quên nhất là khi còn trẻ.
Thiên nhiên trong truyện ngắn « Bến quê » không mang vẻ đẹp như thiên nhiên trong nhiều thi phẩm khác mà ta đã được biết. Nếu như trong các tác phẩm « Cô Tô » của Nguyễn Tuân, « Sang thu » của Hữu Thỉnh, « Đoàn thuyền đánh cá » của Huy Cận, hay « Lặng lẽ Sa Pa » của Nguyễn Thành Long… cảnh thiên nhiên đẹp rực rỡ, lung linh, huyền ảo, mộng mơ được cảm nhận qua tâm hồn rung cảm của người nghệ sĩ thì trong truyện ngắn « Bến quê », thiên nhiên hiện lên dung dị hơn qua cảm nhận của một người con quê hương. Đoạn truyện đã thể hiện rõ cái cảm quan hiện thực của người viết - một cái nhìn thiên nhiên, khung cảnh rất đời, rất gần gũi. Trong những giây phút cuối đời, anh nhìn ra ngoài cửa sổ, nhận thấy những thay đổi rất nhỏ nhặt như « những cánh hoa bằng lăng dường như thẫm mầu hơn- một màu tím thẫm như bóng tối ». Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ ». Những sắc màu thân thuộc như khí trời, hơi thở, gần gũi như đời sống nhưng dường như lần đầu tiên Nhĩ mới nhận ra, mới thấm thía hết vẻ đẹp của nó. Phải chăng, trong cuộc sống bình dị cũng có những nét đẹp của nó nhiều khi không dễ nhận ra. Trong câu hỏi anh hỏi vợ : « Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không ? » ta bắt gặp những âm thanh quen thuộc mà bình thường Nhĩ cũng chẳng bận tâm, nhưng giờ đây với anh nó thật thân thuộc và quý giá biết bao ! Hình ảnh cánh buồm nâu cứ trở đi trở lại trên con sông như đọng lại trong tâm tưởng của Nhĩ, anh quá hiểu rằng mình chỉ có thể sang bờ đất mơ ước trong tâm tưởng mà thôi. Cánh buồm tượng trưng cho sự nghèo đói của quê hương được nhìn dưới con mắt đầy tình yêu thương và xót xa của Nhĩ. Mảnh vá trên cánh buồm hay trên tấm áo của Liên…. đó là tất cả hình ảnh quê hương gần gũi, yêu thương mà nặng trĩu niềm xót xa, thương cảm. Hình ảnh quê hương trong văn học Việt Nam vốn hiện lên với nét đẹp rất thơ mộng… Trên trang văn của Nguyễn Minh Châu thì khác hẳn, quê hương vất vả tiêu điều, trong sự tần tảo sớm hôm. Đằng sau sự gắn bó với quê hương, với bờ bãi bên kia sông gần gũi mà xa lắc, ẩn dưới nó là nỗi niềm day dứt gần như xót xa. Cái nhìn thiên nhiên của Nhĩ là một cái nhìn rất hiện thực, rất đời, rất tỉnh táo mà chan chứa tình yêu thương da diết.
Giờ đây, trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, Nhĩ mới thấm thía. Anh đang cố gắng bấu chặt tay vào cửa sổ như bám chặt lấy niềm hạnh phúc cuối cùng. Anh run lên trong nỗi xúc động, nỗi mê say đầy đau khổ. Phải chăng lúc này, ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh như tờ giấy ? Phải chăng anh đang cảm nhận được sự ngắn ngủi của đời người ? Vì thế anh lấy hết sức « đu mình, nhô người ra ngoài cửa sổ » như để được đến gần hơn với miền đất mơ ước. Cánh tay gầy guộc như khẩn thiết ra hiệu cho con trai thực hiện niềm mong ước cuối cùng này của mình hay như muốn chạm vào, muốn với đến miền đất mơ ước ? Cánh tay vẫy vẫy đó cũng như đang vẫy chào con đò, tạm biệt con đò quen thuộc đã chở nặng mơ ước của Nhĩ, con đò đã đưa Nhĩ sang sông trong tâm tưởng, với niềm mê say đầy đau khổ với quê hương, với cuộc sống. Cái vẫy tay ấy như lời vĩnh biệt của anh, vĩnh biệt tất cả những gì là thân thuộc, gần gũi, những nét đẹp vĩnh hằng của đời sống mà nhiều khi những bận rộn lo toan, mục đích của cuộc sống đã che lấp khiến cho chúng ta không dễ nhận ra, khi nhận ra thì cũng là lúc anh phải xa lìa. Đó cũng là lời nhắc nhở đầy xót xa, day dứt của Nguyễn Minh Châu tới tất cả chúng ta : hãy sống có ích, đừng sa đà vào những điều vòng vèo, chùng chình, những cám dỗ, hãy dứt ra khỏi nó để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, hãy dứt khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững của gia đình và quê hương.
Thiên nhiên trong truyện ngắn “Bến quê” không mang vẻ đẹp như thiên nhiên trong nhiều thi phẩm khác mà ta đã được biết. Nếu như trong các tác phẩm “Cô Tô” của Nguyễn Tuân, “Sang thu” của Hữu Thỉnh. "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận hay "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long… cảnh thiên nhiên đẹp rực rỡ, lung linh, huyền ảo, mộng mơ được cảm nhận qua tâm hồn rung cảm của người nghệ sĩ thì trong truyện ngắn "Bến quê", thiên nhiên hiện lên dung dị hơn qua cảm nhận của một người con quê hương. Đoạn truyện đã thể hiện rõ cái cảm quan hiện thực của người viết - một cái nhìn thiên nhiên, khung cảnh rất đời, rất gần gũi. Trong những giây phút cuối đời, anh nhìn ra ngoài cửa sổ, nhận thấy những thay đổi rất nhỏ nhặt như "những cánh hoa bằng lăng dường như thẫm màu hơn - một màu tím thẫm như bóng tối". Những tia nắng sớm đang từ từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ". Những sắc màu thân thuộc như khí trời, hơi thở, gần gũi như đời sống nhưng dường như lần đầu tiên Nhĩ mới nhận ra, mới thấm thía hết vẻ đẹp của nó. Phải chăng, trong cuộc sống bình dị cũng có những nét đẹp của nó nhiều khi không dễ nhận ra. Trong câuhỏi anh hỏi vợ: "Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không?" ta bắt gặp những âm thanh quen thuộc mà bình thường Nhĩ cũng chẳng bận tâm, nhưng giờ đây với anh nó thật thân thuộc và quý giá biết bao ! Hình như ??? cứ trở đi trở lại trên con sông như đọng lại trong tâm tưởng của Nhĩ, anh quá hiểu rằng mình chỉ có thể sang bờ đất mơ ước trong tâm tưởng mà thôi. Cánh buồm tượng trưng cho sự nghèo đói của quê hương được nhìn dưới con mắt đầy tình yêu và xót xa của Nhĩ, Mảnh và trên cánh buồm hay trên tấm áo của Liên… đó là tất cả hình ảnh quê hương gần gũi, yêu thương mà nặng trĩu niềm xót xa, thương cảm
– Tinh tế : phát hiện những biến thái tinh tế trong tâm trạng nhân vật. Nhĩ đã nhận ra bằng trực giác cái giờ phút cuối cùng của cuộc đời đã đến (câu hỏi của Nhĩ vói Liên : « Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không ? » và « Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ ? ». nhưng tác giả đã không để cho Liên trả lời thì đó chính là nhân đạo. Liên cảm nhận được tình cảnh của Nhĩ nên chị đã lảng tránh.
– Người cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một tâm sự bí mật gì đó trong cái vẻ lúng túng. Đó là một nhận xét tinh tế của tác giả về Nhĩ khi anh bắt đầu nói chuyện với con để nhờ cậy nó sang cái bãi bồi bên sông hộ mình. Và trong cuộc đối thoại này, tâm lí Nhĩ đã bộc lộ thật đúng qua sự miêu tả tinh tế của t ác giả (qua thái độ, lời nói) và chính sự tinh tế này lại thấm đượm tinh thần nhân đạo ở chỗ nó đã nói lên một cách sâu sắc cái ước muốn nhỏ nhoi của Nhĩ.
– Cũng như vậy, đoạn Nhĩ nghĩ về con người khi nhận ra thằng con trai của anh đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế có thể sẽ bị lỡ chuyến đò ngang sang sông duy nhất trong ngày và hình ảnh cuối cùng khi Nhĩ cố hết sức đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát… đều là những nét miêu tả tâm lí vừa tinh tế, vừa nhân đạo của tác giả.
– Tinh tế : phát hiện những biến thái tinh tế trong tâm trạng nhân vật. Nhĩ đã nhận ra bằng trực giác cái giờ phút cuối cùng của cuộc đời đã đến (câu hỏi của Nhĩ vói Liên : « Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không ? » và « Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ ? ». nhưng tác giả đã không để cho Liên trả lời thì đó chính là nhân đạo. Liên cảm nhận được tình cảnh của Nhĩ nên chị đã lảng tránh.
– Người cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một tâm sự bí mật gì đó trong cái vẻ lúng túng. Đó là một nhận xét tinh tế của tác giả về Nhĩ khi anh bắt đầu nói chuyện với con để nhờ cậy nó sang cái bãi bồi bên sông hộ mình. Và trong cuộc đối thoại này, tâm lí Nhĩ đã bộc lộ thật đúng qua sự miêu tả tinh tế của t ác giả (qua thái độ, lời nói) và chính sự tinh tế này lại thấm đượm tinh thần nhân đạo ở chỗ nó đã nói lên một cách sâu sắc cái ước muốn nhỏ nhoi của Nhĩ.
– Cũng như vậy, đoạn Nhĩ nghĩ về con người khi nhận ra thằng con trai của anh đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế có thể sẽ bị lỡ chuyến đò ngang sang sông duy nhất trong ngày và hình ảnh cuối cùng khi Nhĩ cố hết sức đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát… đều là những nét miêu tả tâm lí vừa tinh tế, vừa nhân đạo của tác giả.
Nêu nh huống truyện Bến Quê và tác dụng của việc xây dựng nh huống đó.* Tình huống.- Căn bệnh hiểm nghèo khiến Nhĩ, người đã đi đến hầu khắp mọi nơi trên thế giới - hầunhư bị liệt toàn thân không thế tự di chuyển được, dù chỉ là nhích nửa người trên giườngbệnh. Tất cả mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác mà chủyếu là của Liên, vợ anh.- Tình huống trớ trêu ấy lại dẫn đến một nh huống Iếp theo, cũng đầy nghịch lí. Khi Nhĩđã phát thiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà anh,nhưng anh biết rằng sẽ không bao giờ có thể được đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rấtgần anh, Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát ấy, nhưng rồicậu ta lại sa ào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trongngày.* Tác dụng : Tạo ra một chuỗi những nh hống nghịch lí như trên, tác giả muốn lưu ýngười đọc một nhận thức về cuộc đời : cuộc sống và số phận con người chứa đựng nhữngđiều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định, ước muốn, cảnhững hiểu biết và toan \nh củ người ta. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn gửi gắm mọi suyngẫm : trong cuộc đời, người ta hướng đến những điều cao xa mà vô nh không biết đếnnhững vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình.
Tạo ra một chuỗi những tình huống nghịch lý như trên, tác giả muốn lưu ý người đọc một nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đựng những điều bất thường, những nghịch lý, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định, ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn gửi gắm mọi suy ngẫm: trong cuộc đời, người ta hướng đến những điều cao xa mà vô tình không biết đến những vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình.
Tóm tắt truyện ''Bến quê'' khoảng 5 -6 dòng
Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu kể về câu chuyện cuộc đời Nhĩ. Lúc còn trẻ, Nhĩ đã được đặt chân đến nhiều mảnh đất khác nhau trên khắp thế giới qua những chuyến công tác, nhưng bây giờ anh lại mắc phải căn bệnh tai quái khiến “bán thân bất toại”, chỉ có thể sống dựa vào gia đình, vợ con. Cho đến khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ mới nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông mà lâu nay mình đã bỏ quên, nhưng khi nhận ra thì đã muộn. Nhĩ không còn cơ hội đặt chân lên mảnh đất ấy. Qua câu chuyện, tác giả thể hiện những suy ngẫm về triết lí cuộc đời con người.
Trả lời:
Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu kể về câu chuyện cuộc đời Nhĩ. Lúc còn trẻ, Nhĩ đã được đặt chân đến nhiều mảnh đất khác nhau trên khắp thế giới qua những chuyến công tác, nhưng bây giờ anh lại mắc phải căn bệnh tai quái khiến “bán thân bất toại”, chỉ có thể sống dựa vào gia đình, vợ con. Cho đến khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ mới nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông mà lâu nay mình đã bỏ quên, nhưng khi nhận ra thì đã muộn. Nhĩ không còn cơ hội đặt chân lên mảnh đất ấy. Qua câu chuyện, tác giả thể hiện những suy ngẫm về triết lí cuộc đời con người.