Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Khi xoa hai tay vào nhau rồi áp hai bàn tay vào bình cầu, ta thấy hiện tượng: Giọt nước màu trong ống thủy tinh đi lên.
- Giải thích: Khi ta xoa tay vào nhau thì hai lòng bàn tay ta nóng lên, sau đó áp hai tay vào bình cầu thì năng lượng nhiệt từ hai tay sẽ truyền sang bình cầu làm bình nóng lên dẫn tới không khí trong bình nở ra (tăng thể tích) và tác dụng lực đẩy lên giọt nước màu làm giọt nước màu đi lên.
Tham khảo!
- Kết quả thí nghiệm:
+ Khi nhấc ống thủy tinh ra khỏi cốc nước và 1 tay bịt kín đầu trên của ống thì nước không chảy ra khỏi ống.
Giải thích: Do áp suất không khí bên ngoài ống tác dụng vào nước từ phía dưới lên lớn hơn áp suất của nước bên trong ống nên nước không chảy ra khỏi ống.
+ Vẫn giữ tay bịt kín đầu trên của ống và nghiêng ống theo các phương khác nhau, khi đó nước cũng không chảy ra khỏi ống.
Giải thích: Do áp suất không khí bên ngoài ống tác dụng vào nước trong ống theo mọi phía đều như nhau và lớn hơn áp suất của nước bên trong ống nên nước không chảy ra khỏi ống.
Bịt tay vào một đầu ống khiến áp suất không khí bên ngoài lớn hơn áp suất trong ống, áp suất này giữu cho nước không bị chảy ra khỏi ống.
Mực chất lỏng ở mỗi bình sẽ tăng dần theo thứ tự: Nước, dầu, rượu.
Tham khảo!
Phân tích tác dụng của các bộ phận của phích:
- Lớp chân không có tác dụng ngăn cản sự dẫn nhiệt.
- Hai mặt thủy tinh tráng bạc có tác dụng phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích.
- Nút có tác dụng ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu ra bên ngoài.
Vì chất khí dẫn nhiệt kém nên lớp chân không ngăn nhiệt từ bên trong ra ngoài
vì 2 mặt thủy tinh tráng bạc là vật cản sáng nên nhiệt ko truyền kiểu bức xạ nhiệt ra ngoài
vì không khí nóng di chuyển lên trên nên khi đậy nút bện trên miệng bình thì sẽ ngăn không cho không khí nóng di chuyển lên, không thể truyền nhiệt bằng đối lưu
tóm lại cả 3 bộ phận trên đều ngăn khả năng nhiệt truyền từ trong ra ngoài giữ cho nước nóng lâu hơn. nước chỉ nguội khi mở ra mở vào nhiều hoặc khi chuyển động giữa các phân tử nước châm lại...
Cùng một áp lực như nhau, diện tích bị ép càng nhỏ thì độ lún càng cao và ngược lại.
Tham khảo!
- Ban đầu, đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy, ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra.
- Khi cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len (hoặc dạ) sau đó đưa lại gần các mẩu giấy vụn, ta thấy đũa nhựa hút các mẩu giấy vụn làm các mẩu giấy vụn bám vào đầu của đũa nhựa.
- Khi làm thí nghiệm với đũa thủy tinh ta cũng quan sát được hiện tượng tương tự như đũa nhựa.
Nhận xét: Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất hút được các vật khác (mẩu giấy vụn) được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.
Tham khảo!
1. Đặt bình thủy tinh vào chậu nước nóng ta sẽ thấy nước màu trong ống thủy tinh dâng lên cao hơn so với lúc ban đầu. Vì khi đặt bình thủy tinh đựng nước màu vào chậu nước nóng thì bình thủy tinh nhận được năng lượng nhiệt và nhiệt độ trong bình thủy tinh bắt đầu tăng lên làm nước màu trong bình nở ra và dâng lên.
2. Lấy bình thủy tinh từ chậu nước nóng ra đặt vào chậu nước lạnh ta thấy nước màu trong ống thủy tinh tụt xuống dần. Vì bình thủy tinh đựng nước màu đang có nhiệt độ cao hơn chậu nước lạnh nên bình thủy tinh truyền nhiệt cho chậu nước lạnh làm nhiệt độ trong bình thủy tinh bắt đầu giảm dần làm nước màu trong bình co lại và tụt xuống.