K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2019

Ví dụ trong một loài cá chúng đều có những nét chung giống nhau như sống dưới nước, thở bằng mang. Nhưng mỗi con cá lại có những nét riêng khác nhau về kích thức, màu sắc, khối lượng. Như các loài cá đều đẻ trứng chỉ có cá heo, cá ngựa.. đẻ con..

9 tháng 9 2019

Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì ngôn ngữ có những yếu tố chung cho mọi cá nhân trong xã hội (âm, tiếng, từ, cụm từ cố định...)

- Trong ngôn ngữ có những quy tắc và phương thức cho mọi cá nhân

- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng

Lời nói là tài sản riêng của cá nhân:

- Khi giao tiếp, người nói chỉ sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói

- Trong lời nói cá nhân có cái riêng biệt: giọng nói, vốn từ vựng, sự sáng tạo nghĩa từ, sáng tạo kết hợp từ, sáng tạo khi sử dụng ngôn ngữ chung.

- Cá nhân có thể tạo ra yếu tố mới theo các quy tắc, phương thức chung

3. Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?a) - Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bảo...
Đọc tiếp

3. Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?

a) - Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.

Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bảo người ta mãi à? Hẳn trợn mắt, chỉ vào mặt cự

- Tao không đến đây xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ dành dịu giọng:

- Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn. Hẳn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo: – Tạo đã bảo tạo không đòi tiền.

- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì? Hắn dõng dạc:

- Tao muốn làm người lương thiện.

Bá Kiến cười ha hả:

- Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ. Hắn lắc đầu:

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách... biết không!... Chỉ còn một cách là... cái này! Biết không!...

(Nam Cao)

b) - Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!

- Ở cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi?

- Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thủ tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc.

(Nguyễn Tuân)

1
19 tháng 7 2023

Tham khảo!

Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?

a) – Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.

Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bảo người ta mãi à?

Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ:

- Tao không đến đây để xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng:

- Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:

- Tao đã bảo tao không đòi tiền.

- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì?

Hắn dõng dạc:

- Tao muốn làm người lương thiện.

Bá Kiến cười ha hả:

- Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.

Hắn lắc đầu:

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không1 Chỉ có một cách…biết không!...Chỉ còn một cách là…cái này! Biết không!...

(Nam Cao)

b) – Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!

- Ờ cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi?

- Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc.

(Nguyễn Tuân)

Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?a) – Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bảo người...
Đọc tiếp

Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?

a) – Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.

Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bảo người ta mãi à?

Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ:

- Tao không đến đây để xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng:

- Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:

- Tao đã bảo tao không đòi tiền.

- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì?

Hắn dõng dạc:

- Tao muốn làm người lương thiện.

Bá Kiến cười ha hả:

- Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.

Hắn lắc đầu:

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách…biết không!...Chỉ còn một cách là…cái này! Biết không!...

(Nam Cao)

b) – Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!

- Ờ cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi?

- Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc.

(Nguyễn Tuân)

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

a) - Tình huống giao tiếp ở đây là cuộc nói chuyện giữa Bá Kiến và Chí Phèo. Bá Kiến nghĩ rằng Chí đến nhà ăn vạ và đòi tiền nên cách nói chuyện đầy khinh miệt, mỉa mai Chí.

- Cách sử dụng từ ngữ mang tính ngôn ngữ đời thường, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.

- Cách xưng hô: Chí xưng “tao” với bá Kiến; Bá Kiến xưng “tôi – anh” với Chí. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của 2 nhân vật này cho thấy mối quan hệ chủ - tớ, cuộc đối thoại này cũng chính là lời Chí tự nói với bản thân mình, đó là lời ăn năn, giãi bày, thú tội, khao khát của Chí.

b) – Tình huống giao tiếp ở đây là cuộc đối thoại giữa thầy thơ và viên quản ngục khi nói về Huấn Cao. Quản ngục tỏ ra thán phục, ngưỡng mộ, và tiếc thương trước tài năng của Huấn Cao.

- Cách sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, kèm với từ ngữ biểu cảm.

- Cách xưng hô: Thầy thơ: không xưng, gọi quản ngục là “thầy”; Viên quản ngục: xưng “tôi” – dạ bẩm (2 lần). Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của 2 nhân vật này cho thấy đây là mối quan hệ (quan – lính), thể hiện sự cung kính.

12 tháng 12 2019

Ngữ cảnh: là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung ý nghĩa lời nói

25 tháng 12 2017

Trong bài Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng nhiều yếu tố chung và quy tắc chung của ngôn ngữ toàn dân:

- Các từ trong bài thơ đều là ngôn ngữ chung

- Các thành ngữ của ngôn ngữ chung: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa

- Các quy tắc kết hợp từ ngữ

- Các quy tắc cấu tạo câu: câu tường thuật tỉnh lược chủ ngữ và các kiểu câu cảm thán ở câu thơ cuối

b, Phần cá nhân trong lời nói thể hiện ở:

- Lựa chọn từ ngữ

- Sắp xếp từ ngữ

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang".

Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.

(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33)

Trong chương trình Ngữ văn 11 học kì II, có một văn bản đề cập đến tầm quan trọng của tiếng nói, hãy nêu tên văn bản và tên tác giả.

1
23 tháng 7 2017

- Văn bản: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

- Tác giả: Nguyễn An Ninh

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang".

Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.

(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33)

Nêu thông điệp văn bản gửi đến người đọc.

1
9 tháng 5 2019

- Trân trọng tiếng nói của dân tộc mình và tất cả tiếng nói của dân tộc khác.

- Biết nói những lời tốt đẹp, những lời yêu thương, những lời thành thực và tránh xa lộng ngữ, tà ngôn.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang".

Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.

(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33)

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

1
4 tháng 4 2019

Phương thức biểu đạt của văn bản: Phương thức nghị luận

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang".

Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.

(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33)

Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng tiếng nói là: "Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai."?

1
11 tháng 4 2017

Tiếng nói là Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai:

Tiếng nói là tài sản văn hóa tinh thần thế hệ cha ông trong quá khứ đã tạo dựng và để lại.

Tiếng nói nằm trong kí ức: Tiếng nói đã được bao thế hệ trong quá khứ sử dụng.

Nối dài trong hiện tại: Thế hệ hiện tại sử dụng tiếng nói tức là thừa hưởng, phát huy và sáng tạo di sản của cha ông.

Bắc cầu đến tương lai: Thế hệ hiện tại sử dụng tiếng nói còn là cách để gìn giữ, lưu truyền cho con cháu mai sau.