K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2022

tham khảo :

Tìm hiểu văn bản

- Tác giả: Hồ Thanh Trang.

- Tác phẩm: Báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, 9/2020.

Nội dung

Trái Đất với "vị thần hộ mệnh" nước là hành tinh mang sự sống của muôn loài. Tuy nhiên con người đang dần phá hoại Trái Đất, khiến nó bị tổn hại nhiều. Điều này là nguy cơ lớn đối với muôn loài và chính con người.

Nghệ thuật

Văn bản đa phương tiện luận điểm rõ ràng, số liệu xác thực, hình ảnh hấp dẫn...

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Liệt kê theo hình thức gạch đầu dòng những thông tin chủ yếu của văn bản.

Trả lời câu 1 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

- Trái Đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời.

- Nước chiếm 3/4 bề mặt Trái đất. Nhờ có nước sự sống trên Trái đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú, từ vi sinh vật mang cấu tạo đơn giản đến động vật bậc cao có hệ thần kinh vô cùng phức tạp.

- Trái Đất là nơi cư ngụ của muôn loài. Tất cả mọi dạng tồn tại của sự sống đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học bí ẩn.

- Con người là đỉnh cao kỳ diệu của sự sống trên trái đất. Con người là động vật bậc cao có tình cảm, ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực. Tuy nhiên, cũng chính con người đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến Trái Đất bằng hành động khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi.

- Tình trạng của Trái Đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương. Câu hỏi Trái Đất có thể chịu đựng được đến bao giờ là câu hỏi nhân loại không thể làm ngơ.

Câu 2. Bức tranh minh họa làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?

Trả lời câu 2 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

- Bức tranh minh họa làm nổi bật những ý đã triển khai ở phần chữ, vốn được thâu tóm bằng đề mục “Trái Đất – nơi cư ngụ của muôn loài”.

- Trong tranh xuất hiện nhiều loài sinh vật sống trên mặt đất và dưới nước. Dù có nhiều chi tiết tả thực một số loài động – thực vật nhưng bức tranh chủ yếu mang tính cách điệu, biểu trưng, giúp người đọc có được sự hình dung bao quát về không gian tồn tại của vạn vật trên hành tinh chúng ta.

Câu 3. Vấn đề chính được đề cập trong phần 2 ("Vị thần hộ mệnh" của sự sống trên Trái Đất) là gì? Việc nói về vấn đề đó liên quan như thế nào đối với hướng triển khai của những nội dung khác ở các phần kế tiếp?

Trả lời câu 3 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

- Phần 2, tác giả nói về sự hiện diện của nước trên Trái Đất. Đây là phần có ý nghĩa quan trọng trong việc làm nổi bật mạch thông tin chính của văn bản:

+ Vừa làm sáng tỏ nhan đề văn bản (nếu muốn khẳng định Trái Đất là cái nôi của sự sống thì không thể bỏ qua việc chứng minh Trái Đất có tài nguyên nước dồi dào).

+ Vừa xác định hướng triển khai các phần kế tiếp (nói về tính đa dạng của sự sống nhờ có nước và nói về con người với tư cách là “đỉnh cao kì diệu của sự sống”)

- Như vậy, nếu thiếu phần 2, mối liên kết chặt chẽ giữa các phần và các yếu tố cấu tạo của văn bản sẽ bị phá vỡ.

Câu 4. Văn bản đã nói được đầy đủ về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất chưa? Em có thể bổ sung điều gì xung quanh vấn đề này?

Trả lời câu 4 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

- Bổ sung sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất:

+ động vật – thực vật

+ loài sống trên cạn – loài sống trên không – loài sốn dưới nước

+ màu sắc – hình dáng – khả năng thích nghi – trí thông minh, …

Câu 5. Bằng hiểu biết của mình, em hãy nêu thêm bằng chứng để khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất.

Trả lời câu 5 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

Khi Soạn bài Trái đất - cái nôi của sự sống em đã tìm thêm được những bằng chứng khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất:

- Khi khẳng định, con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống, tác giả đã xuất phát từ góc nhìn chủ quan của con người nói về chính mình.

- Điều khiến con người được xem là đỉnh cao kì diệu là:

+ Con người là động vật bậc cao, có não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực….

+ Bằng bàn tay lao động sáng tạo, con người đã cải tạo lại bộ mặt của Trái Đất, khiến cho nó “người” hơn, thân thiện hơn.

- Tuy nhiên sự sống trên Trái Đất sẽ kì diệu hơn nếu con người không khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng xấu.

Câu 6. Làm rõ lí do xuất hiện của câu hỏi "Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?" trong đoạn cuối của văn bản. Câu hỏi đó gợi lên trong em những suy nghĩ gì?

Trả lời câu 6 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

- Phần cuối của văn bản chứa đựng nỗi lo âu về tình trạng Trái Đất hiện nay.

+ Trước hết, người viết nói tới một số thảm họa do hành động “vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người” gây ra cho hành tinh này.

+ Tiếp theo, câu hỏi “Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?” xoáy sâu vào tình trạng Trái Đất hầu như đã huy động hết khả năng chịu đựng của mình trước những gì đã và đang diễn ra. Rõ ràng, “sức khỏe” của Trái Đất đang “có vấn đề”. Điều đó cũng có nghĩa là “ngôi nhà chung” mà chúng ta cư ngụ đang đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi mọi người phải thể hiện tinh thần trách nhiệm, không được khoanh tay đứng nhìn.

Câu 7. Từ việc đọc hiểu văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách đọc một văn bản thông tin?

Trả lời câu 7 trang 81 sgk Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

- Kinh nghiệm về cách đọc một văn bản thông tin:

+ Cần xác định đúng thông tin cơ bản của văn bản thông tin dựa vào nhan đề và phần sa-pô (nếu có)

+ Đánh giá hiệu quả của cách triển khai văn bản thông tin mà tác giả đã chọn.

+ Đánh giá tính chính xác và tính mới của văn bản, thông qua hệ thống ý, số liệu, hình ảnh, … đã được tác giả sử dụng.

Viết kết nối với đọc 

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về chủ đề: Để hành tinh xanh mãi xanh….

Bài viết tham khảo

Soi ngược vào những bức tranh phong cảnh đẹp đẽ của đất nước trong thơ ca, chúng ta mới thấy mảnh đất chúng ta đang sinh sống hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi những hậu quả của ô nhiễm môi trường: mùa thu se se lạnh của Hà Nội bị thay thế bởi cái nóng oi bức mà dai dẳng của mùa hạ, mực nước biển dâng cao gây lũ lụt làm thiệt hại cả về người và của, một số sinh vật tuyệt chủng vì mất nơi sinh sống, không ít người tử vong vì ô nhiễm nguồn nước và không khí,… Thật đáng buồn khi người đầu độc nhân loại và các sinh vật khác trên hành tinh lại được coi là bộ phận sở hữu những phát minh vĩ đại làm thay đổi nền văn minh trên Trái đất. Vì vậy, để hành tinh xanh mãi xanh, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi công dân trên hành tinh xanh này. Chúng ta phải cùng nhau chung tay thì mới có thể tạo ra tác động đủ lớn giúp đẩy lùi và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân và các sinh vật khác.

Thế thì mở sách ra mà chép ý !!!

Bây giờ mik lớp lớn rồi , ko có sách mà tra đâu !!!

10 tháng 5 2019

Nhưng trong sách không có, tra trên mạng hoài cũng không ra!!!!!

7 tháng 9 2018

Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

 

I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

 

1. Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi

Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc

     + Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước

     + Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.

⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm

b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.

- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:

     + “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”

     + “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”

c, Nhan đề thích hợp

- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh

- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:

     + Thầy Tuệ Tĩnh

     + Hết lòng vì người bệnh

     + Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu

d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:

- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh

- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ

     + Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh

     + Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn

     + Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh

Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc

LUYỆN TẬP

 

Bài 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Chủ đề truyện:

- Biểu dương sự trung thực, thẳng thắn không ham của cải vàng bạc của người lao động

- Phê phán, chế giễu thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại trong triều

- Sự việc tập trung làm nổi bật chủ đề:

     + Biểu dương việc: Một người nông dân tìm được viên ngọc quý muốn dâng nhà vua”

     + Người nông dân tố cáo sự tham lam của viên quan cận thần

- Phê phán: “ Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện… nếu không thì thôi!”

b, Ba phần của truyện:

- Mở bài : Câu đầu tiên

- Thân bài : từ “Ông ta” đến “hai mươi nhăm roi”

- Kết bài : phần còn lại

c, Truyện “Phần thưởng” giống với truyện “Tuệ Tĩnh” ở phần cấu tạo ba phần.

- Khác nhau ở chủ đề:

     + Chủ đề truyện Tuệ Tĩnh: Tấm lòng nhân từ của bậc lương y

     + Chủ đề truyện Phần Thưởng: Sự trung thực

d, Sự việc Thân bài thú vị ở chỗ:

- Phần thưởng mà người nông dân đề nghị “thưởng cho hạ thần năm mươi roi”

- Việc chia phần thưởng bất ngờ hơn, ngoài dự kiến của viên quan

Bài 2 (trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh:

     + Mở bài : Nêu thời gian, hoàn cảnh của sự việc được kể trong phần thân bài

     + Kết bài : Nêu kết quả của sự việc được kể trong phần thân bài

b, Mở bài

Nêu thời gian và hoàn cảnh của việc giặc Minh xâm lược, gây nhiều tội ác trên đất nước ta, từ đó, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần đánh giặc

- Kết bài: Kết thúc chuyện, lý giải tên gọi của Hồ Gươm.

Hok tốt .

# HarryNguyen #

7 tháng 9 2018

Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

I.Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.

1. Đọc bài văn sau đây để trả lời câu hỏi.

a. Nói lên y đức của người thầy thuốc: hết lòng cứu giúp người bệnh, không phân biệt địa vị sang hèn.

b. - Chủ đề của văn bản là ca ngợi lòng thương người của thầy thuốc Tuệ Tĩnh.

- Câu chủ đề được thẻ hiện trực tiếp qua câu văn sau:”Hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh”, "người ta cứu nhau lúc hoạn nạn nói chi ân huệ”.

c. - Nhan đề thứ ba là nhan đề thích hợp nhất bởi nó là chủ đề mang nội dụng bao quát nhất khi nói về thầy Tuệ Tĩnh.

- Có thể đặt tên khác cho văn bản trên như: Một lòng vì người bệnh.

d. Chức năng của các phần mở bài, thân bài, kết bài

- Mở bài: Giới thiệu về thầy Tuệ Tĩnh

- Thân bài: diễn biến việc Tuệ Tĩnh chữa bệnh cho người con nhà nông dân trước.

- Kết bài: kết thúc sự việc, sự việc tiếp sau đó.

II. Luyện tập.

Câu 1 (trang 46 Ngữ Văn 6 Tập 1):

a. - Chủ để:

- Ca ngợi sự thông minh tài trí :”Một người nông dân...dâng tiến cho nhà vua”.” Hạ thần...hai mươi nhăm roi”.

- Đồng thời phê phán chế giễu thói tham lam “Được tôi sẽ đưa anh vào...Một nửa phần thưởng của nhà vua”

- Dùng gậy đập lưng ông để tố cáo thói tham lam: “xin bệ hạ thưởng cho thần...mỗi người hai mươi nhăm roi” → sự việc tập thể hiện tập trung cho câu chủ đề.

b.- Mở bài: Câu đầu

- Thân bài: Đoạn giữa.

- Kết bài: Câu cuối.

c. Sự giống nhau và khác nhau giữa truyện thầy Tuệ Tĩnh và truyện Phần Thường.

Giống nhauKhác nhau
Cả hai truyện đều có bố cục 3 phần.Truyện thầy Tuệ TĩnhTruyện phần thưởng
MB: Nêu chủ đềNêu tình huống
Kịch tính: Phần đầu câu truyệnPhần cuối truyện
Kết bài: Tiếp diễn sự việc khác.Sự việc kết thúc

d. Sự thú vị của Thân bài:

- Phần thân bài thú vị ở việc người nông dân đề nghị phần thưởng, tạo bất ngờ, kịch tính cho câu chuyện.

Câu 2 (trang 46 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Tiêu chíSơn Tinh Thủy TinhSự tích Hồ Gươm
Mở bàiNêu tình huốngNêu tình huống
Kết bàiSự việc tiếp diễnSự việc kết thúc.

Cách ngắn hơn là trên nhé bn . Hok tốt .

# HarryNguyen #

14 tháng 9 2018

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?

* Nguyên nhân:

   Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm giận chúng đến từng xương tủy.

   Ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại nhưng lực lượng còn yếu nên nhiều lần bị thua.

   Đức Long Quân thấy vậy, quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc.

Câu 2: Lê Lợi đã nhận gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

* Cách Long Quân cho mượn gươm :

   Gươm thần không được Long Quân trao trực tiếp cho Lê Lợi mà trải qua nhiều bước:

- Lưỡi gươm lọt vào lưới đánh cá của lê Thận, Lê Thận gia nhập khởi nghĩa Lam Sơn. Một lần, Lê Lợi ghé qua nhà Lê Thận, lưỡi gươm gặp chủ tướng Lê Lợi sáng rực lên ha chữ “Thuận Thiên”.

- Trên đường bị giặc đuổi, Lê Lợi nhìn thấy ánh sáng lạ - chuôi gươm nạm ngọc ở ngọn cây đa đã lấy chuôi gươm mang về.

- Đem lưỡi gươm Lê Thận bắt ở dưới nước tra vào chuôi gươm mà mình lấy được ở gốc đa thì vừa như in.

* Ý nghĩa cách cho mượn: nói lên tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa.

- Cho ta thấy sức mạnh, khả năng cứu nước có ở khắp mọi miền Tổ quốc, từ miền sông nước cho đến miền núi, từ miền ngược đến miền xuôi đều cùng nhau đánh giặc.

- Sự đoàn kết nhất trí một lòng của nhân dân trong công cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm cũng như tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

- Ca ngợi người anh hùng Lê Lợi tài đức, đáng được gửi gắm niềm tin. Ngoài ra, Lê Lợi được chuôi gươm nói lên được vị trí minh chủ của mình trong nghĩa quân.

Câu 3: Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn.

   Từ khi có gươm thần, công cuộc đánh ngoại xâm có nhiều thay đổi: nhuệ khí tăng lên, thanh gươm thần tung hoành khắp nơi làm cho quân Minh bạt vía, uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi và đặc biệt, họ không phải trốn tránh như xưa mà chủ động, xông xáo đi tìm giặc để đánh.

Câu 4: Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào?

* Long Quân lấy lại gươm khi:

Đất nước đã sạch bóng quân xâm lược, Lê Lợi đã lên ngôi vua, dời đô về Thăng Long.

* Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra rất long trọng. Khi Lê Lợi đang đi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, đến giữa hồ Rùa Vàng nhô lê, vua thấy lưỡi gươm đeo bên mình động đậy. Rùa tiến đến vua đòi gươm: “Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân!”. Vua Lê trao gươm, Rùa Vàng đớp lấy và lặn xuống.

Câu 5: Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện “Sự tích Hồ Gươm”

- Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân, tính chất toàn dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Câu chuyện cũng ca ngợi người anh hùng Lê Lợi.

- Truyền thuyết giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm).

- Thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta.

Câu 6: Em còn biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng. Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?

- Truyền thuyết có hình ảnh Rùa Vàng là truyền thuyết “An Dương Vương”.

- Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân. Nhưng riêng “Sự tích Hồ Gươm”, Rùa Vàng còn có ý nghĩa đề cao, tạo thanh thế cho nghĩa quân Lam Sơn và củng cố uy thế của nhà Lê sau cuộc khởi nghĩa.

II. LUYỆN TẬP:

1. Đọc thêm.

2. Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?

   Tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng lúc là bởi vì đó là gươm thần (tượng trưng cho nghĩa quân chính nghĩa, nhân dân và có cả thần linh) nên không thể cho một cách đơn giản, mà phải vòng vèo, quanh co.

3. Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm – Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?

   Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ bị giới hạn . Bởi lúc này, Lê Lợi đã được lên làm vua và đang ở Thăng Long – thủ đô, trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước. Vì thế, việc trả gươm ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện hết được tư tưởng hòa bình và tinh thần cảnh giác của dân tộc ta.

4. Hãy nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên những truyền thuyết đã học:

* Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiên liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử được kể.

* Truyền thuyết đã học:

- Con Rồng cháu Tiên.

- Thánh Gióng.

- Bánh chưng, bánh giầy.

- Sơn Tinh, Thủy Tinh.

kb nha 

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

14 tháng 9 2018

bạn vào mạng xem nhé tớ đang bận lắm bạn nhớ k mình

bạn nhớ ka mình nha 

chúc bạn học tốt

20 tháng 1 2019

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau ở cực nam của tổ quốc

- Trình tự miêu tả của tác phẩm đi từ việc miêu tả chung, khái quát cảnh sông nước Cà Mau đến việc miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi tới cảnh chợ Năm Căn.

- Bố cục:

    + Đoạn 1 (từ đầu … lặng lẽ một màu xanh đơn điệu): Cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau

    + Đoạn 2 (tiếp theo … khói sóng ban mai): Đặc điểm về kênh rạch ở Cà Mau

    + Đoạn 3 (còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn

- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động

- Vị trí quan sát của người trên thuyền là vị trí thuận lợi vì thế các hình ảnh miêu tả hiện ra trong bài văn như những bức tranh hài hòa màu sắc.

Câu 2 ( trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những ấn tượng ban đầu của tác giả:

    + Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

    + Tất cả đều màu xanh

    + Âm thanh rì rào bất tận

    + Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

=> Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.

=> Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Qua cách đặt tên cho những vùng đất, những con sông, những con rạch vùng Cà Mau cho thấy tên gọi được đặt gần gũi, giản dị, xác thực với đặc điểm tự nhiên.

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

a, Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của con sông và rừng đước:

    + Nước đổ ra biển đêm ngày như thác

    + Con sông rộng hơn ngàn thước

    + Cây đước dựng cao ngất như hai dãi trường thành

    + Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống

b, Trong đoạn “ Thuyền chúng tôi chèo thoát khỏi kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn, có những động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về lần lượt chỉ hoạt động của con thuyền

    + Không nên thay đổi trật tự những từ đó trong câu bởi nó sẽ phá vỡ hành trình từ kênh ra sông rồi đổ ra dòng Năm Căn.

    + Thoát ra: diễn tả sự khó khăn mà con thuyền vượt qua phải vượt qua

    + Đổ ra: trạng thái con thuyền được dòng nước đưa ra sông lớn

    + Xuôi về: diễn rả trạng thái nhẹ nhàng, thư thái của con thuyền xuôi theo dòng nước.

c, Những từ ngữ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ

Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những chi tiết thể hiện sự đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Năm Căn:

- Túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy thuyền chài, những bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà ánh đèn măng sông chiếu rực…

- Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền có thể mua bán được đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là sự đông vui của người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau…

Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Cà Mau là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã qua lăng kính của Đoàn Giỏi vùng sông nước ấy như gần ngay trước mắt người đọc bức tranh sống động mà gam màu chủ đạo là “màu xanh lặng lẽ”. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Theo chân tác giả xuôi dòng kênh Bọ Mắt đổ ra kênh Cửa Lớn và ra sông Năm Căn, con nước nhiệt thành “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, cũng vì thế mà tôm cá trù phú và đời sống của con người cũng vì thế mà ồn ào hơn. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Tất cả được nhà văn kể và tả bằng một giọng văn lôi cuốn, hấp dẫn vừa khái quát, vừa tỉ mỉ.

Bài 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những con sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Cả, sông Vạc… Sông Đáy là một trong những con sông dài ở miền Bắc, nó chảy qua các tỉnh như Hà Nội, Hà Nam, Nam Đinh, Ninh Bình.

Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km với dân số trên lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy ước tính lên tới 8200 nghìn người, mật độ trung bình đạt 1003 người/ km2. Nơi đây là khu vực có dân cư, kinh tế xã hội phát triển liên tục từ lâu đời, cho tới nay vẫn là vùng kinh tế- xã hội phát triển nhất châu thổ đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, môi trường đất nước, không khí đang rơi vào tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái, cần có những biện pháp khắc phục.

hok tốt nnha

20 tháng 1 2019

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau ở cực nam của tổ quốc

- Trình tự miêu tả của tác phẩm đi từ việc miêu tả chung, khái quát cảnh sông nước Cà Mau đến việc miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi tới cảnh chợ Năm Căn.

- Bố cục:

    + Đoạn 1 (từ đầu … lặng lẽ một màu xanh đơn điệu): Cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau

    + Đoạn 2 (tiếp theo … khói sóng ban mai): Đặc điểm về kênh rạch ở Cà Mau

    + Đoạn 3 (còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn

- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động

- Vị trí quan sát của người trên thuyền là vị trí thuận lợi vì thế các hình ảnh miêu tả hiện ra trong bài văn như những bức tranh hài hòa màu sắc.

Câu 2 ( trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những ấn tượng ban đầu của tác giả:

    + Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

    + Tất cả đều màu xanh

    + Âm thanh rì rào bất tận

    + Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

=> Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.

=> Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Qua cách đặt tên cho những vùng đất, những con sông, những con rạch vùng Cà Mau cho thấy tên gọi được đặt gần gũi, giản dị, xác thực với đặc điểm tự nhiên.

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

a, Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của con sông và rừng đước:

    + Nước đổ ra biển đêm ngày như thác

    + Con sông rộng hơn ngàn thước

    + Cây đước dựng cao ngất như hai dãi trường thành

    + Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống

b, Trong đoạn “ Thuyền chúng tôi chèo thoát khỏi kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn, có những động từ: thoát qua, đổ ra, xuôi về lần lượt chỉ hoạt động của con thuyền

    + Không nên thay đổi trật tự những từ đó trong câu bởi nó sẽ phá vỡ hành trình từ kênh ra sông rồi đổ ra dòng Năm Căn.

    + Thoát ra: diễn tả sự khó khăn mà con thuyền vượt qua phải vượt qua

    + Đổ ra: trạng thái con thuyền được dòng nước đưa ra sông lớn

    + Xuôi về: diễn rả trạng thái nhẹ nhàng, thư thái của con thuyền xuôi theo dòng nước.

c, Những từ ngữ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ

Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những chi tiết thể hiện sự đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Năm Căn:

- Túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy thuyền chài, những bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà ánh đèn măng sông chiếu rực…

- Sự độc đáo của chợ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền có thể mua bán được đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Đây còn là sự đông vui của người bán vải, bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau…

Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Cà Mau là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã qua lăng kính của Đoàn Giỏi vùng sông nước ấy như gần ngay trước mắt người đọc bức tranh sống động mà gam màu chủ đạo là “màu xanh lặng lẽ”. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Theo chân tác giả xuôi dòng kênh Bọ Mắt đổ ra kênh Cửa Lớn và ra sông Năm Căn, con nước nhiệt thành “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, cũng vì thế mà tôm cá trù phú và đời sống của con người cũng vì thế mà ồn ào hơn. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Tất cả được nhà văn kể và tả bằng một giọng văn lôi cuốn, hấp dẫn vừa khái quát, vừa tỉ mỉ.

Bài 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Những con sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Cả, sông Vạc… Sông Đáy là một trong những con sông dài ở miền Bắc, nó chảy qua các tỉnh như Hà Nội, Hà Nam, Nam Đinh, Ninh Bình.

Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km với dân số trên lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy ước tính lên tới 8200 nghìn người, mật độ trung bình đạt 1003 người/ km2. Nơi đây là khu vực có dân cư, kinh tế xã hội phát triển liên tục từ lâu đời, cho tới nay vẫn là vùng kinh tế- xã hội phát triển nhất châu thổ đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, môi trường đất nước, không khí đang rơi vào tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái, cần có những biện pháp khắc phục.

23 tháng 10 2019

2 trang ?? Uầy, hack não à =))) Đó giờ còn chưa từng bị bắt phải viết 2 trang

1. 

- Giống nhau :

+ Đều thuộc bộ phận văn học dân gian.

+ Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

+ Có nhiều chi tiết ( mô tả ) giống nhau : Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những khả năng phi thường.

- Khác nhau :

+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện lịch sử được kể, được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật ( mặc dù có những chi tiết tưởng tượng kì ảo )

+ Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, mơ ước của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác,... Được cả người kể lẫn người nghe tin coi là không có thật ( mặc dù có những yếu tố thực tế )

 trong bài thơ “ Khúc hát rủ nhưng em bé lớn trên lưng mẹ” ,  Nguyễn Khoa Điềm có viết :          “ em cu Tai  Ngủ trên lưng mẹ ơi             Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ             Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội            Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng           Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi           Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối            Lần...
Đọc tiếp

 trong bài thơ “ Khúc hát rủ nhưng em bé lớn trên lưng mẹ” ,  Nguyễn Khoa Điềm có viết :

          “ em cu Tai  Ngủ trên lưng mẹ ơi 

            Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

             Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

            Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

           Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

           Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

            Lần đưa nôi và tim hát thành lời

             Lưng đưa nôi và tìm hát thành lời:

 

           - Ngủ ngoan a-cay ơi, Ngủ ngoan Akay hỡi

          Mẹ thương a-cay  , Mẹ thương bộ đội

         Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

            Mai sau con lớn vùng chay luôn Sân....

 A -Đoạn thơ trên có hai lời ruLời ru của mẹ và lời ru của tác giả. Hãy chỉ rõ

 Lời ru của mẹ và lời ru của tác giả. Hãy chỉ rõ

B- em hiểu được gì về cuộc sống, tình cảm và ước mơ của mẹ qua những lời hát ru 

 

 

 

3

 Trong bài thơ “ Khúc hát rủ nhưng em bé lớn trên lưng mẹ” ,  Nguyễn Khoa Điềm có viết :

          “ em cu Tai  Ngủ trên lưng mẹ ơi 

            Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

             Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

            Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

           Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

           Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

            Lần đưa nôi và tim hát thành lời

             Lưng đưa nôi và tìm hát thành lời:

           - Ngủ ngoan a-cay ơi, Ngủ ngoan Akay hỡi

          Mẹ thương a-cay  , Mẹ thương bộ đội

         Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

            Mai sau con lớn vùng chay luôn Sân....

 A -Đoạn thơ trên có hai lời ruLời ru của mẹ và lời ru của tác giả. Hãy chỉ rõ

 Lời ru của mẹ và lời ru của tác giả. Hãy chỉ rõ

B- em hiểu được gì về cuộc sống, tình cảm và ước mơ của mẹ qua những lời hát ru 

#giải:

A : Khổ 1 : từ "Em cu Tai .....->...hát thành lời " : lời ru của tác giả

Khổ 2 : còn lại : lời ru của mẹ 

B: 

 Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội

Câu thơ như lời ru êm ái chất chứa yêu thương. Tình cảm mẹ con vốn đã đẹp nay càng đẹp hơn bởi nó gắn liền với tình cảm lớn lao là tình thương bộ đội, tình yêu nước. Mẹ mong trong giấc ngủ, Cu Tai sẽ mơ giấc mơ của mẹ là có nhiều gạo thật ngon để nuôi bộ đội và Cu Tai sẽ lớn lẽn thật nhanh để giúp mẹ giã gạo nuôi quân:

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân…

Từ ước mơ có hạt gạo trắng ngần đến ước mơ mai sau con lớn vung chày lún sân đều chứa đựng niềm hi vọng cháy bỏng của người mẹ về đứa con sau này sẽ trở thành một thanh niên cường tráng, có ích cho nước, cho dân.

Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, có nhiều bài viết về chủ đề quê hương, đất nước. Lòng yêu nước thể hiện ở mỗi bài mỗi khác, tuỳ theo cảm hứng của tác giả, song mỗi bài là một nốt nhạc trong bản giao hưởng ngợi ca Tổ quốc và nhân dân anh hùng.

Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong chiến khu tây Thừa Thiên gian khổ và ác liệt thời chống Mĩ. Trong những ngày mưa bom bão đạn ấy, bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ đã ra đời.

Bài thơ kể về người mẹ dân tộc Tà-ôi vừa địu con trên lưng vừa giã gạo để nuôi bộ đội; tỉa bắp trên nương góp phần sản xuất lương thực cho kháng chiến và mơ ước sau này sẽ được thấy Bác Hồ, ước mong con mình khôn lớn được sống trong đất nước tự do. Qua đó, tác giả ca ngợi tình yêu con thiết tha, đằm thắm và tình yêu nước sâu nặng của bà mẹ Tà-ôi.

Bài thơ có 3 khúc ru, mỗi khúc đều mở đầu bằng câu:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Kết thúc là lời ru của mẹ được lặp lại ở mỗi đoạn:
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi.
Mẹ thương a-kay, mẹ thương...
Con mơ cho mẹ...
Mai sau con lớn...

Trong mỗi khúc hát ru đều có hình ảnh người mẹ với công việc vất vả cùng tình cảm, ước vọng đối với đứa con và quê hương đất nước.

Mở đầu bài thơ là tiếng ru thân thương, vỗ về của nhà thơ, đưa em bé vào giấc ngủ say nồng:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Trong lời ru đứa con chứa chan niềm thương mến sâu xa đối với người mẹ.

Hai câu thơ sau miêu tả người mẹ trong công việc giã gạo nuôi quân:

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ dội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

Nếu câu thơ trên tả thực thì câu thơ dưới thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng giữa mẹ và con. Tác giả vừa miêu tá công việc giã gạo nặng nhọc của người mẹ, vừa miêu tả giấc ngủ chập chờn, giấc ngủ nghiêng của cu Tai trên lưng mẹ. Dường như chú bé cũng thấy được nỗi vất vả và ý nghĩa đẹp đó trong việc làm của mẹ nên hơi thở em hoà cùng hơi thở mẹ và em cố ngủ ngoan cho mẹ yên lòng.

Nếu ai đà từng chứng kiến cảnh giã gạo bằng chày trong cối gỗ của đồng bào miền núi thì mới thấy hết sự vất vả khi biến hạt thóc thành hạt gạo trắng ngần. Nhà thơ đã chọn lựa những động tác tiêu biểu để miêu tả công việc giã gạo nặng nhọc và thế hiện tình mẹ con chân chất, sâu nặng của người mẹ miền núi. Cảnh tượng mộc mạc ấy đâ làm xúc động lòng người:

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

Khi mẹ giã gạo, cu Tai vẫn ngủ trên lưng. Trong giấc ngủ, em vẫn cảm nhận được mồ hôi của mẹ rơi trên má em nóng hổi, cảm nhận được sự vất vả và tình yêu con thiết tha của mẹ.

Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật so sánh: đôi vai mẹ gầy làm gối cho con, lưng mẹ đung đưa làm nôi ru con ngủ và nhịp tim của mẹ hát thành lời yêu thương tha thiết. Trong giấc ngủ, lúc nào Cu Tai cũng được ấp ủ tròng hơi thở và tình thương của mẹ, được nghe mẹ hát ru. Khổ thơ đã thể hiện được tình mẫu tử thắm thiết, thiêng liêng cùng công việc vất vả của người mẹ giã gạo để nuôi con, nuôi bộ đội Giải phóng.
Nếu khổ thơ đầu là lời ru của nhà thơ thì khổ thơ thứ hai là tiếng nói tâm tình của người mẹ:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội

Câu thơ như lời ru êm ái chất chứa yêu thương. Tình cảm mẹ con vốn đã đẹp nay càng đẹp hơn bởi nó gắn liền với tình cảm lớn lao là tình thương bộ đội, tình yêu nước. Mẹ mong trong giấc ngủ, Cu Tai sẽ mơ giấc mơ của mẹ là có nhiều gạo thật ngon để nuôi bộ đội và Cu Tai sẽ lớn lẽn thật nhanh để giúp mẹ giã gạo nuôi quân:

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân...

Từ ước mơ có hạt gạo trắng ngần đến ước mơ mai sau con lớn vung chày lún sân đều chứa đựng niềm hi vọng cháy bỏng của người mẹ về đứa con sau này sẽ trở thành một thanh niên cường tráng, có ích cho nước, cho dân.

Hình ảnh người mẹ trong cảnh tỉa bắp trên nương thật đẹp và cảm động:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-Lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

Vẫn là lời vỗ về của trái tim chan chứa thương yêu của nhà thơ, mong em bé ngủ ngon để mẹ yên tâm làm việc, nhưng ở khổ thơ này, cảm xúc da diết hơn thể hiện qua hình ảnh tương phản độc đáo: Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ. Núi thì lớn, nương bắp thì rộng mà sức mẹ có hạn. Mẹ cắm cúi, lom khom tỉa bắp, trên lưng mẹ con vẫn ngủ say. Câu thơ đã khắc sâu nổi vất vả khó nhọc của người mẹ vùng cao trong lao động sản xuất thời chống Mĩ.

Đối với những bà mẹ sớm hôm tần tảo nuôi con, dường như họ không biết mệt mỏi bởi đứa con là niềm hi vọng, là nguồn an ủi, động viên, tiếp thêm sức mạnh và nghị lực cho mẹ:

Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

Câu thơ lấp lánh nét đẹp cuộc đời và tình mẹ con. Biện pháp ẩn dụ trong những câu thơ này có nhiều ý nghĩa. Bắp trên nương tươi tốt nhờ ánh nắng mặt trời. Cu Tai cũng giống như mặt trời toả nắng sưởi ấm trái tim mẹ để mẹ sống tốt hơn, đẹp hơn cho đời. Em là mặt trời bé bỏng, thân yêu của mẹ.

Lời ru ở khúc ru này vẫn là tiếng nói tâm tình của người mẹ nhưng đã chứa đựng ước mơ lớn hơn:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói
Con mơ cho mẹ hát bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi...

Càng thương con, người mẹ lại càng thương bà con dân bản. Mẹ ước mơ về một ngày mai no ấm hạnh phúc, về sự trưởng thành và sức mạnh kì diệu của đứa con thân yêu.

Nếu ở hai đoạn thơ trước, tác giả miêu tả cảnh mẹ địu con trên lưng giã gạo nuôi bộ đội, địu con lên nương tỉa bắp thì ở đoạn thơ này là cảnh mẹ địu con cùng đi đánh giặc:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
Mẹ địu em đi để giành trận cuối

Sự lặp lại hai câu thơ “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi, Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ” đã tạo nên âm điệu ngân nga, thấm dần vào người đọc một cảm xúc thân thương. Con cùng mẹ băng suối, vượt ngàn, đạp rừng xông tới. Cả nhà, cả làng, cả nước cùng đánh giặc.

Nhịp thơ sôi nổi, thôi thúc như một hành khúc lên đường. Câu kết vẽ lên hình ảnh thật xúc động:

Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.

Lời thơ khẳng định ý chí chiến đấu mãnh liệt của bà mẹ Tà-ôi nói riêng và đồng bào miền tây Thừa Thiên Huế nói chung. Lúc này, mẹ và em cùng lên đường vào Trường Sơn đánh giặc, nơi có biêt bao khó khăn vất vả, nơi cái chết và sự sống chỉ cách nhau gang tấc.

Kết thúc bài thơ vẫn là lời hát ru và ước nguyện của mẹ:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người Tự do...

Điệp khúc: Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi, Mẹ thương a-kay..., Con mơ cho mẹ..., Mai sau con lớn... đã thể hiện khát vọng cháy bỏng trong lòng người mẹ. Mẹ mong ước cho con những điều thật thiết thực và cũng thật lớn lao, kì diệu:

Mai sau con lớn vung chày lún sân...,
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi
Mai sau con lớn làm người Tự do...

Khi giã gạo, mẹ mong con mơ cho mẹ hại gạo trắng ngần. Khi tỉa bắp trên nương, mẹ mong con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều. Khi chiến đấu, mẹ mong con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ trong ngày đất nước sạch bóng quận thù, Bắc-Nam thông nhất. Chính tình thương, đức hi sinh, lòng vị tha và nhân hậu cao cả của những người mẹ nghèo yêu nước ấy đã góp phần làm nên chiến thắng hôm nay.

Bài thơ ra đời năm 1971, trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến đấu chông Mĩ cứu nước nhưng đến nay nó vẫn còn giừ nguyên giá trị. Khúc hát ru đã được phổ nhạc, trở thành bài ca được nhiều người ưa thích. Tình yêu thương con của bà mẹ nghèo miền núi gắn liền với tình thương bộ đội, tình yêu làng bản, lòng kính yêu Bác Hồ và tình yêu đất nước.

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được đánh giá là một trong những bài thơ hay của thơ ca giai đoạn chống Mĩ cứu nước. Giờ đây, đọc lại bài thơ, người ta vẫn rưng rưng xúc động bởi tình cảm mộc mạc, chân thành cao đẹp của những người mẹ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ và oanh liệt của dân tộc ta. Tự hào thay, người mẹ Việt Nam!

Sau cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, Tổ quốc ta, nhân dân ta đã xây dựng biết bao tượng đài để ghi nhớ công ơn và ngợi ca những người mẹ Việt Nam anh hùng, Với Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã xây dựng thành công một tượng đài bằng ngôn ngữ về những người mẹ miền núi vô danh.

6 tháng 5 2019

cái ni lớp 3 học chứ lớp 6 gì

6 tháng 5 2019

Lớp 6 đó bn

Trả lời:

Đã so sánh chú bé Lượm loắt choắt như 1 caon chim chích. phép so sánh đó nhằm miêu tả điệu bộ ,hình tháng nhỏ bé, phong cách của 1 người lính nhỏ tuổi, qua đó bày tỏ thái độ yêu mến Lượm của tác giả.

hok tốt!!

24 tháng 4 2020

-Phép so sánh trong đoạn khiến cho câu thơ thêm phần sinh động và ngộ nghĩnh khiến chúng ta hình dung rõ đc nhân vật Lượm hồn nhiên, ngây thơ ,đáng yêu, nhanh nhẹn

-Đồng thời câu thơ "Nhảy tên đường vàng " cho  thấy đường vàng nơi đây là cánh đồng lúa- một trong những biểu tượng đặc trưng của quê hương làng quê Việt Nam

-Hình ảnh Lượm sinh động như 1 con chim chích dũng cảm, chân thật, tự nhiên, vui tươi, còn nhỏ đã nghĩ cho tương lai của nước nhà, đáng khen, xứng đáng để chúng ta học hỏi

Chúc bạn học tốt nha!!!

Viết 1 bài văn theo dàn ý dưới đây:Dàn bài:Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay, trực thăng, điện thoại thông minh, xe lội nước...Dàn bài cho bài trên:+Mở bài:Giới thiệu trận lũ khủng khiếp năm 2000 ở đồng bằng Sông Cửu Long do cuộc giao tranh của Sơn Tinh và Thủy Tinh.+Thân bài:- Kể cuộc tấn công...
Đọc tiếp

Viết 1 bài văn theo dàn ý dưới đây:

Dàn bài:Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay, trực thăng, điện thoại thông minh, xe lội nước...

Dàn bài cho bài trên:

+Mở bài:

Giới thiệu trận lũ khủng khiếp năm 2000 ở đồng bằng Sông Cửu Long do cuộc giao tranh của Sơn Tinh và Thủy Tinh.

+Thân bài:

- Kể cuộc tấn công của Thủy Tinh bằng vũ khí cũ nhưng vô cùng mạnh ( Mưa bão, lũ lụt, thiên tai...)

-Sơn Tinh huy động sức mạnh tổng hợp của vật lực, nhân lực, phương tiện, thông tin liên lạc...

    +Vật lực: Bê tông cốt xét, đá...

    +Nhân lực: Quân đội vũ trang, công an, nhân dân...

    +Phương tiện: Cần cẩu, máy xúc, máy ủi, mảy bay trực thăng, xe lội nước...

    +Thông tin liên lạc: Vô tuyến, truyền hình, điện thoại thông minh...

-Có sự quên góp của nhân dân mọi miền cho vùng bị lũ lụt.

-Kể sự hi sinh mất mát của nhiều người.

+Kết bài:

Một lần nữa Thủy Tinh phải đầu hàng trước Sơn Tinh.

AI GIÚP ĐƯỢC EM BÀI NÀY THÌ AI EM CŨNG SẼ CHO 1 LIKE NHÉ! =))
 

4
1 tháng 12 2018

Sơn Tinh đang dự cuộc họp nghe báo cáo về những hậu quả cũng như thiệt hại do cơn lũ gây ra thì có tin cấp báo: "Báo cáo Sơn Thần, một phần của đoạn đê xung yếu ngàn nước tràn vào thành phố đã bị vỡ, đề nghị ngài về ngay ạ". Thế là cơn lũ lại tràn về, dòng nước của Thủy Tinh. Sự quyết tâm gây lũ lụt của Thủy Tinh và ý chí quyết không để lũ lụt gây thiệt hại cho nhân dân của Sơn Tinh lại tạo nên trận chiến. Qua mấy ngàn năm phát triển, ngày nay họ đọ sức với nhau bằng máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động...

Sơn Tinh nghe tin vội điều máy bay trực thăng về nơi xảy ra sự cố. Ngồi trên máy bay nhìn đoạn đê xung yếu bị vỡ, mọi vật cứ nổi lềnh bềnh trên nước khiến ngài đau lòng. Và giữa dòng nước kia Thủy Tinh đang chỉ huy dâng nước lên phá vỡ hoàn toàn đoạn đê, Sơn Tinh cho máy bay hạ xuống. Sơn Tinh dùng điện thoại di động gọi cho chỉ huy hạm đội phụ trách việc cứu trợ đồng bào. Sơn Tinh nói:

-  Hạm đội một nghe rõ trả lời, anh đã cứu hết được nhân dân từ những nơi cơn lũ đang đi qua chưa?

Vị chỉ huy trưởng lúng túng:

-   Dạ thưa, cơn lũ mạnh quá xuồng của chúng em không tiếp cận được, chúng em đang cố hết sức có thể.

Vẻ mặt lo âu trên khuôn mặt Sơn Tinh lộ rõ. Thủy Tinh đang đứng trên xe lội nước để ra giữa dòng lũ chiến đấu với Sơn Tinh. Đứng giữa dòng lũ, Thủy Tinh tự đắc nói:

-    Sơn Tinh kia, lần này thì ngươi sẽ phải nhận lấy thất bại. Với đội quân hùng hậu của la, ta sẽ làm cho tất cả nơi đây chìm trong biển nước và ta sẽ có được Mị Nương.

Lời nói của Thủy Tinh không làm giảm đi ý chí của Sơn Tinh. Sơn Tinh cho điều các máy xúc, máy ủi tới đem theo những bao tải cát để ngăn chặn dòng lũ.

Hàng nghìn bao tải cát đã được đem tới. Hàng ngàn người đang xếp từng bao tải cát để hàn lại đoạn đê bị vỡ. Nhưng không ngờ, tưởng rằng dòng lũ đã được ngăn chặn lại bị Thủy Tinh dồn hết nội lực tấn công vào đoạn đê xung yếu nhất. Có lẽ những bao tải cát kia chưa phải là một trở ngại quá khó khăn đối với Thủy Tinh; đoạn đê lại bị vỡ. Những tiếng cười đắc chí vang lên từ phía quân của Thủy Tinh cùng với tiếng nước ồ ồ đổ vào vùng dân cư ở phía trong đê. Đồ đạc, những dụng cụ gia đình đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Mấy xác gà, chó trôi xuôi. Trời đã quá trưa nhưng Sơn Tinh vẫn không nuốt nổi một hạt cơm. Sự khổ cực khốn đốn của nhân dân và nét mặt ngạo nghễ của Thần Nước như những lưỡi dao đâm vào tim gan chàng. Có điện báo từ nơi cứu hộ đồng bào:

Thưa ngài, chúng em đã dùng xuồng, ca nô cứu được nhiều người nhưng vẫn còn có người bị mắc kẹt trên nóc nhà, họ đang bị đói.

Nghe thấy vậy, Sơn Tinh liền điều một máy bay phản lực đem theo lương thực, thuốc men tới để cứu đói và cũng ngăn chặn nguồn bệnh phát sinh.

Nước lũ mỗi ngày một dâng cao. Gió ào ào, mưa tầm tã, cây cối ngả nghiêng, có nhiều cây cổ thụ đã bị đổ, các tuyến đường giao thông chìm trong biển nước, nhiều vùng dân cư bị cô lập. Một ngày trôi qua mà vẫn không có kết quả gì chuyển biến. Sơn Tinh đã thức suốt đêm để xem xét tình hình khi cơn lũ lên cao kịp đối phó. Sáng sớm hôm sau, cùng Sơn Tinh đối phó với dòng lũ còn có những quan chức tối cao của Chính phủ, ai cũng đau đầu một điều mong dòng lũ rút sớm để cuộc sống của nhân dân được bình yên. Sơn Tinh điều thêm máy xục hút nước từ đoạn đê vỡ bơm ra sông Hồng, sông Nhuệ. Xe chở xi măng cốt thép được điều tới. Lợi dụng cơ hội Thủy Tinh đang đắc ý mở tiệc ăn mừng, Sơn Tinh cho quân đổ xi măng hàn khẩn quãng đê vỡ. Vì mừng rỡ quá sớm, tưởng rằng Sơn Tinh đã chịu thua, Thủy Tinh thả sức ăn uống đấn nỗi say mềm không còn biết điều gì. Khi Thủy Tinh tỉnh dậy ra xem thì đoạn đê mới đã chặn dòng lũ, nhiều trạm bơm hoạt động suốt ngày đêm trên nhiều tuyến sông, cuộc sống của nhân dân đã gần trở lại bình thường. Mọi sự tức giận của Thủy Tinh được dồn hết vào sự tấn công đoạn đê mới vỡ nhưng không được. Một lần nữa Thủy Tinh quay cuồng trong thất vọng. Đây chắc lần thua đau đớn nhất của Thủy Tinh, tưởng mình đã nắm chắc phần thắng mà lại chịu thất bại. Mọi người vui mừng ôm lấy Sơn Tinh, dù ngày xưa hay ngày nay với những công cụ hiện đại thì người thua vẫn là Thủy Tinh.

Vậy là mùa bão lụt của năm nay đã đi qua, nhân dân lại được sống yên bình. Với những máy móc khoa học kỹ thuật, Sơn Tinh lại một lần nữa chiến thắng. Em mong rằng năm sau, nhiều năm nữa Thủy Tinh sẽ không dâng nước đánh Sơn Tinh để nhân dân khỏi phải chịu khổ dù Sơn Tinh ở thời đại nào cũng vẫn là một người anh hùng .

 
1 tháng 12 2018

Sơn Tinh đang dự cuộc họp nghe báo cáo về những hậu quả cũng như thiệt hại do cơn lũ gây ra thì có tin cấp báo: "Báo cáo Sơn Thần, một phần của đoạn đê xung yếu ngàn nước tràn vào thành phố đã bị vỡ, đề nghị ngài về ngay ạ". Thế là cơn lũ lại tràn về, dòng nước của Thủy Tinh. Sự quyết tâm gây lũ lụt của Thủy Tinh và ý chí quyết không để lũ lụt gây thiệt hại cho nhân dân của Sơn Tinh lại tạo nên trận chiến. Qua mấy ngàn năm phát triển, ngày nay họ đọ sức với nhau bằng máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động...

Sơn Tinh nghe tin vội điều máy bay trực thăng về nơi xảy ra sự cố. Ngồi trên máy bay nhìn đoạn đê xung yếu bị vỡ, mọi vật cứ nổi lềnh bềnh trên nước khiến ngài đau lòng. Và giữa dòng nước kia Thủy Tinh đang chỉ huy dâng nước lên phá vỡ hoàn toàn đoạn đê, Sơn Tinh cho máy bay hạ xuống. Sơn Tinh dùng điện thoại di động gọi cho chỉ huy hạm đội phụ trách việc cứu trợ đồng bào. Sơn Tinh nói:

-  Hạm đội một nghe rõ trả lời, anh đã cứu hết được nhân dân từ những nơi cơn lũ đang đi qua chưa?

Vị chỉ huy trưởng lúng túng:

-   Dạ thưa, cơn lũ mạnh quá xuồng của chúng em không tiếp cận được, chúng em đang cố hết sức có thể.

Vẻ mặt lo âu trên khuôn mặt Sơn Tinh lộ rõ. Thủy Tinh đang đứng trên xe lội nước để ra giữa dòng lũ chiến đấu với Sơn Tinh. Đứng giữa dòng lũ, Thủy Tinh tự đắc nói:

-    Sơn Tinh kia, lần này thì ngươi sẽ phải nhận lấy thất bại. Với đội quân hùng hậu của la, ta sẽ làm cho tất cả nơi đây chìm trong biển nước và ta sẽ có được Mị Nương.

Lời nói của Thủy Tinh không làm giảm đi ý chí của Sơn Tinh. Sơn Tinh cho điều các máy xúc, máy ủi tới đem theo những bao tải cát để ngăn chặn dòng lũ.

Hàng nghìn bao tải cát đã được đem tới. Hàng ngàn người đang xếp từng bao tải cát để hàn lại đoạn đê bị vỡ. Nhưng không ngờ, tưởng rằng dòng lũ đã được ngăn chặn lại bị Thủy Tinh dồn hết nội lực tấn công vào đoạn đê xung yếu nhất. Có lẽ những bao tải cát kia chưa phải là một trở ngại quá khó khăn đối với Thủy Tinh; đoạn đê lại bị vỡ. Những tiếng cười đắc chí vang lên từ phía quân của Thủy Tinh cùng với tiếng nước ồ ồ đổ vào vùng dân cư ở phía trong đê. Đồ đạc, những dụng cụ gia đình đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Mấy xác gà, chó trôi xuôi. Trời đã quá trưa nhưng Sơn Tinh vẫn không nuốt nổi một hạt cơm. Sự khổ cực khốn đốn của nhân dân và nét mặt ngạo nghễ của Thần Nước như những lưỡi dao đâm vào tim gan chàng. Có điện báo từ nơi cứu hộ đồng bào:

Thưa ngài, chúng em đã dùng xuồng, ca nô cứu được nhiều người nhưng vẫn còn có người bị mắc kẹt trên nóc nhà, họ đang bị đói.

Nghe thấy vậy, Sơn Tinh liền điều một máy bay phản lực đem theo lương thực, thuốc men tới để cứu đói và cũng ngăn chặn nguồn bệnh phát sinh.

Nước lũ mỗi ngày một dâng cao. Gió ào ào, mưa tầm tã, cây cối ngả nghiêng, có nhiều cây cổ thụ đã bị đổ, các tuyến đường giao thông chìm trong biển nước, nhiều vùng dân cư bị cô lập. Một ngày trôi qua mà vẫn không có kết quả gì chuyển biến. Sơn Tinh đã thức suốt đêm để xem xét tình hình khi cơn lũ lên cao kịp đối phó. Sáng sớm hôm sau, cùng Sơn Tinh đối phó với dòng lũ còn có những quan chức tối cao của Chính phủ, ai cũng đau đầu một điều mong dòng lũ rút sớm để cuộc sống của nhân dân được bình yên. Sơn Tinh điều thêm máy xục hút nước từ đoạn đê vỡ bơm ra sông Hồng, sông Nhuệ. Xe chở xi măng cốt thép được điều tới. Lợi dụng cơ hội Thủy Tinh đang đắc ý mở tiệc ăn mừng, Sơn Tinh cho quân đổ xi măng hàn khẩn quãng đê vỡ. Vì mừng rỡ quá sớm, tưởng rằng Sơn Tinh đã chịu thua, Thủy Tinh thả sức ăn uống đấn nỗi say mềm không còn biết điều gì. Khi Thủy Tinh tỉnh dậy ra xem thì đoạn đê mới đã chặn dòng lũ, nhiều trạm bơm hoạt động suốt ngày đêm trên nhiều tuyến sông, cuộc sống của nhân dân đã gần trở lại bình thường. Mọi sự tức giận của Thủy Tinh được dồn hết vào sự tấn công đoạn đê mới vỡ nhưng không được. Một lần nữa Thủy Tinh quay cuồng trong thất vọng. Đây chắc lần thua đau đớn nhất của Thủy Tinh, tưởng mình đã nắm chắc phần thắng mà lại chịu thất bại. Mọi người vui mừng ôm lấy Sơn Tinh, dù ngày xưa hay ngày nay với những công cụ hiện đại thì người thua vẫn là Thủy Tinh.

Vậy là mùa bão lụt của năm nay đã đi qua, nhân dân lại được sống yên bình. Với những máy móc khoa học kỹ thuật, Sơn Tinh lại một lần nữa chiến thắng. Tôi mong rằng năm sau, nhiều năm nữa Thủy Tinh sẽ không dâng nước đánh Sơn Tinh để nhân dân khỏi phải chịu khổ dù Sơn Tinh ở thời đại nào cũng vẫn là một người anh hùng.